Kết nối đường sắt Hải Phòng – Lào Cai với Trung Quốc
Bộ Giao thông Vận tải đang nghiên cứu dự án đường sắt xuyên Á từ Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng nối với vùng Tây Nam Trung Quốc khổ đường tiêu chuẩn 1.435 mm.
Tại cuộc họp với phía Trung Quốc chiều 26/4, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai là tuyến đường sắt quan trọng để kết nối với đường sắt Trung Quốc, từ đó kết nối với đường sắt các nước châu Á, châu Âu khác. Tuy nhiên, năng lực tuyến đường còn hạn chế vì vẫn sử dụng khổ hẹp 1.000 mm. Vì vậy, dự án sẽ nhằm nghiên cứu xây dựng khổ đường tiêu chuẩn 1.435 mm. Thứ trưởng Đông cũng đề nghị phía Trung Quốc đưa ra hướng huy động vốn, các nguồn lực xã hội trong nghiên cứu lần này.
Hạ tầng đường sắt tuyến phía Tây bắc hạn chế khiến thời gian chạy tàu kéo dài. Ảnh minh họa: Xuân Hoa
Tại cuộc họp, ông Hồ Tỏa Cẩm, Tham tán kinh tế và thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cho biết, Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng tuyến đường sắt này, vì nằm trong tuyến đường sắt xuyên Á cũng như trong phát triển theo chiến lược “hai hành lang, một vành đai kinh tế”. Dự án không chỉ có ý nghĩa chiến lược, mang tính quốc tế mà còn là sự hợp tác hai bên cùng có lợi, mang lại lợi ích phát triển kinh tế – xã hội cho vùng Tây Bắc Việt Nam và Tây Nam Trung Quốc.
“Đoàn nghiên cứu của hai nước sẽ đề xuất xây dựng tuyến theo hướng hiện đại, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và nâng cao được năng lực vận chuyển”, ông Hồ Tỏa Cẩm nói.
Video đang HOT
Sau cuộc họp, tổ chuyên gia và các bên sẽ tiếp tục nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực địa để đưa ra đánh giá, đề xuất cho dự án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.
Đoàn Loan
Theo VNE
Thái Lan từ chối vay vốn Trung Quốc làm đường sắt
Quyết định của Thái Lan có thể ảnh hưởng đến tham vọng xây dựng tuyến đường sắt xuyên Á kết nối Trung Quốc với Đông Nam Á.
Ga đường sắt Hua Hin ở Thái Lan - Ảnh: Lam Yên
Sau hai năm đàm phán dự án đường sắt cao tốc, Thái Lan và Trung Quốc đã không thể nhất trí về một mô hình đầu tư liên doanh. Bộ trưởng Giao thông Thái Lan Arkhom Termpittayapaisith cho biết lý do khiến Thái Lan quyết định tự đầu tư vì không thể sẻ chia quyền lợi với Trung Quốc, trong đó có quyền phát triển các khu vực xung quanh đường tàu. Thái Lan cũng không thể chia sẻ quyền khai thác 70 - 30 như liên doanh dự án đường sắt Trung Quốc - Lào.
Ngoài ra, sau một năm nghiên cứu chi phí khả thi để phát triển giai đoạn đầu của dự án, phía Thái chốt giá 170 tỉ baht (4,82 tỉ USD), trong khi Trung Quốc vẫn khăng khăng nâng giá lên 190 tỉ baht (5,38 tỉ USD), chưa kể còn đẩy lãi suất vay vốn lên quá cao (vượt mức 2%) so với khả năng của Thái Lan. "Đây là dự án của hai chính phủ với nhau. Vì thế Trung Quốc nên đưa ra chi phí dự án và lãi suất vay với mức hữu nghị", ông Arkhom giải thích.
Vì lợi ích quốc gia
Người phát ngôn của chính phủ Thái Lan, thiếu tướng Sansern Kaewk, ngày 26.3 cho biết Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha quyết định tự chi tiền làm đường sắt sau khi tính toán đến "lợi ích quốc gia" trong hiện tại và cả tương lai. "Trong quá khứ, Thái Lan đã bị một số bài học đau đớn liên quan đến các dự án chính phủ. Vì vậy, chúng ta phải tránh những sai lầm đã phạm, tập trung chủ yếu vào lợi ích quốc gia. Và chúng tôi không chỉ nói, mà thật sự hành động", ông nói trên tờ The Nation.
Chính phủ Thái hy vọng quyết định này sẽ giúp khắc phục sự chậm trễ của dự án. "Thực hiện dự án tại thời điểm này là chậm tiến độ khoảng 5 tháng. Phía Trung Quốc cũng không có vấn đề gì với quyết định này của Thái Lan. Họ nói rằng chỉ muốn giúp đỡ và thực sự không cần Thái phải "lại quả" bất cứ điều gì", Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha nói. Ông Prayuth còn cho biết Thái Lan có khả năng và đã chuẩn bị tài chính để thực hiện dự án một mình.
Theo tờ Nikkei Asian Review, quyết định của Bangkok không chỉ là một đòn giáng vào chiến lược xuất khẩu cơ sở hạ tầng của Trung Quốc mà còn vào tham vọng xây dựng tuyến đường sắt xuyên Á kết nối TP.Côn Minh ở miền nam Trung Quốc với Singapore thông qua Lào, Thái Lan và Malaysia. Bắc Kinh vốn chủ trương xây dựng tuyến đường sắt kết nối với Đông Nam Á để thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đồng thời muốn sử dụng quan hệ kinh tế để tăng cường sức ảnh hưởng ngoại giao với các nước trong khu vực. Quyết định giảm bớt quy mô hợp tác của Thái Lan có thể buộc Trung Quốc phải xem xét lại kế hoạch của mình.
Vẫn sử dụng công nghệ Trung Quốc
Tuy không nhận vốn của Bắc Kinh, Bangkok vẫn sẽ thuê các công ty của Trung Quốc xây dựng 250 km đường sắt đầu tiên ở phía đông bắc Thái từ Bangkok đến Nakhon Ratchasima. Đây là một phần của tuyến đường dài 873 km kết nối thành phố cảng Laem Chabang với biên giới Lào.
Thiếu tướng Sansern cho hay Thái sẽ thuê nhà thầu Trung Quốc nào được chính quyền Trung Quốc đứng ra đảm bảo. Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ và đào tạo kỹ sư cùng quan chức Thái Lan liên quan đến dự án trên. Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn được chào đón để cùng đầu tư vào một công ty liên doanh giữa nhà nước và tư nhân do chính phủ Thái thành lập để quản lý các dịch vụ tàu lửa.
Lam Yên
(Văn phòng Bangkok)
Theo Thanhnien
Chủ tịch Đường sắt: "Tôi chưa được báo cáo việc mua tàu cũ của Trung Quốc" (!?) Trao đổi với PV Dân trí sáng nay, ông Trần Ngọc Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam - khẳng định: "Tôi chưa được báo cáo về việc mua tàu cũ của Trung Quốc. Tàu mới sử dụng 1 năm tôi cũng không mua chứ đừng nói tàu đã qua sử dụng 20 năm". Phóng...