Kết nối, tiêu thụ nông sản trong mùa dịch
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ nông sản của người dân, nhất là đối với ngành hàng trái cây.
Để đảm “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội, tỉnh An Giang đẩy mạnh nhiều giải pháp kết nối thị trường, kịp thời hỗ trợ người dân tiêu thụ nông sản.
Tăng kết nối
Nuôi trồng thủy sản xuất khẩu giúp tỉnh An Giang thu về 146 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2021.
Giám đốc Sở Công Thương tỉnh An Giang Nguyễn Minh Hùng cho biết, xuất khẩu nông, thủy sản của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2021 vẫn ổn định và tăng trưởng cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 463 triệu USD, tăng 3,52% so với cùng kỳ; trong đó, xuất khẩu gạo đạt 140,6 triệu USD, thủy sản đạt 146,1 triệu USD, rau quả đạt 7,6 triệu USD,…
Tỉnh An Giang chủ trương đẩy mạnh các chương trình kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Ngành công thương cũng thường xuyên theo dõi thị trường hàng hóa, nông sản, trái cây tại địa phương; chủ động phối hợp với ngành liên quan, chính quyền địa phương rà soát kế hoạch gieo trồng, tiến độ thu hoạch đối với hàng nông sản, trái cây trong mùa vụ để kịp thời tham mưu cho tỉnh triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ kết nối, tiêu thụ sản phẩm.
Đặc biệt, tháng 4 vừa qua, tỉnh phối hợp với Bộ Công Thương và Tham tán Thương mại Việt Nam tại nước ngoài tổ chức thành công hội nghị kết nối doanh nghiệp địa phương với các tập đoàn phân phối nước ngoài. Nhờ đó, hỗ trợ 13 doanh nghiệp của An Giang tham gia kết nối trực tiếp với các tập đoàn phân phối, bán lẻ lớn của thế giới như: Aeon, Lotte, Amazon… Đây là dịp để doanh nghiệp chế biến nông, thủy sản của tỉnh thêm cơ hội tiếp cận và tham gia vào một kênh xuất khẩu mới.
Video đang HOT
Ngoài ra, Sở Công Thương An Giang đã chủ động phối hợp với các doanh nghiệp triển khai kế hoạch bình ổn thị trường hàng hóa; tổ chức chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng nội địa. Đồng thời, kết nối với các siêu thị, trung tâm thương mại, nhà phân phối trong và ngoài tỉnh đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng nông sản của tỉnh.
Cụ thể là Sở kết nối sản phẩm nhãn xuồng Khánh Hòa (Châu Phú) vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị Coopmart An Giang, kết nối một số sản phẩm nông sản chế biến vào hệ thống cửa hàng phân phối thực phẩm của Công ty TNHH San Hà tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trong cả nước…
Nắm bắt nhu cầu thị trường
Xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, bất chấp những tác động không nhỏ của dịch COVID-19.
Để chủ động thị trường, giúp người nông dân có được hợp đồng tiêu thụ trước khi xuống giống, ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời đề xuất tỉnh thực hiện mô hình “trồng lúa rải vụ”, tránh bị dồn ứ cục bộ một sản lượng lúa quá lớn do việc xuống giống đồng loạt và thu hoạch đồng loạt ở nhiều địa phương vào cùng một thời điểm.
Mô hình này sẽ giúp người nông dân có được đơn hàng trước khi xuống giống, tạo sự an toàn cho cả nông dân, người mua lẫn nhà xuất khẩu. Bởi, hiện nay, các đơn hàng của doanh nghiệp xuất khẩu đều có trước đó từ 3 – 6 tháng, do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu mong muốn gắn kết với người nông dân để có một kế hoạch sản xuất ổn định – ông Thuận chia sẻ.
Dưới góc độ quản lý nhà nước, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang Nguyễn Sĩ Lâm cho biết, giai đoạn 2016 – 2020, An Giang tập trung triển khai đồng bộ nhiều chương trình, đề án lớn như tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ lúa sang rau màu và cây ăn trái, phát triển thủy sản bền vững.
Đến nay, An Giang đã hình thành được các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực như: cá tra, trái cây, rau màu, lúa nếp gắn với liên kết, tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản, đảm bảo chất lượng và nhu cầu thị trường. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng thủy sản, trái cây, giảm lúa. Tỉnh cũng nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất tiên tiến. Các tiêu chuẩn chất lượng VietGAP, GlobalGAP… được tăng cường áp dụng.
Ngành nông nghiệp An Giang đã cấp trên 147 mã số vùng trồng (PUC) cho gần 7.000 ha cây ăn trái; trong đó, có 136 mã số vùng trồng cho cây xoài, 7 mã số vùng trồng cho cây chuối, 4 mã số vùng trồng cho cây mít và 20 mã số cho các cơ sở đóng gói. Qua đó, tạo thuận lợi trong quảng bá, tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm nông sản tại các thị trường khó tính.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau, quả của tỉnh An Giang trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 7,5 triệu USD.
An Giang hiện có 21 doanh nghiệp được Bộ Công Thương cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, 20 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu và 1 doanh nghiệp chế biến rau quả xuất khẩu.
Xác định nông nghiệp là “bệ đỡ” phát triển kinh tế nhưng hiện nông nghiệp An Giang mới chỉ đóng góp 3,55% vào tổng GRDP của tỉnh, chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư nhấn mạnh, An Giang sẽ tập trung chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chuỗi giá trị; hạn chế chạy theo sản lượng và xuất khẩu thô; tập trung vào chất lượng và chế biến sâu để nâng cao giá giá trị nông sản; đích đến là thị trường và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản cần nâng cao chất lượng, cải tạo mẫu mã, xây dựng thương hiệu nhằm định vị tại thị trường trong và ngoài nước từ đó mới có thể cạnh tranh, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu. Đã đến lúc ngành nông nghiệp An Giang hướng đến mục tiêu “bán những gì thị trường cần, chứ không phải bán những gì mình có” – ông Thư phân tích.
Cùng đó, việc tận dụng tối đa các hiệp định thương mại tự do cũng đang mở ra con cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông, thủy sản của tỉnh An Giang trong năm nay và thời gian tới.
Điện thoại và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Trong 2 tháng đầu năm 2021, trị giá xuất khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện ước tính đạt 9,3 tỷ USD, chiếm 19,2% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng cao ở mức 22,8% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường xuất khẩu lớn của nhóm hàng này là chủ yếu vẫn là EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc. Ảnh: Q.H
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 73,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điện thoại và linh kiện tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong khi nhiều ngành sản xuất công nghiệp và xuất khẩu khác gặp khó khăn do dịch Covid-19 chưa được kiểm soát trên toàn cầu.
Nếu như năm 2010, xuất khẩu điện thoại và linh kiện mới chỉ chiếm 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thì đến năm 2016 chiếm 19,5%, gấp 6 lần tỷ trọng của năm 2010 và luôn duy trì mức trên dưới 20% từ đó đến nay (năm 2017 chiếm 21,2%; năm 2018 chiếm 20,3%; sơ bộ năm 2019 chiếm 19,4%, ước tính năm 2020 chiếm 18,1%).
Đóng góp vào tốc độ tăng cao này chủ yếu do chỉ số sản xuất ngành sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng khá 21,2%, trong đó ngành sản xuất thiết bị truyền thông (chiếm phần lớn là sản phẩm điện thoại và linh kiện) tăng 22,9%.
Cụ thể, sản lượng điện thoại di động đạt 35 triệu chiếc, tăng 1,2%; sản xuất linh kiện điện thoại đạt 95,4 nghìn tỷ đồng, tăng 55,7%. Thị trường xuất khẩu lớn của nhóm hàng này là chủ yếu vẫn là EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc. Trong đó xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2021 đạt gần 2,5 tỷ USD, tăng cao 103,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong thời gian gần đây, đặc biệt do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, ngành sản xuất điện tử, điện thoại có nhiều cơ hội đón làn sóng đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn dịch chuyển sang Việt Nam. Hiện nay Samsung là tập đoàn sản xuất điện tử, điện thoại lớn nhất của nước ta. Doanh thu và sản lượng toàn cầu của Samsung giảm mạnh trong năm 2020 và dự báo tiếp tục giảm trong năm 2021 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến kinh tế thế giới, trong đó có ngành điện tử.
Dù vậy, ngành sản xuất điện tử, điện thoại của Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định và từng bước phục hồi. Đây là những tín hiệu đáng mừng, dự báo một năm tăng trưởng mạnh mẽ của ngành điện tử và đem lại nhiều đóng góp lớn cho quá trình khôi phục và đạt mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021.
Xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản an toàn TP Hà Nội 2020 Chiều ngày 20 /11, tại siêu thị AEON Mall Hà Đông, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư-Thương mại-Du lịch Hà Nội (HPA) đã tổ chức lễ khai mạc Hội chợ "Xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội 2020" (Hanoi Agriculture Fair 2020). Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đã đến dự và cắt...