Kẹt ở hoang đảo vì dịch khi đang chinh phục 14.000 km bờ biển nước Anh
Sau gần 3 năm, Christian Lewis cùng vật nuôi chinh phục gần 1.000 hòn đảo lớn nhỏ tại Anh quốc, trước khi mắc kẹt ở một hoang đảo vì dịch Covid-19.
Xuất phát từ Swansea, Christian Lewis dành gần 3 năm đi bộ hơn 14.000 km dọc bờ biển nước Anh cùng với bạn đồng hành là cô chó Jet. Hành trang dành cho chuyến đi này chỉ vỏn vẹn 12 USD.
Tháng 3 vừa qua, Lewis đặt chân với quần đảo Shetland xa xôi của Scotland đúng lúc Vương quốc Anh quyết định phong tỏa toàn quốc. Điều này đẩy anh vào một tình huống đầy khó khăn. Những gì anh có trong tay là một chiếc lều mỏng manh để tồn tại trên hòn đảo lộng gió nhất nước Anh.
Hoang đảo Hildasay. Ảnh: Chris Walks The UK.
May mắn thay, những người dân nơi đây giúp Lewis tìm một căn nhà nhỏ trên đảo Hildasay (thuộc quần đảo Shetland) để anh có thể tạm trú. Diện tích đảo chưa đầy 1.300 km2 và gần như không có người ở kể từ cuối thế kỷ 19.
Ngôi nhà trên hoang đảo này không có gas hay điện, thay vào đó là bếp củi. Ngoài ra, nó cũng chắn gió hiệu quả hơn nhiều so với túp lều của Lewis.
Anh cảm thấy thật may mắn vì không chì được giúp đỡ vô điều kiện, mà còn tìm được nơi trú ẩn hoàn hảo trong thời điểm dịch bệnh lan rộng trên thế giới. Anh nói: “Thật tuyệt vời. Xung quanh ngôi nhà chỉ có vài con cừu cùng với chim chóc”.
Lewis được tiếp tế nước ngọt và thực phẩm từ một ngư dân địa phương có tên Victor. Thỉnh thoảng anh cũng chủ động đi thuyền tới hòn đảo lớn nhất Shetland để lấy nhu yếu phẩm khác.
Căn nhà tránh gió của Lewis được người dân cho mượn. Ảnh: Chris Walks The UK.
Video đang HOT
“Chỉ mất khoảng nửa tiếng là tôi được tới lục địa Shetland rồi. Tuy nhiên, quãng đường biển đó không dễ đi chút nào. Vì vậy, tôi phải lựa chọn ngày đẹp trời nhất và mặt biển yên lặng để dễ dàng di chuyển”, anh nói.
Lewis cho biết việc phải ở lại trên hoang đảo Hildasay do dịch Covid-19 không làm anh nản chí. Ngay khi đại dịch được kiểm soát và Anh dỡ lệnh phong tỏa, anh sẽ tiếp tục hành trình của mình.
Ngày 1/8/2017, chuyến đi chinh phục toàn bộ bờ biển nước Anh của Lewis bắt đầu. Anh xuất phát từ bãi biển Llangennith ở Swansea đi về phía tây Scotland.
Sau gần 3 năm, Lewis đã đi qua gần 1.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có phần lớn quần đảo Shetland. Nếu không phải hoãn lại vì dịch Covid-19, anh có lẽ đã khám phá toàn bộ quần đảo đó.
“Trước khi bắt đầu chuyến đi, tôi thực sự mệt mỏi bởi chứng trầm cảm và lo âu kéo dài. Tôi hiểu rằng bản thân phải thay đổi. Do đó, tôi quyết định thu xếp đồ đạc và lên đường đi dọc bờ biển nước Anh”, anh chia sẻ.
Lewis cùng bạn đồng hành là cô chó Jet. Ảnh: Chris Walks The UK.
Lương thực chủ yếu của Lewis đến từ việc câu cá và hái rau cỏ dọc đường đi. Đôi khi, anh cũng nhận được sự giúp đỡ của một số người theo dõi chuyến đi của anh qua trang Facebook Chris Walks UK hoặc tài khoản Twitter cá nhân.
Anh nói: “Tôi càng đi xa thì càng có nhiều người quan tâm đến chuyến đi. Và họ muốn giúp đỡ tôi và Jet bằng nhiều cách nhất có thể, trong đó có hỗ trợ nhu yếu phẩm. Thật tuyệt vời khi thấy lòng hảo tâm của mọi người dành cho chúng tôi. Hồi mới bắt đầu hành trình, tôi cứ nghĩ mình sẽ phải ăn bọ thay cơm cơ”.
Ban đầu, Lewis dự định hoàn thành chuyến đi trong vòng 2 năm nhưng trên thực tế, nó lại kéo dài hơn. Anh cho biết vào mùa đông, nhiều hòn đảo rất khó để anh có thể đi lại. Tuy nhiên, cô chó Jet, vật nuôi anh cưu mang trên đường đi, lại vui vẻ chạy nhảy bất chấp mọi địa hình.
Hồng Chang
Michu và những ngôi sao một mùa tại Premier League
Premier League được biết đến là giải đấu khắc nghiệt bậc nhất thế giới. Tại đây, nhiều ngôi sao chỉ có thể thăng hoa trong một mùa giải rồi sau đó nhanh chóng vụt tắt.
Roque Santa Cruz (Blackburn Rovers, 2007/08): Trong mùa giải đầu tiên thi đấu tại Premier League trong màu áo Blackburn, tiền đạo người Paragoay ra sân 37 trận và ghi tới 19 bàn thắng cùng 7 đường kiến tạo. Những đóng góp của anh giúp Blackburn cán đích ở vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng. Năm 2009, Santa Cruz chuyển sang Man City nhưng gần như không để lại bất kỳ dấu ấn nào.
Amr Zaki (Wigan, 2008/09): Cầu thủ người Ai Cập đến với Wigan dưới dạng cho mượn ở mùa giải 2008/09. Anh ghi 5 bàn trong 6 trận đấu đầu tiên. Tuy nhiên, kể từ lúc trở về sau khi cùng tuyển Ai Cập làm nhiệm vụ quốc tế, Amr Zaki đã đánh mất tất cả. Chính HLV Steve Bruce cũng đã chỉ trích anh vì cầu thủ này từ chối trở lại tập trung cùng Wigan. Sau màn trình diễn ấn tượng ở mùa giải 2008/09, Zaki đã chìm vào quên lãng.
Andy Johnson (Crystal Palace, 2008/09): Tiền đạo người Anh ghi tới 21 bàn sau 37 trận cho đội chủ sân Selhurst Park, thành tích này chỉ kém tiền đạo Thierry Henry của Arsenal. Sau mùa giải thăng hoa này, Johnson tiếp tục chinh chiến ở Premier League trong màu áo Everton, Fullham và QPR nhưng không gặt hái được thành công. Anh trở lại Crystal Palace năm 2014 và đang là đại sứ của đội bóng này.
Marcus Steward (Ipswich Town, 2000/01): Trong mùa giải 2000/01, Steward nổ súng tới 19 lần sau 34 lần ra sân ở Premier League. Thời điểm đó, anh là một trong những tiền đạo nguy hiểm nhất giải đấu. Năm 2002, anh chuyển sang Sunderland nhưng không thể tái hiện phong độ như thời còn khoác áo Ipswich và giải nghệ trong âm thầm năm 2011.
Michu (Swansea, 2012/13): Michu và Swansea là hiện tượng thú vị của Premier League mùa giải đó. Anh ghi 18 bàn và giúp đội bóng xứ Wales giành vị trí thứ 9 trên bảng xếp hạng. Với những đóng góp của Michu, Swansea lần đầu tiên giành League Cup. Tuy nhiên, ở những mùa giải sau, Michu liên tục dính chấn thương và đánh mất phong độ. Hiện tại, cầu thủ người Tây Ban Nha đã giải nghệ.
Papiss Cisse (Newcastle, 2011/12): Tiền đạo người Senegal đến Newcastle từ kỳ chuyển nhượng mùa đông 2011. Trong nửa cuối mùa giải, anh ghi tới 13 bàn sau 14 trận ra sân cho "Chích chòe" và trở thành đối tác ăn ý của Demba Ba trên hàng công. Tuy nhiên, đó là tất cả những gì Cisse làm được tại Premier League. Anh trụ lại Newcastle thêm 4 mùa giải trước khi chuyển sang Trung Quốc thi đấu.
Ashamoah Gyan (Sunderland, 2010/11): Sau thành công tại World Cup 2010 cùng đội tuyển Ghana, Gyan chuyển đến Premier League và nhanh chóng trở thành đầu tàu của Sunderland. Trong mùa giải 2010/11, anh thi đấu nổi bật, ghi được 10 bàn sau 31 trận ra sân. Tuy nhiên, ở mùa giải tiếp theo, tiền đạo này chỉ ra sân 3 trận trước khi chuyển sang chơi cho Al Ain tại UAE.
Benni McCarthy (Blackburn Rovers, 2006/07): Cầu thủ người Nam Phi từng tạo nên cơn sốt khi ghi tới 18 bàn và 1 kiến tạo sau 36 trận cho Blackburn. Sau mùa giải này, McCarthy đánh mất phong độ và chuyển sang các đội bóng khác như West Ham hay Orlando Pirates ở giải VĐQG Nam Phi nhưng cũng không thành công.
Michael Ricketts (Bolton Wanderers, 2001/02): Tiền đạo người Anh tỏa sáng rực rỡ với 13 bàn sau 37 trận tại Premier League. Với phong độ ấn tượng này, Ricketts còn được triệu tập lên đội tuyển Anh và có 1 lần khoác áo Tam Sư nhưng không để lại bất cứ dấu ấn nào.
Benjamin (Portsmouth, 2007/08): Chỉ sau 23 trận, tiền đạo người Jamaica ghi đến 12 bàn và có 2 đường kiến tạo cho Portsmouth. Màn trình diễn này giúp anh được Man City chú ý và chiêu mộ với mức giá 4 triệu bảng vào tháng 2/2008. Tuy nhiên, tại sân City of Manchester, Benjamin mất hút và không thể tìm lại phong độ đỉnh cao.
Linh Hoàng
Phong độ của những tân binh MU mùa này Tiền vệ người Bồ Đào Nha Bruno Fernandes chính là cầu thủ nổi bật nhất khi chuyển đến MU ở mùa giải này. Anh thậm chí mới gia nhập "Quỷ đỏ" trong kỳ chuyển nhượng đầu năm 2020. Anh trở thành hậu vệ đắt nhất thế giới sau khi MU trả 80 triệu bảng cho Leicester City trong kỳ chuyển nhượng mùa hè...