Kết nối và lan tỏa tinh thần hiếu học
Xem mỗi gia đình, dòng họ là một mô hình khuyến học, khuyến tài góp phần xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời, Hội Khuyến học huyện Phú Tân luôn coi trọng và đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng “Gia đình học tập, dòng họ học tập”.
Năm 2019, Hội Khuyến học huyện Phú Tân tổ chức hội nghị tuyên dương gia đình học tập, dòng họ học tập lần III (giai đoạn 2013-2018). Toàn huyện có 27.430 gia đình học tập (tỷ lệ 51,6%); 15 dòng họ học tập (tỷ lệ 51,72%); 527 tổ tự quản khuyến học và 269 Chi, Ban Khuyến học cơ sở, với trên 36.000 hội viên. Cũng trong giai đoạn này, các cấp hội khuyến học đã vận động tiền và hiện vật trên 8 tỷ đồng, hỗ trợ cho trên 14.300 học sinh nghèo, cận nghèo vượt khó.
Theo Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Phú Tân Huỳnh Thị Thể Phượng, phong trào xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập phát triển và tăng theo từng năm. Được khơi dậy truyền thống hiếu học sẵn có, trên địa bàn huyện ngày càng xuất hiện nhiều gia đình, dòng họ, khu dân cư hiếu học tiêu biểu, xứng đáng là tấm gương điển hình cho gia đình, dòng họ khác noi theo. Hàng năm, Hội Khuyến học cơ sở còn tổ chức biểu dương từ 3-5 gia đình và dòng họ tiêu biểu. Nhiều gia đình học tập, dòng họ học tập ban đầu tổ chức mang tính tự phát, dần nâng lên xây dựng mô hình hoàn chỉnh, con cháu học hành thành đạt, thơm danh trong xóm làng địa phương. Tùy đặc điểm, điều kiện, mỗi gia đình có cách phấn đấu riêng, nhưng tương đồng ở tư tưởng lấy sự học làm cứu cánh, đặt tinh thần “Nhân bất học bất tri lý” lên hàng đầu.
Tuyên dương dòng họ, gia đình học tập tiêu biểu
Video đang HOT
Hàng ngàn gia đình tiêu biểu đã khắc phục khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống, cần cù lao động để tạo điều kiện và đầu tư cho con ăn học thành đạt. Ông Nguyễn Thanh Hoàng (xã Long Hòa) ra riêng với tài sản là căn nhà “ọp ẹp”, không có đất sản xuất, không có nghề nghiệp ổn định. Hàng ngày, ông làm nghề hớt tóc dạo, trong khi vợ bán bánh dạo để hợp sức nuôi 6 đứa con. Có lúc thiếu ăn, các con lớn xin ông bà nghỉ học để làm việc phụ giúp nhưng ông không cho phép mà càng khuyên nhủ, đầu tư để từng đứa học ra trường có việc làm rồi quay lại dìu dắt các em. 6 người con của ông Hoàng đều tốt nghiệp đại học, thành đạt trong xã hội. Nhiều năm qua, ông còn vận động các con góp tiền mua học phẩm giúp đỡ học sinh nghèo trong xã.
Còn tại xã Tân Hòa, gia đình ông Trương Ngọc Đảnh dựa vào 3 công đất vừa làm ruộng, vừa làm rẫy vun đắp ý chí ham học của 5 con gái. Các con của ông đều tốt nghiệp đại học sư phạm và công nghệ thông tin, trong đó có 1 người là thạc sĩ văn học. Ở tuổi 70, ông bà rất mãn nguyện với công sức mình bỏ ra. Xong phần việc nhà, ông bà tham gia làm từ thiện ở nhà thuốc nam và vận động phụ huynh học sinh tạo điều kiện cho con cái đến trường, ngăn dòng bỏ học.
Đối với dòng họ học tập, các chủ tộc luôn quan tâm chăm lo gia đình, đôn đốc mọi người tham gia học tập thường xuyên, tạo quỹ khuyến học để khen thưởng cho con cháu và giúp đỡ công tác khuyến học ở địa phương. Dòng họ Ngô (xã Phú Thọ), dòng họ Nguyễn (xã Phú Bình), dòng họ Đặng (xã Phú Hưng), dòng họ Phan (xã Hiệp Xương) là các điển hình tiêu biểu phát huy truyền thống và không ngừng hun đúc tinh thần hiếu học cho con cháu. Trong các dòng họ khuyến học ở huyện cù lao, dòng họ Đoàn Thanh Quan (xã Bình Thạnh Đông) có 36 gia đình học tập với 135 thành viên. Nhiều con cháu trong dòng họ đã thành đạt và vị thế xã hội: 5 bậc xuất gia đạt “Gương sáng học Phật, tu nhân, tốt đời đẹp đạo”; 2 tiến sĩ, 3 thạc sĩ; còn lại học đại học, cao đẳng và các cháu đang học phổ thông. Theo tinh thần “kết nối dòng họ, vun đắp hiền tài, phát triển tương lai”, hàng năm dòng họ Đoàn tổ chức tuyên dương khen thưởng cho con cháu, đồng thời trích quỹ khuyến học dòng họ hỗ trợ các địa phương lân cận, giúp đỡ bà con nghèo, bỏ tiền xây cầu nông thôn…
Yếu tố nền tảng và vững chắc nhất bao giờ cũng xuất phát từ mỗi gia đình, dòng họ. Cốt lõi này đã được Hội Khuyến học huyện Phú Tân khơi dậy và không ngừng phát triển. Trong còn nhiều khó khăn, nhưng những năm qua Phú Tân vẫn tự hào đã kết nối, đào tạo nhiều thế hệ nhân tài phục vụ cho quê hương.
MỸ HẠNH
Theo baoangiang
Tích cực xây dựng xã hội học tập vì mục tiêu phát triển toàn diện
Xây dựng xã hội học tập (XHHT) là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần gắn kết và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giúp người dân vươn lên làm giàu chính đáng.
Học tập và học tập suốt đời góp phần phát triển quê hương, đất nước
Ngày nay, để xây dựng XHHT, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của các cấp chính quyền địa phương, sự tham gia tích cực của ngành giáo dục và đào tạo, Hội Khuyên học, sự phối hợp chặt chẽ của các thành viên trong hệ thống chính trị, các tổ chức và lực lượng xã hội là điều rất quan trọng, góp phần xây dựng XHHT trong toàn thể nhân dân. Ở tỉnh ta, lãnh đạo địa phương, các ngành, các cấp xác định xây dựng XHHT là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, tạo điều kiện cho người dân sống tốt và hạnh phúc hơn, phát huy mọi khả năng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Người dân có cơ hội được học tập suốt đời, học tập để làm người công dân tốt, có tay nghề lao động với hiệu quả ngày càng ao, góp phần phát triển quê hương đất nước. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động khu vực nông thôn là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, góp phần ổn định đời sống, giảm nghèo bền vững, giúp chuyển dịch cơ cấu lao động và phát triển nguồn nhân lực.
Đến nay, toàn tỉnh đã công nhận 247.567 Gia đình học tập (đạt tỷ lệ 45,69% so với hộ gia đình toàn tỉnh), công nhận 581 Dòng họ học tập, 506 đơn vị học tập và 1.017 các khóm, ấp đạt danh hiệu cộng đồng học tập. Có thể xem, xây dựng XHHT là dựa trên nền tảng phát triển, đồng thời gắn kết và liên thông giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên; đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời ở ngoài nhà trường, đặc biệt ưu tiên các đối tượng chính sách, người dân tộc, phụ nữ, người thiệt thòi. Trong XHHT, mọi cá nhân có trách nhiệm học tập thường xuyên, học tâp suốt đời, tận dụng mọi cơ hội học tập để làm người công dân tốt, có tay nghề, lao động với nâng suất và hiệu quả ngày càng cao.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục (PCGD) mầm non cho trẻ 5 tuổi: 155/156 xã, đạt tỷ lệ 99,35%; huyện đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi: 11/11 huyện, đạt 100%. Cụ thể, trẻ 5 tuổi học 2 buổi/ngày: 32.547/32.688, đạt tỷ lệ 99,57%; số trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình mầm non: 32.270/ 32.688, đạt tỷ lệ 98,72%; trẻ 5 tuổi khuyết tật được tiếp cận giáo dục: 9/63 trẻ, đạt tỷ lệ 14,29%. Công tác phổ cập giáo dục (PCGD) tiểu học cấp xã đạt mức độ 1: 156/156 phường, xã, thị trấn; PCGD tiểu học mức độ 2: 153/156 phường, xã, thị trấn; PCGD tiểu học mức độ 3: 121/156 phường, xã, thị trấn. Đối với cấp huyện đạt mức độ 1: 11/11 huyện, thị xã, thành phố, mức độ 2: 10/11 huyện, thị xã, thành phố; mức độ 3: 01/11 huyện, thị xã, thành phố. Cấp tỉnh đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 1. Đối với công tác PCGD THCS, toàn tỉnh đạt mức độ 1 có 155/156 phường xã; mức độ 2: 40/156 phường, xã; không có xã đạt mức độ 3. Tỉnh đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1. Nhìn chung, công tác PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi và PCGD tiểu học đã đi vào ổn định. Đối với phổ cập THCS, chuẩn 15-18 tuổi tốt nghiệp THCS tuy được duy trì đạt theo Nghị định số 20/2014/NĐ-CP của Chính phủ, song còn nhiều xã đến nay vẫn đạt mức 1, chưa đạt theo lộ trình đạt chuẩn bền vững đến năm 2020.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, hướng đến một XHHT toàn diện, thời gian tới cần có những giải pháp, mục tiêu cụ thể. Đó là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, chú trọng công tác giáo dục, định hướng nghề nghiệp, giúp học sinh có thể lựa chọn ngành, nghề phù hợp với năng lực, sở trường cá nhân và nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, địa phương. Phối hợp tốt với các ban, ngành, đoàn thể, cùng nhau đẩy mạnh học tập và học tập suốt đời tại cơ quan, đơn vị (ban, ngành, đoàn thể các cấp); phấn đấu năm 2020, PCGD THCS đạt mức bền vững, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học...
Bài, ảnh: PHƯƠNG LAN
Theo baoangiang
Hướng đến một xã hội học tập phát triển toàn diện Để góp phần xây dựng cả nước thành xã hội học tập, Đảng và nhà nước đã có nhiều quyết sách, chiến lược phát triển. Song, trách nhiệm của các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là ý thức học tập trong mỗi người dân vẫn là yếu tố quan trọng trong việc hướng đến một xã hội học tập căn...