Kết hôn với người nước ngoài: Nỗi buồn và nước mắt
Một lần về công tác tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), tình cờ tôi được một đồng nghiệp mời đến dự một đám cưới: cô gái đất hoa Đà Lạt lấy một ông “Tây”, người Australia.
Theo lời giới thiệu của bạn đồng nghiệp thì cô dâu năm nay 26 tuổi còn chú rể ở vào độ tuổi 45. Khác với nhiều đám cưới ở đất hoa Đà Lạt, đám cưới này được tổ chức ngay tại nhà gái. Do vậy, khách đến dự đám cưới, ngoài một số bạn bè của cô dâu còn phần đông là bà con thân tộc họ nhà gái, cộng với mấy anh em nhà báo chúng tôi.
Lần đầu tiên đến dự một đám cưới người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài nên tôi để mắt quan sát xung quanh đám cưới, nhưng xem ra cũng không tìm được gì khác lạ so với các đám cưới của người Việt Nam với nhau. Trước khi ngồi vào bàn tiệc, mở đầu câu chuyện vẫn là vài lời của ông chủ hôn. Sau đó cô dâu, chú rể từ trong phòng bước ra trình diện. Sau nữa, ông Trưởng ban tổ chức có vài lời giới thiệu về cô dâu và chú rể rồi đề nghị mọi người cùng nâng cốc chúc mừng hạnh phúc trăm năm của họ.
Chừng hơn nửa giờ sau, khi đám tiệc gần tàn, cô dâu, chú rể bước lại bàn chúng tôi. Anh bạn đồng nghiệp vốn là người nhà của cô dâu đề nghị chúng tôi cùng chụp ảnh kỷ niệm với cô dâu và chú rể. Sau đó, anh giới thiệu: Cô dâu tên là Ngọc T., làm nghề trồng hoa ở Đà Lạt. Còn chú rể là Pon-ting, quốc tịch Australia, cách đây hơn một năm, chú rể lên thăm Đà Lạt và gặp Ngọc T. Họ yêu nhau. Pon-ting về nước xin phép bố mẹ và trở lại Việt Nam làm đám cưới. Theo đề nghị của Pon-ting, gia đình và cô dâu đồng ý bỏ các thủ tục đến làm lễ ở nhà thờ và đón dâu xung quanh bờ hồ Xuân Hương.
Tranh thủ lúc người bạn đồng nghiệp đang nói chuyện với Pon-ting, tôi hỏi Ngọc T.:
- Ở bên kia, ông xã em làm gì?
- Em cũng không biết nữa, nghe anh ấy nói với em trong lần gặp đầu tiên thì anh ấy là một nhà doanh nghiệp, sang Việt Nam để tìm hiểu thị trường. Anh ấy nói nhiều lắm nhưng vì trình độ tiếng Anh yếu nên em không hiểu hết được.
- Thế anh ấy có biết tiếng Việt không?
- Cũng sơ sơ thôi.
- Vậy hai người chưa hiểu nhau kỹ càng?
Video đang HOT
- Đúng vậy. Em biết rất rõ điều này. Nhưng thôi anh ạ, em đã quyết định rồi. ước mong của em là làm sao sau đám cưới được đến Australia càng nhanh càng tốt.
Nói xong, cô gái xin phép tôi và cùng chàng rể đến chào các vị khách ở bàn tiệc khác. Đến lúc này, người bạn đồng nghiệp mới nói cụ thể cho chúng tôi nghe thêm về Ngọc T.. Cách đây 5 năm, Ngọc T. gặp và bị một tên “sở khanh” lừa. Khi gặp Ngọc T., hắn ta tự giới thiệu là một giám đốc cỡ bự ở tỉnh Khánh Hoà và tán tỉnh Ngọc T. Hắn cũng hứa hẹn đủ điều với T. nhưng rất may cho Ngọc T. là khi chuẩn bị làm đám cưới thì hắn bị bắt. Hỏi ra mới biết hắn là tên buôn lậu 100%. Từ đó, Ngọc T. luôn sống trong tâm trạng u buồn. Do vậy khi gặp Pon-ting, T. đã vội vã nhận lời cầu hôn của anh ta. Hy vọng của Ngọc T. là qua đây sẽ là chiếc cầu nối để được sống ở xứ người. Không rõ ý nguyện của Ngọc T. có trở thành hiện thực không?
Bẵng đi một thời gian, trong một chuyến đi công tác ở các tỉnh phía Nam, tôi lại có dịp gặp ông bạn đồng nghiệp. Vừa gặp nhau, anh đã chủ động hỏi tôi:
- Cậu còn nhớ đám cưới giữa Ngọc T. và anh chàng Pon-ting không?
- Nhớ chứ! Bây giờ họ ra sao rồi?
- Có lẽ phải bắc thang lên hỏi ông trời mới rõ. Còn theo mình, 100% là T. lại bị một quả lừa nữa rồi. Thật là khổ cho T. Tính cô ấy thiếu chín chắn, bồng bột, tất yếu sẽ bị những kẻ lừa đảo lợi dụng
- Thế còn anh chàng Pon-ting?
- Trở về Australia, nghe Ngọc T. nói lại, có viết cho cô ấy 2 lá thư, sau đó tịt luôn.
- Tại sao, ông là người bà con với cô ấy, trước khi cưới ông không tham gia ý kiến?
- Ngay cả bố mẹ cô ta cũng không khuyên giải nổi huống hồ là tôi ở xa. 4 ngày trước khi T. cưới, tôi nhận được thiếp mời. Cũng may là đúng dịp có lễ hội mà có điều kiện kết hợp đi đám cưới, còn không chắc cũng khó. Do vậy, khi lên đến nơi, tôi mới chỉ được Ngọc T. nói chung chung về lý lịch của chàng rể. Lúc đó dẫu có góp ý cũng rất khó. Vả lại, động cơ của Ngọc T. như anh đã biết, đâu phải đi tìm hạnh phúc với người chồng ở xứ người mà là tìm đường vượt biên hợp pháp và trốn tránh một quá khứ u buồn.
Những chuyện quanh đám cưới giữa cô Ngọc T. và anh chàng Pon-ting khiến cho tôi liên tưởng đến một câu chuyện tình khác giữa một cô gái người Việt Nam tên là Nguyễn Thị H. và một chàng trai người Pháp tên Toms. Họ yêu nhau và mong được sống với nhau đến khi đầu bạc, răng long. Thế mà không ngờ, sau khi H. sinh được một đứa con trai, Toms trở về Pháp đã bỏ mặc mẹ con H. Sau rất nhiều lần gửi thư và điện tín tìm chồng nhưng vẫn không có kết quả hồi âm, Nguyễn Thị H. đã tự kết liễu đời mình. Khi mọi người trong gia đình phát hiện và đưa H. vào bệnh viện cấp cứu thì H đã trút hơi thở cuối cùng.
Theo các bác sĩ thì trước đó, .H đã uống một liều thuốc sâu quá mạnh nên không thể cứu sống được. Sau khi H. qua đời, mọi người mới có dịp kể cho nhau nghe về lịch sử của mối tình này. H. vốn là một cô gái xinh xắn, lớn lên trong một gia đình nghèo ở quận Bình Thạnh, TP HCM. Do hoàn cảnh gia đình khắc nghiệt, bố bị mù, mẹ thường xuyên đau yếu nên ngay từ nhỏ, H. không được cắp sách đến trường mà ở nhà phụ giúp mẹ buôn bán nhưng vẫn rất chật vật. Do vậy, nghe theo lời khuyên của bè bạn, cô gom góp được ít tiền sang Campuchia làm ăn. Tại đây, tình cờ cô đã gặp một thanh niên người Pháp tên là Toms.
Theo H. tâm sự với bạn bè thì Toms là một thanh niên hiền lành, tế nhị. Ở vào thời điểm gặp H., Toms 28 tuổi còn H. vừa tròn 20 tuổi. Khi gặp H., chàng trai người Pháp này hầu như không biết tiếng Việt Nam. Nhưng qua nhiều lần tiếp xúc với H., anh ta đã nói được một số từ thông dụng. Hàng ngày, Toms thường xuyên đến quầy hàng tìm H. Thấy H. là một cô gái Việt Nam hiền lành, nết na nên Toms đã quyết định cầu hôn với H. Trước khi cầu hôn, Toms đã đưa cho H. xem bản xác nhận bằng tiếng Pháp. Theo Toms thì đó là bản “cam kết độc thân” của anh ta. Trước cử chỉ của Toms, H. đã nhận lời.
Mặc dù chưa làm lễ cưới nhưng hai người đã sống một cuộc sống vợ chồng ở đất nước Chùa Tháp trong một thời gian khá dài. Theo Toms thì sau khi H. chấp nhận lời cầu hôn, anh ta đã điện về cho gia đình ở Pháp làm mọi thủ tục để cho H. và Toms làm lễ cưới chính thức. Toms còn hứa với H. rằng, sau lễ cưới, anh ta sẽ đón H. sang Pháp sống. Những lời hứa hẹn tốt đẹp của Toms khiến cho H rất cảm động. Tình yêu của H. đối với chàng trai Pháp càng trở nên mặn mà. Hàng ngày, cô khao khát được sống bên Toms. Sau đó ít lâu, H. mang thai. Theo đề nghị của cô, Toms đã đưa H. về quê sinh nở.
Công bằng mà nói, trong chuyện này, chàng trai người Pháp khá chu đáo. Anh ta chẳng những lo mua vé máy bay cho vợ trở lại Việt Nam mà còn lo cung cấp tài chính, giấy tờ để đứa con ra đời được mang họ của Toms. Anh ta còn hứa sẽ tới nơi chôn rau, cắt rốn của H vào đúng dịp đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời. Quả thực, Toms đã thực hiện lời hứa. Sau khi nhận được điện của gia đình H., anh ta đã xin nghỉ phép về quê vợ. Nhìn đứa trẻ giống mình như đúc, Toms đã ôm nó vào lòng với những cảm xúc gần gũi, thân thương.
Mặc dù biết tiếng Việt không nhiều nhưng Toms vẫn trực tiếp đến trụ sở chính quyền địa phương để xin làm khai sinh cho đứa trẻ. Thấy thái độ và cử chỉ của chàng rể người Pháp, bà con cô bác ở đây rất phấn khởi và mừng cho mẹ con H. Ai cũng vui khi thấy đứa con lai ra đời khỏe mạnh và lớn nhanh. Còn gia đình H., qua việc con gái mình kết hôn với một chàng trai người Pháp cũng phần nào bớt đi những khó khăn. Nhưng vì công việc nên Toms chỉ ở lại gia đình H. được một tuần. Trước lúc chia tay gia đình vợ, anh ta hứa trở về Pháp sẽ làm thủ tục bảo lãnh cho cả gia đình H. sang Pháp.
Theo những người trong gia đình H. thì khi Toms trở về nước, đã vài lần viết thư cho H. Trong những lá thư và các bức điện tín, Toms đều thổ lộ nỗi nhớ vợ con. Sau đó là vài dòng thông báo tình hình công việc của anh ta. Qua những lá thư đó, H. cảm thấy vững tâm và đặt niềm tin vào người chồng. Nhưng rồi, sự việc lại không theo mong muốn và ước vọng của cô. Trở về Pháp, Toms đã phản bội lời cam kết của mình.
Sau nhiều lá thư gửi đi, H. vẫn không nhận được thư hồi âm của Toms nên buộc cô phải làm đơn nhờ chính quyền địa phương giúp đỡ liên lạc với người chồng ở bên Pháp. Song rất tiếc khi nối được liên lạc, đầu dây bên kia lại trả lời “Toms đi vắng”, lần khác thì nói: “Toms đi công tác” v.v… Biết bị Toms phụ bạc, H. rất căm giận anh ta. Cuối cùng, vì không tự kiềm chế được, H đã tự kết liễu đời mình và để lại đứa trẻ 6 tháng cho bố mẹ đẻ.
Thế mới biết việc kết hôn và sống với người nước ngoài theo đúng nghĩa vợ chồng không đơn giản chút nào. Đáng tiếc là trong mấy năm gần đây, tình trạng này có chiều hướng gia tăng. Trên thực tế, đã xuất hiện một số tổ chức trá hình làm dịch vụ, tìm mối, dẫn dắt các cô gái Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Điều đáng nói là phần lớn các cô gái Việt Nam mơ ước được kết hôn với người nước ngoài không phải với mục đích xây dựng hạnh phúc với họ mà vì những lý do thấp hèn về kinh tế hoặc một cuộc vượt biên hợp pháp, mặc dù họ biết rất rõ đó là sự phiêu lưu, mạo hiểm
Theo Pháp luật XH
Bàng hoàng với clip tuyển vợ trần truồng
Một video làm người xem gần như bàng hoàng ghi lại cảnh hàng chục cô gái đang e thẹn "trình diễn" cho những người... tuyển vợ "xem măt".
Hai đoạn video có độ dài hơn 19 phút được quay một cách kỹ lưỡng, cho thấy hàng chục cô gái xếp hàng rồi lần lượt theo thứ tự trú bỏ lớp khăn quàng bên ngoài, trần truồng để các "quý ông" người Hàn xem mặt (và xem cả thân thể).
Video nói trên không chứng minh được các cô gái đến từ đâu nhưng một vài thành viên các diễn đàn mạng tin rằng đó là các cô gái Việt Nam.
Thời gian gần đây, lấy chồng ngoại (phần lớn là Đài Loan và Hàn Quốc) có xu hướng lan rộng ở Việt Nam. Cùng với sự ra đời của hàng loạt dịch vụ môi giới hôn nhân thì lấy chồng ngoại là một điểm đến hấp dẫn cho những cô gái đến từ nông thôn.
Nhiều cô gái quá lầm tưởng về một cuộc sống xa hoa nên đã dấn thân vào con đường đầy may rủi. Hàng lọat vụ đột tử của cô dâu Việt tại Hàn Quốc mà báo chí đã lên án không làm chùn chân các cô gái nghèo ôm giấc mơ xuất ngoại với giấc mơ đổi đời. Sau khi được xem mặt (như một món hàng), các cô gái lọt vào tầm ngắm của các chàng rể ngoại bỗng dưng biệt tăm xuất ngoại. Cuộc sống của họ về sau đánh đổi và phó mặc với sự may rủi.
Theo ông Lê Minh Tiến, giảng viên xã hội học - ĐH Mở TP.HCM, có thể cải thiện tình hình này trong ngắn hạn bằng cách thành lập các trung tâm tư vấn, môi giới kết hôn với người nước ngoài một cách chính thức.
"Những trung tâm này sẽ làm đầu mối nhằm thay thế cho các nhóm môi giới phi chính quy như hiện nay như là cách để giúp chị em phụ nữ có những lựa chọn tốt nhất có thể và cũng nhằm bảo vệ lợi ích cho họ, bởi hiện nay những đường dây môi giới phi pháp đang "ăn" khá dày cho mỗi vụ kết hôn thành công, và có những cách thức làm ăn xúc phạm nhân phẩm phụ nữ Việt Nam", ông Tiến cho biết.
Theo Nguoduatin
Những đường dây chọn vợ như... xem hàng hóa "Nhiều đối tượng người nước ngoài cấu kết với một số cò mồi, môi giới Việt Nam dẫn dắt hình thành những đường dây buôn bán người xuyên quốc gia. Chúng tạo dựng nhiều vụ xem mặt, chọn vợ làm mất đi nhân phẩm của con người phụ nữ Việt Nam". Hàng vạn phụ nữ "kết hôn không giấy tờ" với đàn ông...