Kết nối USB 3.0 trên Galaxy Note 3 có phải là một hình thức quảng cáo của Samsung?
Galaxy Note 3 là smartphone đầu tiên được trang bị kết nối USB 3.0.
Một điều bất ngờ về phablet thế hệ 3 của Samsung mà ít ai biết đến đó là Galaxy Note 3 có hỗ trợ kết nối USB 3.0 ở cạnh dưới của máy. Với cổng USB 3.0, người dùng Galaxy Note 3 sẽ có thêm tùy chọn mới để chuyển dữ liệu giữa máy tính và điện thoại một cách nhanh hơn. Được biết, Galaxy Note 3 là chiếc smartphone đầu tiên có hỗ trợ kết nối này. Để kết nối, người dùng sẽ phải sử dụng cáp microUSB 3.0 với thiết kế khác biệt một chút so với cáp microUSB 2.0 thông thường hiện nay. Vậy với việc nâng cấp lên chuẩn kết nối mới sẽ đem lại những kết quả tích cực như thế nào đối với người dùng?
Cổng USB 3.0 ở cạnh dưới của Galaxy Note 3 .
Video đang HOT
Cáp microUSB 3.0 mới sẽ có một đầu cắm thiết kế khác với chuẩn microUSB đang dùng phổ biến hiện nay. Có lẽ Samsung sẽ cung cấp kèm cáp mới khi bán ra Galaxy Note 3.
Trên thực tế, sử dụng chuẩn kết nối USB 3.0 sẽ mang lại cho Galaxy Note 3 hai lợi thế lớn không cần bàn cãi đó là truyền tải dữ liệu giữa Note 3 với PC hoặc laptop có tốc độ cao hơn và sạc pin nhanh hơn (sạc bằng cách kết nối với cổng USB của máy tính).
Trước tiên, được mệnh danh là USB “siêu tốc độ”, USB 3.0 là chuẩn mới trong giao tiếp giữa máy tính và các thiết bị ngoại vi (máy ảnh số, thiết bị nghe nhạc cầm tay, điện thoại, ổ cứng di động…). Nó là sự thay thế cho chuẩn USB 2.0 vốn được mệnh danh là “tốc độ cao”. USB 3.0 cải tiến đáng kể về hiệu suất so với chuẩn USB 2.0 đang phổ biến. Một số các thiết bị tương thích với chuẩn USB 3.0 cũng đã được ra mắt trên thị trường. USB 3.0 cung cấp tốc độ nhanh gấp 10 lần so với tốc độ truyền tải dữ liệu của USB 2.0. Rõ ràng USB 3.0 yêu cầu phần cứng và cáp mới hơn, tuy nhiên chúng vẫn có thể tương thích ngược với chuẩn USB 2.0. Khi bạn có một máy tính hỗ trợ USB 3.0, cáp và thiết bị tích hợp USB 3.0 bạn có thể tận dụng được ưu điểm về mặt tốc độ. Tuy nhiên, nếu buộc phải hoạt động với một thiết bị 2.0 tốc độ truyền tải sẽ đạt tốc độ tối đa mà chuẩn 2.0 cho phép.
Hiện nay, khi phải sao chép các dữ liệu như phim, nhạc hay file data game từ máy tính vào smartphone, người dùng thường sử dụng kết nối microUSB 2.0. Nhìn chung đối với các tập tin nhỏ thì không có vấn đề gì nhưng khi phải sao chép data game với hàng nghìn thư mục con thì tốc độ truyền tải rất chậm chạp. Lúc này chuẩn USB 3.0 trên Note 3 cộng với việc máy tính của người dùng có hỗ trợ USB 3.0 sẽ phát huy tác dụng, cải thiện tốc độ ít nhất là hơn 2 lần so với trước đó.
Ngoài ra, trong những tình huống mất điện mà smartphone sắp hết pin, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp bằng cách sạc pin qua cổng USB của laptop chạy pin, dù cách này sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Cổng USB 2.0 có hai loại: loại truyền dữ liệu tiêu chuẩn và loại sạc. Sự khác biệt giữa 2 loại cổng này là cường độ dòng điện có thể cung cấp: Một cổng USB tiêu chuẩn cung cấp dòng điện nhỏ 100 mA không đáng kể, trong khi một cổng sạc có thể cung cấp 500 mA. Trong khi đó, cổng USB 3.0 có thể cung cấp dòng điện nhiều hơn 80%, nghĩa là lên tới 900 mA gần bằng so với các bộ sạc tiêu chuẩn hiện nay trên điện thoại thông thường. Do đó, nó cũng góp phần tăng tốc độ sạc pin cho Galaxy Note 3 trong trường hợp hy hữu phải sạc qua cổng USB 3.0 của máy tính. Có thể nói 2 công dụng chính kể trên, dù không nhiều nhưng vẫn là một bước tiến đáng khen về mặt công nghệ của Galaxy Note 3.
Theo VNE
Intel công bố Thunderbolt 2, tăng băng thông lên 20 Gbps, hỗ trợ tốt hơn cho video 4K
Thunderbolt 2 đánh bại hầu hết các chuẩn kết nối phổ biến hiện nay như USB 3.0, FireWire và eSATA.
Mới đây, Intel đã chính thức công bố chuẩn kết nối Thunderbolt 2 với khả năng mở rộng băng thông lên gấp đôi thành 20 Gbps so với chuẩn Thunderbolt cũ. Thunderbolt 2 sẽ cho phép chuyển các video 4K nhanh hơn đồng thời hiển thị cùng lúc trên màn hình.
Cụ thể, cổng Thunderbolt trước đây bao gồm một kênh DisplayPort để truyền hình ảnh và một kênh PCIe để truyền dữ liệu. Mỗi kênh này có băng thông tối đa là 10 Gbps. Với cấu tạo tương tự, nhưngThunderbolt 2 không còn bị giới hạn băng thông mỗi kênh là 10 Gbps như trước, thay vào đó, nó sử dụng kênh 2 chiều với băng thông tối đa 20 Gbps (kênh này được chia sẻ cùng nhau chứ không phải tăng băng thông lên 40 Gbps như các thông tin trước đó).
Nguyên nhân được Intel đưa ra khi muốn thay thế chuẩn kết nối Thunderbolt cũ là vì hiện nay việc truyền tải các video 4K đòi hỏi băng thông trên 10 Gbps, thậm chí gần 20 Gbps. Mặc dù, tốc độ của Thunderbolt nhanh hơn nhiều so với các công nghệ PC I/O hiện nay nhưng giới hạn băng thông 10 Gbps sẽ khiến việc tải video 4K thường xuyên gặp phải tình trạng nghẽn. Bên cạnh đó, việc bổ sung DisplayPort 1.2 trong Thunderbolt 2 có thể giúp truyền video 4K tới 2 màn hình QHD cùng lúc.
Chuẩn kết nối Thunderbolt hiện đang được ứng dụng khá rộng rãi, có mặt ở khoảng 80 thiết bị khác nhau trên thị trường chủ yếu hướng tới các công cụ chỉnh sửa và sản xuất video. Intel tin rằng công nghệ Thunderbolt 2 có thể được sử dụng trên máy tính cá nhân, máy tính xách tay và máy tính bảng bởi giao thức này nhanh hơn hầu hết các loại kết nối phổ biến như USB 3.0, FireWire và eSATA.
Dự kiến, Thunderbolt 2 sẽ tiến hành đi vào sản xuất hàng loạt từ năm tới.
Theo GenK
Surface Pro bản 256 GB xuất hiện Máy dự kiến được bán vào đầu tháng 6 năm nay tại Nhật với giá khoảng 30 triệu đồng. Phiên bản 256 GB của Surface Pro có dung lượng thực dùng là 208 GB. Phần còn lại của bộ nhớ được sử dụng để lưu trữ các dữ liệu hệ thống. Đây được coi là bước tiến của Microsoft bởi trước đó hai...