Kết nối du lịch Lào Cai – Ninh Bình
Sáng 13-7, Sở Du lịch Ninh Bình phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai và Hiệp hội Du lịch Lào Cai tổ chức Hội nghị xúc tiến, kết nối du lịch giữa hai địa phương.
Xúc tiến du lịch Ninh Bình tại tỉnh Lào Cai và các tỉnh miền núi phía bắc.
Sáng 13-7, Sở Du lịch Ninh Bình phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai và Hiệp hội Du lịch Lào Cai tổ chức Hội nghị xúc tiến, kết nối du lịch giữa hai địa phương.
Đây là cơ hội giới thiệu hình ảnh quê hương, con người, các giá trị văn hóa, danh lam thắng cảnh, các sản phẩm du lịch đặc trưng và khác biệt của tỉnh Ninh Bình tới thị trường miền núi phía bắc. Đồng thời, tăng cường hơn nữa mối quan hệ, hợp tác trong phát triển du lịch giữa tỉnh Lào Cai và Ninh Bình, cũng như với các tỉnh khu vực miền núi phía bắc. Tham dự, có 90 doanh nghiệp du lịch của các tỉnh Ninh Bình, Lào Cai, Yên Bái.
Tại Hội nghị, hai tỉnh Ninh Bình và Lào Cai đã giới thiệu những đặc trưng, sản phẩm du lịch của mỗi địa phương. Ninh Bình là vùng đất có nguồn tài nguyên du lịch phong phú với nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng và môi trường sinh thái tự nhiên có giá trị.
Các điểm đến hấp dẫn như: cố đô Hoa Lư, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, chùa Bái Đính, nhà thờ Phát Diệm, rừng quốc gia Cúc Phương… đã thu hút sự quan tâm của du khách trong nước và quốc tế. Đặc biệt, quần thể khu di tích – danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới vào năm 2014.
Ninh Bình còn là vùng đất giàu bản sắc văn hóa phi vật thể với hàng trăm lễ hội dân gian, nhiều ngành nghề truyền thống, là đất tổ của nghệ thuật chèo, hát xẩm…
Ông Bùi Thành Đông, Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình cho biết, năm 2019, Ninh Bình đón 7,6 triệu lượt khách tham quan du lịch, tăng 3% so cùng kỳ năm 2018. Trong đó, khách nội địa đạt 6,6 triệu lượt; khách quốc tế đạt 970 nghìn lượt, tăng 10,7 so cùng kỳ năm 2018. Doanh thu đạt 3.600 tỷ đồng, tăng 12% so cùng kỳ năm 2018. Năm 2020, tỉnh Ninh Bình đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia, với chủ đề “Hoa Lư – Cố đô ngàn năm”.
Để đạt mục tiêu thu hút 7,8 triệu lượt khách trong năm 2020, ngành Du lịch tỉnh Ninh Bình tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ngay từ đầu năm, trong đó có xúc tiến, liên kết du lịch với Lào Cai, được xác định là vùng động lực trọng điểm của du lịch miền núi phía bắc.
Đối với tỉnh Lào Cai, du lịch sinh thái là một trong những điểm mạnh, khác biệt, với nhiều điểm đến hấp dẫn như khu du lịch núi Hàm Rồng, thác Bạc, cầu Mây, thác Tình yêu – Suối vàng (Sa Pa); Hồ Na Cồ, khu vực lòng hồ thủy điện Cốc Ly (Bắc Hà); Dền Sáng, Sảng Ma Sáo, Y Tý (Bát Xát)… Du lịch cộng đồng gắn với văn hóa của các dân tộc Giáy, Dao, Mông, Tày, Nùng, Hà Nhì được khai thác tại các huyện Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai, Mường Khương và Bảo Yên, nổi bật là các phiên chợ, lễ hội, làng du lịch homestay… Du lịch mạo hiểm với chinh phục nóc nhà Đông Dương – đỉnh Fansipan, đỉnh Bạch Mộc Lương Tử (Bát Xát), núi Ba mẹ con (Bắc Hà), dù lượn, leo vách đá… Du lịch tâm linh tại Thiền viện Trúc Lâm Đại Giác ở Sa Pa, Đền Thượng, đền Mẫu, đền Đôi Cô (thành phố Lào Cai) và đền Bảo Hà (Bảo Yên) kết nối với các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ.
Tỉnh đã đầu tư phát triển một số sản phẩm du lịch độc đáo như du lịch chợ phiên tại các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai và Mường Khương; du lịch chuyên đề về hoa với các tour mùa hoa Tam giác mạch (Bắc Hà, Si Ma Cai), hoa Đỗ Quyên (Ý Tý, VQG Hoàng Liên), thung lũng hoa (Bắc Hà)… Đặc biệt, tỉnh Lào Cai đã và đang tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch tại Sa Pa và cáp treo chinh phục đỉnh Fansipan cao 3.143 m, được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”. Có thể nói, với điều kiện khí hậu mát mẻ quanh năm cùng phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, Sa Pa luôn là điểm đến lý tưởng của du khách khi đến với Lào Cai.
Tại Hội nghị, các doanh nghiệp du lịch đã nêu nhiều câu hỏi, kiến nghị với hai tỉnh Ninh Bình và Lào Cai về tiềm năng, cơ chế chính sách ưu đãi, thu hút du khách đến địa phương, nhất là cơ chế ưu đãi phục hồi du lịch sau đại dịch Covid-19. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp liên kết tua du lịch theo chuỗi điểm đến của hai tỉnh và kết nối với các tỉnh lân cận ở vùng trung du bắc bộ và miền núi phía bắc.
Video đang HOT
Đến Hang Múa, Ninh Bình ngập trong sắc sen hồng chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên xanh mướt
Cách Thủ đô khoảng 100km, Ninh Bình là địa điểm du lịch ngắn ngày lý tưởng vào cuối tuần cho những bạn trẻ sinh sống trong khu vực Hà Nội.
Thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93km về phía Nam, tại đầu mối giao thông của 3 tuyến đường cao tốc: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Ninh Bình - Thanh Hóa - Vinh và Ninh Bình - Hải Phòng - Hạ Long.
Ninh Bình nổi tiếng với các điểm du lịch như: Chùa Bái Đính, Cố Đô Hoa Lư, Khu du lịch sinh thái Vườn Chim Thung Nham, rừng Cúc Phương, Tràng An, Tam Cốc Bích Động... Cô bạn Linh Linh đã dành trọn 1 ngày để khám phá Khu Du lịch sinh thái Tràng An và Hang Múa. Kết thúc chuyến đi, Linh Linh bày tỏ: "Hi vọng rằng với sự hùng vĩ của mảnh đất kinh đô xưa, Ninh Bình sẽ là điểm đến lí tưởng cho mọi người trong thời gian sắp tới."
Khu du lịch Hang Múa thuộc địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Vé vào cửa: 100.000 đồng/người.
Khi đến với Hang Múa các bạn sẽ được thử sức dẻo dai của mình khi leo lên đỉnh núi thông qua 486 bậc thang đá. Từ đỉnh núi, chúng ta có thể chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp của khu vực Tam Cốc với những cánh đồng lúa bạt ngàn, xanh mướt; ngắm nhìn cố đô Hoa Lư từ trên cao xuống để thấy được sự kì quan, hùng vĩ của mảnh đất kinh đô xưa.
Đặc biệt mùa này Hang Múa đang ngập trong sắc sen nữa. Bản thân mình thấy đi Hang Múa khá mệt, nhất là thời tiết lại nắng nóng nên các bạn hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe thật tốt và trang bị đầy đủ đồ dùng cần thiết để chống nắng.
Ảnh: Linh Linh.
Ảnh: Linh Linh.
Ảnh: Linh Linh.
Ảnh: Linh Linh.
Ảnh: Linh Linh.
Ảnh: Linh Linh.
Ảnh: Linh Linh.
Khu du lịch sinh thái Tràng An được ưu ái gọi bằng những cái tên đầy ví von "Nam thiên đệ nhị động" hay "Vịnh Hạ Long trên cạn." Vé thuyền: 250.000 đồng/người.
Phương tiện di chuyển chính là thuyền, thường chúng ta mất khoảng 2-3h đồng hồ để khám phá hết Tràng An.
Thuyền đò sẽ đưa bạn khám phá hết cảnh quan kì vĩ, sự huyền bí của các hang động, ngắm nhìn phong cảnh non nước hữu tình của toàn bộ khu du lịch sinh thái Tràng An.
Bình thường 1 thuyền sẽ ghép 3-4 người ngồi. Mình đi 2 người nên mua thêm 1 vé nữa để bao cả thuyền, như thế sẽ tự do chụp ảnh hơn. Đến đoạn nào đẹp, các cô chú lái thuyền sẽ dừng lại để chúng mình chụp ảnh.
Tầm 16h chiều, chúng mình đã hoàn thành xong chuyến đi du ngoạn trên mặt nước rồi.
Ảnh: Linh Linh.
Ảnh: Linh Linh.
Ảnh: Linh Linh.
Ảnh: Linh Linh.
Ảnh: Linh Linh.
Ảnh: Linh Linh.
Giếng làng cổ ở Cố đô Hoa Lư - nơi lưu giữ hồn quê Việt Ngoài những di tích nổi tiếng, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ như Tràng An, Tam Cốc - Bích Động... huyện Hoa Lư còn là nơi lưu giữ được nhiều nét đẹp đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc bộ xưa với những giếng làng cổ kính. Bên cạnh những giá trị văn hóa đặc sắc, những chiếc giếng làng còn...