Kết nối giao thông hai tỉnh Bắc Ninh Bắc Giang
Nhất chí cao chủ trương xây mới hai cây cầu kết nối hai tỉnh Bắc Ninh – Bắc Giang được Chủ tịch UBND hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang thông qua tại buổi làm việc diễn ra vào chiều 28-5.
Ông Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang và bà Nguyễn Hương Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh trao quà lưu niệm tại buổi làm việc.
Tại buổi làm việc, ông Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nêu rõ, tỉnh Bắc Giang giáp ranh với tỉnh Bắc Ninh, bị ngăn cách bởi con sông Cầu, dù đã được đầu tư xây dựng một số cầu, nhưng hiện nay việc giao thương giữa hai tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng phát triển kinh tế của hai tỉnh.
Gần đây, tỉnh Bắc Giang đã tập trung đầu tư tuyến đường vành đai IV (Hà Nội) đoạn qua địa phận hai huyện Việt Yên và Hiệp Hòa. Để phát huy hiệu quả của tuyến đường này, tạo được sự kết nối thuận lợi với tỉnh Bắc Ninh, UBND tỉnh Bắc Giang đề xuất phương án quy hoạch và chủ trương đầu tư xây dựng hai cầu vượt sông Cầu, kết nối đường vành đai IV tỉnh Bắc Giang với tỉnh Bắc Ninh.
Phương án cụ thể là xây dựng một cầu vượt sông Cầu và đường dẫn kết nối huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với khu đô thị Tây Bắc, thành phố Bắc Ninh. Xây dựng một cầu vượt sông Cầu cùng đường dẫn kết nối tuyến đường vành đai IV (Hà Nội) tại địa phận xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang với Khu công nghiệp Yên Phong 1, tỉnh Bắc Ninh.
Bày tỏ nhất trí với quan điểm của tỉnh Bắc Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, Nguyễn Hương Giang nhấn mạnh, việc kết nối giao thông giữa hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang là một vấn đề vô cùng cần thiết, qua đó tạo sự giao thoa, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội giữa hai tỉnh. Đồng thời, nhất trí cao về chủ trương xây dựng hai cầu vượt sông Cầu.
Video đang HOT
Dự kiến, mỗi tỉnh sẽ chịu trách nhiệm xây dựng một cầu vượt sông trong thời gian tới.
Sông Cầu oằn mình "gánh" nước thải
Trước thực trạng sông Cầu đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới đời sống nhân dân hai bên bờ sông, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) chỉ đạo, trước ngày 25/4, UBND các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang phải báo cáo những tồn tại, vướng mắc và giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm dòng sông.
Nhiều nhà máy tái chế giấy ở xã Phú Lâm, huyện Tiên Du xả nước thải ra sông Ngũ Huyện Khê. Ảnh: Nguyễn Thắng
Ảnh hưởng nông nghiệp, nguồn nước sinh hoạt
Sông Cầu là 1 trong 5 con sông dài nhất, quan trọng nhất miền Bắc, chảy qua 6 tỉnh: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương. Nhiều năm qua, con sông này bị ô nhiễm nặng nề.
Theo Bộ TN&MT, nguyên nhân chính làm ô nhiễm sông Cầu là do nước sông Ngũ Huyện Khê (bắt nguồn từ Đông Anh, Hà Nội chảy qua tỉnh Bắc Ninh) chảy vào. Trong khi đó, nước sông Ngũ Huyện Khê ô nhiễm nặng do tiếp nhận nước thải không được xử lý của các cơ sở sản xuất, đặc biệt là các nhà máy làm giấy ở xã Phú Lâm, Cụm công nghiệp Phú Lâm (Tiên Du, Bắc Ninh) và làng nghề tái chế giấy Phong Khê, Cụm công nghiệp Phong Khê (Phong Khê, TP Bắc Ninh).
Bộ TN&MT đã đề nghị Bắc Ninh có biện pháp xử lý triệt để các nguồn thải chính gây ô nhiễm sông Ngũ Huyện Khê và sông Cầu. Nhưng đến nay, tình trạng này không được cải thiện, đe dọa đời sống người dân các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang sống hai bên bờ sông.
Nhiều năm nay, nghề tái chế giấy đã giúp cho người dân ở xã Phú Lâm, huyện Tiên Du và phường Phong Khê của TP Bắc Ninh phát triển kinh tế. Nhưng nghề này cũng mang lại gánh nặng môi trường cho người dân ở đây.
Đại diện Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh cho biết, riêng phường Phong Khê có trên 245 cơ sở sản xuất giấy. Hiện, nhà máy xử lý nước thải tập trung ở đây mới xử lý được 3.000m3/ngày - đêm, trong khi tổng lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất giấy trong phường này lên đến 10.000m3/ngày - đêm. Tại Cụm công nghiệp Phú Lâm, lượng nước thải hơn 4.000m3/ngày - đêm, trong khi khu xử lý nước thải tập trung ở đây chưa hoạt động.
Được biết, đoạn sông Cầu chảy qua huyện Yên Dũng (Bắc Giang) có chiều dài hơn 20km. Nước sông ô nhiễm, ảnh hưởng đến hàng nghìn người thuộc nhiều xã trong huyện, như Thắng Cương, Đồng Phúc, Yên Lư, Tư Mại... Có khoảng 4.000ha đất nông nghiệp của huyện này phải sử dụng nước sông Cầu để phục vụ cho sản xuất cây trồng. Đồng thời, trên địa bàn huyện cũng có 2 nhà máy nước sạch sử dụng nguồn nước sông Cầu để xử lý và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong huyện đang chịu nhiều hệ lụy.
Tương tự, huyện Việt Yên (Bắc Giang) ngoài ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp do sông ô nhiễm, trong xã Quang Châu cũng có 2 nhà máy nước sạch bị ảnh hưởng do lấy nguồn nước sông Cầu để xử lý, cung cấp cho nhiều xã trong huyện.
Cách nào trong lại sông Cầu?
Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu đặt ra mục tiêu: Đến năm 2020 đưa con sông trở lại trong sạch, bảo đảm cân bằng nước phục vụ hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở lưu vực, hệ thống dòng chảy ổn định, các công trình thuỷ lợi an toàn, bền vững... Thế nhưng, đến nay tình trạng ô nhiễm càng ngày càng nghiêm trọng hơn, các địa phương chưa có giải pháp xử lý hiệu quả.
Thống kê sơ bộ cho thấy, lượng nước thải sản xuất kinh doanh thải ra sông Cầu chiếm khoảng 68,88% toàn vùng, nước thải khu công nghiệp, cụm công nghiệp chiếm khoảng 6,23%; nước thải làng nghề khoảng 24,25%...
Ông Nguyễn Đại Đồng - Phó Giám đốc Sở TN&MT Bắc Ninh cho biết, các làng nghề, cụm công nghiệp, với đặc thù sản xuất lạc hậu, mang nặng tính chất hộ gia đình, hạ tầng các cụm công nghiệp chưa đồng bộ... dẫn đến tình trạng ô nhiễm nặng như hiện nay.
Để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm nguồn nước, đảm bảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Bộ TN&MT đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh khẩn trương rà soát, kiểm tra việc xả nước thải của các cơ sở sản xuất tại Làng nghề Phong Khê và Cụm công nghiệp Phú Lâm xả ra sông Ngũ Huyện Khê; kiểm soát, điều chỉnh chế độ vận hành điều tiết nước cống tiêu Đặng Xá - nơi thoát nước từ sông Ngũ Huyện Khê ra sông Cầu một cách hợp lý nhằm đảm bảo dòng chảy và không gia tăng ô nhiễm nước sông Cầu, đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh.
Bộ cũng đề nghị UBND hai tỉnh nói trên chỉ đạo Sở TN&MT cùng sở, ngành liên quan chuẩn bị báo cáo đánh giá kết quả thực hiện, những vấn đề tồn tại, vướng mắc và các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm sông Cầu gửi về Bộ TN&MT trước ngày 25/4/2020.
"Theo Bộ TN&MT, trên lưu vực sông Cầu có trên 4.000 nguồn thải, gồm: 3.555 nguồn thải là cơ sở sản xuất, kinh doanh; 144 nguồn thải là khu công nghiệp, cụm công nghiệp; 238 cơ sở y tế; 140 làng nghề. Ba tỉnh có số lượng nguồn thải lớn nhất là Thái Nguyên, Bắc Ninh và Bắc Giang. Vĩnh Phúc và Bắc Kạn là hai địa phương trên lưu vực sông có lượng nguồn thải ít nhất".
Lam Hạnh
Sông Cầu "giãy chết", Sở tài nguyên báo cáo "nóng" Chủ tịch tỉnh Bắc Giang Sau nhiều kỳ báo phản ánh của Dân trí về sự việc sông Cầu đang "giãy chết", Sở TNMT Bắc Giang đã khảo sát thực tế và vừa có văn bản báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tại công văn số 382/UBND-MT ngày 06/02/2020 về việc kiểm tra,...