Kết luận mới 10 năm tù oan: Vân tay trên vỏ bia là người khác
Kết luận điều tra cho thấy, dấu vân tay trên vỏ chai bia không phải của Lý Nguyễn Chung. Một số dấu vết tại hiện trường cũng không có căn cứ để xác định.
Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) vừa hoàn tất bản kết luận điều tra bổ sung vụ án giết người cướp tài sản tại thôn Me sau 2 lần bị TAND tỉnh Bắc Giang tuyên trả hồ sơ.
Sáng 9/3 vừa qua, vụ án oan 10 năm đã phải hoãn và TAND trả hồ sơ yêu cầu điều tra lại từ đầu để làm rõ liệu Lý Nguyễn Chung có đồng phạm hay không.
Theo đó, bản kết luận điều tra đã làm rõ các chi tiết: lời khai của nhân chứng về hình ảnh, vóc dáng của người gây án; những dấu vết lạ trên một số đồ vật; lời khai “Chung cùng ai đó” phạm tội, bỏ trốn; dấu vân tay, vân chân trên vỏ chai bia và một số đố vật…
Lý Nguyễn Chung
Trước đó, tại tòa, bà Hoàng Thị Hội (mẹ của bị hại) bất ngờ nói rằng, Lý Nguyễn Chung không phải là đối tượng duy nhất gây án vào buổi chiều tối 12 năm trước. Cơ quan điều tra kết luận Lý Nguyễn Chung phạm tội chủ yếu dựa vào những lời khai, lời luận tội của những người làm chứng. Phía bị hại cho rằng một trẻ em thực hiện hành vi sát hại đối với người trưởng thành là vô lý.
Tuy nhiên, theo kết luận điều tra, lời khai của người thân và bạn bè Lý Nguyễn Chung cho thấy, Chung là người cao to, khỏe mạnh hơn bạn bè cùng trang lứa, đủ thể lực giết nạn nhân H như nội dung vụ án.
Bài liên quan:
Trước đó, anh Nguyễn Văn An, người đi qua nhà nạn nhân vào thời điểm xảy ra án mạng, cho biết, nhìn thấy thanh niên cởi trần cao khoảng 1,65m, khoảng 30 đến 35 tuổi. Tuy nhiên qua thực nghiệm điều tra, anh An cho hay, chỉ thấy người đàn ông khom người, cúi mặt và những con số kia là do anh An suy đoán.
Quá trình khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra phát hiện dấu vết lạ trên cửa hậu ngôi nhà nạn nhân. Tuy nhiên, Chung khai không hề mở cửa hậu. Các tài liệu cũng không đủ căn cứ xác định dấu vết màu nâu (nghi máu) trên cửa hậu được hình thành khi nào và không xác định được ai là người tạo ra dấu vết này.
Video đang HOT
Anh Văn Công An (ở Đắk Lắk) khai ông nghe một người sống cùng gia đình Lý Nguyễn Chung ở Đắk Lắk nói rằng: “Chung cùng ai đó” phạm tội, bỏ trốn vào Tây Nguyên. Tuy nhiên, sau khi đối chất giữa các bên, anh An thừa nhận câu nói này là không chính xác.
Bị cáo khai, sau khi sát hại, bị cáo lôi nạn nhân nhưng hiện trường không thể hiện dấu vết dạng quệt. Tuy nhiên, đến nay, cán bộ kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, không nhớ xung quanh nơi nạn nhân nằm có dấu vết máu dạng quệt hay không.
Riêng dấu vân tay trên vỏ chai bia tại hiện trường (vỏ chai mà Chung dùng gây án), qua trình điều tra xác định, trước khi bị giết, chị H mở của hàng bán tạp hóa, có nhiều chai bia Habada. Nhiều người mua bia về uống rồi trả vỏ và có thể để lại vân tay. Do vậy không xác định được dấu vân tay trên vỏ chai bia gây án là của ai.
Đối với dấu vân chân thu tại hiện trường, so sánh với vân chân của Lý Nguyễn Chung tin trên khổ A4, cơ quan kỹ thuật hình sự xác định 2 dấu đều của cùng một người.
Hiện nay, vẫn không xác định được bộ quần áo và đôi dép Chung mặc khi gây áo ở đâu. Bà Lành (mẹ kế của Chung) xác định, sau khi Chung lên Lạng Sơn thì bộ quần áo ngâm ở chậu nước không còn. Chung khai khi gây án, Chung đi dép nhưng không nhớ rơi ở đâu. Trong khi đó, biên bản khám nghiệm của cơ quan điều tra (Công an tỉnh Bắc Giang) lại xác định: hiện trường khi khám nghiệm đã bị xáo trộn. Do vậy, Cơ quan điều tra Bộ Công an không có căn cứ truy tìm.
Kết luận điều tra cho thấy, Cơ quan CSĐT (Bộ Công an) vẫn xác định không có đồng phạm với Lý Nguyễn Chung trong vụ án mạng thôn Me 12 năm trước.
Cơ quan điều tra giữ nguyên quyết định đề nghị VKSND tối cao truy tố một mình Lý Nguyễn Chung về tội giết người cướp tài sản.
Theo nội dung vụ án, chập tối 15/8/2003, Chung đến quán chị Nguyễn Thị Hoan để mua dầu gội đầu. Khi đi Chung mang trong người một con dao. Nhìn thấy tiền trong tủ kính, Chung nảy sinh ý định giết người cướp của.
Chung rút dao tấn công. Chung đâm chị Hoan nhiều nhát đến khi dao gãy. Chung còn đập đầu chị Hoan xuống nền nhà và dùng vỏ chai bia tấn công.
Khi chị Hoan không còn cử động, Chung lấy gối ở giường trùm lên mặt đến khi nạn nhân tắt thở hẳn. Chung tháo 2 chiếc nhẫn màu vàng ở tay chị Hoan và lấy tiền rồi ra về.
Sau khi gây án, Lý Nguyễn Chung bỏ trốn vào Tây Nguyên sinh sống. Ở quê hương,ông Nguyễn Thanh Chấn đã bị bắt và kết án tù chung thân. Ông Chấn chịu tội thay cho Chung 10 năm trời.
Tháng 10/2013, Lý Nguyễn Chung ra đầu thú. Ông Chấn được trả tự do.
Phiên tòa xét xử lại về một vụ án cách đây 12 năm đã 3 lần được mở nhưng đến nay TAND tỉnh Bắc Giang vẫn chưa thể tuyên án.
Theo_Eva
Vụ án oan "chấn động": Lý Nguyễn Chung có thêm đồng phạm?
Luật sư Giáp Văn Điệp cùng gia đình nạn nhân Nguyễn Thị Hoan đề nghị HĐXX làm rõ nghi vấn có hay không đồng phạm giúp Lý Nguyễn Chung thực hiện hành vi sát hại chị Nguyễn Thị Hoan trong vụ án xảy ra 12 năm trước.
Như Dân trí đã thông tin, sáng 6/3, TAND tỉnh Bắc Giang đã đưa ra xét xử sơ thẩm phiên tòa hình sự vụ án "Giết người", "Cướp tài sản" đối với bị cáo Lý Nguyễn Chung - kẻ sát hại chị Nguyễn Thị Hoan xảy ra tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang vào ngày 15/8/2003.
Tại phiên toà chiều 6/3, Đại diện Viện kiểm sát cho rằng lời khai của Chung trước cơ quan điều tra và trước tòa đều phù hợp với kết quả khám nghiệm hiện trường. Kiểm sát viên giữ nguyên quan điểm truy tố của Viện kiểm sát.
Đại diện Viện kiểm sát cho rằng hành vi của Lý Nguyễn Chung có tính chất nguy hiểm cho xã hội, hung thủ đã thực hiện chuỗi hành vi sát hại bằng được chị Hoan. Vụ việc đã làm thiệt hại, tổn thất lớn cho phía gia đình nạn nhân, gây bức xúc cho dư luận nhân dân, do đó, cần phải áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc để xử lí đối với bị cáo.
Tuy nhiên, Chung chưa từng có tiền án tiền sự, là người dân tộc thiểu số nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật. Thời điểm phạm tội, hung thủ mới hơn 14 tuổi, do đó Viện kiểm sát đề nghị ông Lý Văn Chúc (Bố đẻ của Chung) cũng phải có trách nhiệm trong việc bồi thường cho gia đình nạn nhân.
Luật sư cho rằng, có thể có thêm đồng phạm trong vụ Lý Nguyễn Chung giết hại chị Nguyễn Thị Hoan vào năm 2003.
Từ đó, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt Lý Nguyễn Chung 12 năm tù về tội "Giết người" và từ 2 - 3 năm tù về tội "Cướp tài sản". Tổng hợp hình phạt chung cả 2 tội danh là 12 năm tù giam; đồng thời, phải bồi thường mai táng phí cho gia đình nạn nhân là 10 triệu đồng, tổn thất về tinh thần 69 triệu đồng và những tài sản bị cướp, mất, tổng cộng khoảng 79 triệu đồng. Ngoài ra, bị cáo còn phải bồi thường phí cấp dưỡng nuôi anh Nguyễn Văn Đức và anh Nguyễn Xuân Tiến từ thời điểm gây án cho đến 18 tuổi theo quy định của pháp luật.
Luật sư Hoàng Minh Hiển, luật sư bào chữa cho Lý Nguyễn Chung cho rằng về tài sản mà Chung đã khai cướp của chị Hoan, 2 chiếc nhẫn vàng Chung đã đưa cho anh trai Lý Văn Phúc, nhưng Phúc đã chết và cơ quan điều tra không thu được tài sản, do đó không có căn cứ để xác định giá trị của 2 nhẫn vàng. Còn số tiền 59.000 đồng, do chị Hoan đã chết, cơ quan chức năng cũng không thu lại được nên cũng không có căn cứ xác định số tiền Chung lấy.
Bà Nguyễn Thị Lãnh (mẹ kế Lý Nguyễn Chung) có mặt tại phiên toà trả lời câu hỏi của HĐXX về các tình tiết trong vụ án.
Bà Hoàng Thị Hội, đại diện bên bị hai có mặt tại phiên toà xét xử Lý Nguyễn Chung.
Qua đó, Luật sư Hiển đề nghị HĐXX bác bỏ quan điểm truy tố tội danh "Cướp tài sản" đối với Lý Nguyễn Chung mà Viện kiểm sát đã đề nghị và áp dụng hình phạt 7 năm tù giam đối tội "Giết người" của Chung.
Theo Luật sư Giáp Văn Điệp, luật sư bào chữa cho đại diện gia đình nạn nhân, cơ quan chức năng dùng chứng cứ là dấu vân chân thu thập trên hiện trường để buộc tội Lý Nguyễn Chung, nhưng dấu vân chân đó không được thu thập theo trình tự pháp luật quy định. Chứng cứ buộc tội đến thời điểm này chỉ có lời nhận tội của Chung và một số nhân chứng gián tiếp khác, chưa đủ sức thuyết phục.
Vấn đề nữa, cần phải làm rõ việc có đồng phạm giúp Lý Nguyễn Chung thực hiện vụ án hay không?. Bởi thời điểm gây án, Lý Nguyễn Chung còn là trẻ em, chị Hoan là một người trưởng thành, lại có sức khỏe rất tốt nên khả năng một mình hung thủ gây án là điều khó xảy ra.
"Khi gây án, Chung đã bị dao đâm vào tay và để lại hai vết sẹo, sau đó Chung còn mở tủ kính và hộp đựng tiền, nhưng kết quả khám nghiệm hiện trường lại không thu được vết máu của Chung. Khi lấy tiền xong, lúc Chung đã có hành động tắt điện để đi và có vết máu để lại trên công tắc. Từ đó có thể nhận định có thể có một người khác mở cửa tủ lấy tiền" - Luật sư Điệp nêu nghi vấn.
Từ những nghi vấn trên, Luật sư Điệp đã đề nghị HĐXX trả hồ sơ để điều tra bổ sung và xem xét việc có bỏ lọt đồng phạm trong vụ án này hay không?.
Phiên xử kéo dài đến cuối giờ chiều 6/3, HĐXX quyết định tạm nghỉ phiên tòa do hết giờ. Thứ hai tuần tới (8/3), HĐXX sẽ tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lý Nguyễn Chung.
Q.Đô
Theo dantri
Nghi ngờ sát thủ vụ "án oan ông Chấn" có đồng phạm Sau 1 ngày xét xử vụ án Lý Nguyễn Chung mới chỉ dừng ở phần tranh luận, Hội đồng xét xử sẽ tiếp tục làm việc vào ngày 9.3. Bị cáo Lý Nguyễn Chung (SN 1988) là hung thủ thật trong vụ án sát hại chị Nguyễn Thị Hoan vào năm 2003, khiến ông Nguyễn Thanh Chấn (SN 1961, ở thôn Me, xã...