Kết nối nông dân qua các mô hình dùng vốn Quỹ HTND hiệu quả
Những năm qua, bên cạnh các nguồn lực tranh thủ được, Hội Nông dân (ND) huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã chú trọng xây dựng, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND).
Từ nguồn Quỹ HTND, các cấp Hội ND trong huyện đã có điều kiện tốt hơn trong việc tập hợp, kết nối, giúp nông dân phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập.
Khấm khá nhờ chăn nuôi
Gia đình ông Nguyễn Văn Đêm (ở bản Thâm Luông), là 1 trong 8 hộ tham gia dự án vay vốn Quỹ HTND để nuôi vịt tại xã Nghĩa Đô. Ông Đêm cho hay: “Cũng như các hộ nuôi vịt tại xã, khó khăn của gia đình tôi là thiếu vốn. Thực tế nhiều năm qua, các hộ khó tiếp cận nguồn vốn vay thương mại vì không có tài sản thế chấp, hơn nữa lãi suất khá cao. Tham gia dự án sử dụng vốn Quỹ HTND, gia đình tôi được vay 40 triệu đồng. Với số tiền này, tôi đã dùng để cải tạo và mở rộng ao nuôi, mua thêm vịt giống, thức ăn chăn nuôi vịt…”.
Ông Nguyễn Văn Đêm (xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên (Lào Cai) chăm sóc đàn vịt của gia đình được Quỹ Hỗ trợ nông dân cho vay vốn đầu tư. Ảnh: Kim Thoa
Ông Nguyễn Văn Đêm nhẩm tính, mỗi lứa nuôi khoảng 400 con vịt, sau thời gian nuôi khoảng 3,5 tháng, vịt đạt trọng lượng 2,3kg đến 2,5kg là có thể xuất chuồng. Với giá bán hiện nay từ 150 đến 180.000 đồng/con, thu lãi trung bình 50.000 đồng/con, mỗi lứa lãi khoảng 20 triệu đồng. Chỉ sau 1 đến 2 năm, người nuôi vịt sẽ hoàn vốn và gây dựng được cơ nghiệp ổn định. “Rất may đang lúc cần vốn để mở rộng chăn nuôi thì Hội ND xã lại có dự án vay vốn Quỹ HTND. Thủ tục giải ngân vốn nhanh, gọn, có gì đều được cán bộ Hội ND hướng dẫn hết…”- ông Đêm chia sẻ.
Video đang HOT
Gia đình bà Hoàng Kim Tuyến (ở bản Bát, xã Yên Sơn, huyện Bảo Yên) cũng được tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ HTND của huyện để phát triển chăn nuôi. Năm 2018, nhận thấy điều kiện gia đình phù hợp với nuôi trâu sinh sản, bà Tuyến tham gia dự án sử dụng vốn Quỹ HTND để nuôi trâu sinh sản. Bà Tuyến được Quỹ HTND giải ngân cho vay 40 triệu đồng. Số tiền này, bà Tuyến mua 2 con trâu cái về nuôi và chuyển đổi gần 2 sào ruộng cạn sang trồng cỏ voi, trồng ngô làm thức ăn xanh cho trâu.
Có trâu sinh sản, có ruộng cỏ, bà tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về chăm sóc, nuôi trâu sinh sản do huyện và xã tổ chức, đồng thời thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn nên sau hơn 1 năm đã có thêm 2 nghé và dự tính đến cuối năm nay sẽ nâng tổng đàn trâu của gia đình lên 6 con.
Có quỹ, Hội chủ động hơn
Hội ND huyện Bảo Yên hiện đang quản lý gần 5 tỷ đồng vốn Quỹ HTND. Nguồn vốn này đang giúp 118 hộ hội viên, nông dân vay để thực hiện 7 dự án phát triển sản xuất về chăn nuôi, trồng trọt. Mỗi dự án đều mang tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tế, gắn với vùng chuyên canh, phát huy thế mạnh của từng địa phương. Tiêu biểu là dự án nuôi trâu sinh sản tại các xã Nghĩa Đô, Yên Sơn, Tân Dương, Kim Sơn; dự án nuôi vịt sinh sản và thương phẩm tại xã Nghĩa Đô; dự án trồng và chăm sóc cam tại xã Lương Sơn, xã Long Phúc và thị trấn Phố Giàng…
Để phát huy hiệu quả nguồn vốn, Hội ND huyện Bảo Yên có những tính toán kỹ. Các dự án được triển khai dựa trên các thế mạnh, tiềm năng và điều kiện thực tế của từng xã. Trong bình xét cho vay Quỹ HTND, Hội ND huyện khảo sát các hộ có nhu cầu vay vốn.
Đối tượng ưu tiên là các hộ có tinh thần trách nhiệm cao, có ý chí vươn lên phát triển kinh tế, trình bày được kế hoạch sử dụng tiền vốn, có nhân lực và các điều kiện khác để phát huy nguồn vốn. Sau khi giải ngân Quỹ HTND, Hội ND huyện thường xuyên cử cán bộ xuống tận các hộ kiểm tra, theo dõi việc sử dụng vốn của hội viên, đồng thời phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho các hộ, từ đó nâng cao hiệu quả các dự án được triển khai.
Theo ông Hoàng Tuấn Anh – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Bảo Yên, Quỹ HTND dân là một trong những chương trình cho vay có tính thiết thực. Xây dựng, phát triển Quỹ HTND giúp Hội chủ động hơn trong các chương trình, kế hoạch hỗ trợ, tập hợp nông dân.
Việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã giúp nhiều hội viên, nông dân huyện Bảo Yên phát huy được thế mạnh của gia đình, xây dựng được nhiều mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện địa phương để tăng thu nhập, từng bước ổn định cuộc sống và góp phần tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Theo Danviet
Tin vui Lào Cai: Vỏ quế tăng giá, bán cả cành lá thu vài trăm triệu
Đây là tín hiệu vui cho người trồng quế Lào Cai khi thị trường giá thu mua vỏ quế năm nay tăng cao so với mọi năm, theo đó 1ha quế trưởng thành người trồng có thể đạt doanh thu 600 triệu đồng.
Hiện tại, giá thu mua vỏ quế khô của thương lái tại các huyện trong tỉnh Lào Cai có giá 52.000 đồng/kg; so với năm 2018, giá tăng hơn 12.000 đồng/kg. Những năm trước, giá thu mua vỏ quế khô trung bình chỉ dao động khoảng 35.000 - 38.000 đồng/kg.
Giá vỏ quế khô hiện tại là 52.000 đồng/kg.
Năm 2018, toàn tỉnh Lào Cai đạt sản lượng 1.318 tấn vỏ quế khô, người trồng quế chủ yếu xuất bán qua thương lái mua thu gom, các cơ sở, doanh nghiệp thu mua trên địa bàn.
Theo hạch toán kinh tế của ngành lâm nghiệp, 1 ha quế cho thu khoảng 8 tấn vỏ quế khô (khai thác năm cuối), trung bình giá bán 50.000 đồng/kg, thu gần 400 triệu đồng. Cùng với nguồn thu từ thân, cành lá quế và các khoản phụ thu khác từ đầu chu kỳ, 1 ha quế cho thu hơn 600 triệu đồng.
Người dân xã Xuân Hòa (Bảo Yên) thu hoạch vỏ quế.
Theo số liệu điều tra, rà soát của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai, toàn tỉnh hiện có 26.651 ha cây quế, với 116/164 xã, phường, thị trấn có diện tích trồng quế. Trong đó, tập trung nhiều tại các huyện (có diện tích từ 500 ha trở lên): Bảo Yên, Bảo Thắng, Bắc Hà, Văn Bàn, Bát Xát, Mường Khương...
Riêng huyện Bảo Yên có diện tích trồng quế lớn nhất tỉnh, với trên 13.200 ha. Với diện tích quế hiện nay, luân kỳ khai thác 15 năm; bình quân 1 năm giai đoạn 2019 - 2025 toàn tỉnh sẽ khai thác 1.780 ha; cho thu bình quân khoảng 1.140 tỷ đồng.
Hiện có trên 28.000 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển cây quế trên địa bàn tỉnh, hằng năm tạo việc làm cho ít nhất 56.000 lao động, góp phần ổn định an sinh, kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo Lê Thanh Cường (Báo Lào Cai)
Có của ăn của để nhờ nuôi giống gà lạ đẹp như tranh vẽ Đến thăm mô hình kinh tế của chị Trần Thị Trang, ở Bản 5, xã Điện Quan (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), chúng tôi rất ngỡ ngàng trước quy mô trang trại chăn nuôi tổng hợp rộng gần 1 ha của gia đình. Năm 2018, gia đình chị xuất ra thị trường hơn 6.000 con gà Minh Dư, xuất từ 4 đến...