Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị COVID-19
Y học cổ truyền có thể kết hợp với y học hiện đại trong việc điều trị COVID-19, giúp làm giảm triệu chứng và tỷ lệ biến chứng nặng…
Y học cổ truyền có lịch sử lâu dài trong việc phòng chống các bệnh truyền nhiễm
Không giống như y học hiện đại dựa trên bằng chứng, y học cổ truyền là y học thực nghiệm được phát triển dựa trên các quan sát lâm sàng tích lũy được qua nhiều thế kỷ.
Nó không chỉ giải quyết yếu tố căn nguyên để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh mà còn hỗ trợ chức năng miễn dịch của cơ thể giúp chống lại bệnh tật và khắc phục di chứng.
Thời xưa, khi đối mặt với bệnh truyền nhiễm, không xác định được tác nhân gây bệnh cụ thể, các thầy thuốc có thể quan sát triệu chứng của bệnh nhân, đánh giá tình trạng bệnh và phát triển các pháp phương điều trị cho các giai đoạn khác nhau của bệnh.
Hầu hết các lý thuyết cơ bản của y học cổ truyền được xây dựng dựa trên Hoàng đế nội kinh. Tài liệu này đề cập đến vấn đề phòng ngừa trước khi dịch bệnh xảy ra, các phương pháp phòng ngừa lây truyền bệnh và ngăn ngừa tái phát sau khi phục hồi.
Các biện pháp phòng ngừa trước khi dịch bệnh xảy ra bao gồm: Tránh xa nguồn lây nhiễm, cắt đứt đường lây truyền, giảm thiểu tác động của môi trường đối với nhóm đối tượng nhạy cảm (người cao tuổi, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mãn tính…) và tăng cường khả năng tự bảo vệ của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
Sau khi bệnh xảy ra, cần có các biện pháp tích cực để ngăn chặn tình trạng bệnh trở nên nặng và nguy kịch. Điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn tái phát khi phục hồi.
Video đang HOT
Theo y học cổ truyền, các nguyên tắc thiết yếu để phòng và điều trị bệnh là nâng cao chính khí, loại bỏ tà khí và điều trị bệnh theo nguyên nhân gây bệnh. Để nâng cao chính khí cần phải điều chỉnh các chức năng cơ thể, đạt được cân bằng nội môi và tối đa hóa khả năng tự bảo vệ của cơ thể.
Ngoài thuốc sắc hoặc thuốc chế phẩm có nguồn gốc tự nhiên ra, có thể sử dụng các phương pháp không dùng thuốc khác như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, khí công, thiền định và dinh dưỡng.
Trong Thương hàn luận có ghi chép lại các thảo dược, bài thuốc và cách sử dụng cho các bệnh truyền nhiễm. Các phương thuốc này được gia giảm tùy theo điều kiện riêng vì hầu hết các chúng đều nhằm mục đích điều chỉnh các chức năng của cơ thể, đã được sử dụng rộng rãi ở các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản. Chúng đã tồn tại qua thời gian và vẫn được coi là có sự liên quan lớn trong môi trường ngày nay. Các bài thuốc được đề xuất trong phác đồ điều trị COVID-19 như: Ma hoàng thạch cam thang, Ngân kiều tán… đều đã được chứng minh là có hiệu quả.
Ứng dụng y học cổ truyền trong phòng chống COVID-19
Y học cổ truyền dùng thuốc sắc theo thể bệnh, giai đoạn bệnh và thuốc chế phẩm được thử nghiệm lâm sàng, đánh giá an toàn, hiệu quả và được cấp bằng sáng chế như: Thanh phế bài độc thang, Hóa thấp bài độc phương, Hoắc hương chính khí hoàn, chế phẩm Liên hoa thanh ôn, chế phẩm Sơ phong giải độc nang, chế phẩm Phòng phong thông thánh, Kim hoa thanh cảm… Bên cạnh thuốc uống, còn có một số loại thuốc tiêm như: Xiyanping, Xuebijing, Shenfu Injection và Shengmai.
Các vị thuốc, bài thuốc được nghiên cứu đánh giá tác dụng dược lý, các kết quả cho thấy các tác dụng như kháng virus phổ rộng trong đó có coronavirus, điều hòa miễn dịch, chống viêm, cải thiện chức năng tim, phổi, thần kinh.
Nghiên cứu đánh giá tác dụng chống COVID-19 của Bài tập khí công truyền thống, thở 6 thì chữa bệnh, khí công quy tức (có lợi cho phổi), khí công tăng sức khỏe, daoyin (đạo dẫn), bài tập 8 bước có lợi cho phổi, baduanjin (bát đoạn cẩm), thiền định.
Về các phương pháp tác động huyệt vị, có các nghiên cứu đánh giá tác dụng chống COVID-19 của bấm huyệt, châm kim, đính hạt loa tai, xoa bóp trị liệu vùng phổi để điều hòa khí và làm dịu lồng ngực.
Tại Việt Nam, trong công văn số 1306/BYT – YDCT về việc tăng cường phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 bằng các phương pháp y học cổ truyền do Bộ Y Tế đã ban hành ngày 17/3/2020 có đưa ra các bài thuốc cổ phương có thể áp dụng trong điều trị COVID-19 từng giai đoạn, tùy vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể mà thầy thuốc lựa chọn pháp phương và gia giảm cho thích hợp.
- Giai đoạn khởi phát với pháp điều trị sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế chỉ khái. Có thể sử dụng các bài thuốc: Ngân kiều tán, Sâm tô tán, Nhân sâm bại độc tán, Hạnh tô tán…
- Giai đoạn toàn phát với pháp điều trị tuyên phế, thanh nhiệt, định suyễn; có thể sử dụng các bài thuốc: Ma hạnh thạch cam thang. Hoặc dùng pháp điều trị thanh dinh thấu nhiệt với bài thuốc Thanh dinh thang.
- Giai đoạn hồi phục với những bài thuốc bổ âm dương, khí huyết, tạng phủ như: Bảo nguyên thang, Thập toàn đại bổ, Sinh mạch tán, Nhân sâm dưỡng vinh thang, Lục vị địa hoàng hoàn hợp sinh mạch ẩm, Dưỡng âm thanh phế thang…
Cho đến nay đã có hàng trăm nghiên cứu lâm sàng về các phương pháp y học cổ truyền trong điều trị COVID-19. Các kết quả cho thấy y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại có thể giảm tỷ lệ các biến chứng nghiêm trọng hoặc nguy kịch, cải thiện khả năng phục hồi lâm sàng và giúp giảm bớt các triệu chứng như ho, sốt, khó thở. Tác dụng chống COVID-19 của y học cổ truyền được minh chứng qua các nghiên cứu về cây thuốc, bài thuốc và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc…
Trị viêm xoang mạn tính bằng y học cổ truyền
Viêm xoang mạn tính có thể chữa bằng nhiều phương pháp trong y học cổ truyền như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, xông mũi xoang...
Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Phối Hiền, Đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cơ sở 3 cho biết, chữa xoang mạn tính có khỏi hoàn toàn hay không là tùy vào nguyên nhân bị xoang của mỗi người và việc tuân thủ điều trị.
Trong đợt viêm xoang cấp, điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi, phòng tránh các tác nhân, nguyên nhân gây viêm mũi xoang, chống phù nề niêm mạc, kết hợp điều trị tại chỗ và toàn thân.
Với y học cổ truyền, phổ biến là phương pháp cứu ấm (hơi nóng của ngải cứu), châm cứu các huyệt quanh mũi, xoang và huyệt vùng cổ gáy.
Xông mũi xoang với tinh dầu: Nếu kết hợp với cấy chỉ, laser châm, nhĩ châm... sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh. Liệu pháp này đa dạng, an toàn, hiệu quả và phù hợp với nhiều mức chi phí.
Xoa bóp: Gồm thủ thuật tác động lên da, như xát, xoa, miết và thủ thuật tác động lên cơ day, ấn và xoa vùng mặt, xoa quanh vùng xoang mũi, xoa vùng cổ gáy.
Ấn các huyệt ở tay, chân và vùng đầu cổ: như huyệt hợp cốc (giữa ngón cái và ngón trỏ), bách hội (giữa đỉnh đầu), thượng tinh (giữa đường chân tóc trước trán), ấn đường (giữa hai chân mày), nghinh hương (khoé ngoài lỗ mũi) ...
Một liệu trình điều trị dài trung bình khoảng 10-15 ngày. Mỗi ngày khoảng 20 phút một lần trị liệu. Tùy theo mức độ và diễn biến của bệnh, bệnh nhân có thể áp dụng nhiều liệu trình khác nhau.
Ngoài ra, y học cổ truyền còn sử dụng các vị thuốc có tác dụng phát tán phong hàn, phong nhiệt, nâng chính khí như bài hạnh tô tán gia giảm, bài ngọc bình phong tán gia giảm, bổ trung ích khí thang gia giảm... để chữa viêm xoang mạn.
Theo bác sĩ Hiền, với tây y, các thuốc đầu tay chữa viêm xoang mạn là thuốc kháng sinh, thường dùng 2-3 tuần, thuốc corticosteroid uống, dùng thuốc co mạch. Kết hợp với rửa mũi bằng nước muối sinh lý, làm thuốc mũi, rửa mũi xoang thuốc corticosteroid dạng xịt. Ưu điểm giúp giảm nhanh triệu chứng. Tuy nhiên, nhược điểm là không thể dùng lâu dài vì tác dụng phụ của thuốc.
Viêm xoang mạn tính là do viêm niêm mạc mũi xoang. Bệnh không chỉ khiến người mắc khó chịu mà còn có thể dẫn đến biến chứng, như viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm thần kinh sau nhãn cầu. Nghiêm trọng hơn là viêm màng não, gây áp xe ngoài màng cứng, áp xe não...
Bệnh có nhiều triệu chứng đặc trưng, gồm đau nhức âm ỉ vùng mặt, ngạt mũi, giảm ngửi, ho, khịt khạc đờm. Khi soi mũi thấy khe mũi có mủ. Người bệnh có thể bị sốt, kém tập trung, mệt mỏi. Dịch nhầy chảy ra đường mũi hay đường sau họng (dịch chảy từ hệ thống xoang xuống thành họng sau), cảm giác đau vùng mặt, sưng hay nặng nề, giảm khứu giác. Các triệu chứng này tiến triển và hay tái phát, kéo dài trên 12 tuần.
Bác sĩ khuyên người bệnh khi có các triệu chứng như trên, cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám kỹ lưỡng, loại trừ các nguyên nhân khác. Từ đó, phát hiện sớm và điều trị kịp thời, dứt điểm.
Để dự phòng bệnh, người dân giữ ấm cơ thể, vệ sinh tay sạch, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc. Đồng thời, tránh tiếp xúc với nguồn gây dị ứng, không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế rượu bia và thường xuyên rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể lực, sức đề kháng.
Xem bác sĩ dùng điện châm chữa liệt nửa người cho bệnh nhân đột quỵ Tai biến mạch máu não - đột quỵ là một bệnh lý nguy hiểm, thường gặp vào mùa rét. Vì các tế bào não bị tổn thương, bệnh nhân đột quỵ sẽ đối mặt với các di chứng, điển hình là liệt nửa người. Theo BS Nguyễn Khắc Ninh, Trưởng khoa Đột quỵ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Châm cứu Trung...