Kết hôn theo hợp đồng, phân chia tài sản thế nào?
Việc các cặp đôi lập hợp đồng tiền hôn nhân đã được thực hiện tại nhiều quốc gia, song đây sẽ là lần đầu tiên thỏa thuận này được áp dụng tại Việt Nam.
Được phép thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
Ngay sau khi Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được ban hành, mở rộng phạm vi chế độ tài sản của cặp vợ chồng. Các cặp vợ chồng có thể thỏa thuận trước với nhau về tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Việc các cặp đôi lập hợp đồng tiền hôn nhân đã được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới, song đây sẽ là lần đầu tiên thỏa thuận này được áp dụng tại Việt Nam.
Việc bổ sung chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng sẽ giúp các cặp vợ chồng có thêm sự lựa chọn trong việc xác định quan hệ tài sản trong hôn nhân. Đây là thỏa thuận dân sự, đã qua thủ tục công chứng hoặc chứng thực, nên không cần đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và ghi nhận trong đăng ký kết hôn. Về thời điểm xác lập thỏa thuận, dự án quy định thỏa thuận tài sản phải được lập trước khi kết hôn .
Quy định này được cho là nhằm thể hiện quan điểm của Nhà nước, về việc ưu tiên sử dụng chế độ tài sản theo luật định, và đảm bảo tính ổn định của quan hệ tài sản trong gia đình Việt Nam.
Hợp đồng tiền hôn nhân, thỏa thuận chế độ tài sản hợp pháp khi nào?
Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì để thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận như sau:
- Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:
Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình; Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản; Nội dung khác có liên quan.
Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định.
Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản. Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Video đang HOT
Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu
Đã là thỏa thuận, các bên trong quan hệ dân sự được tự do thỏa thuận với nhau về bất kỳ điều khoản nào.
Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất của hôn nhân là sự gắn kết giữa một người đàn ông và một người phụ nữ, cùng mong muốn xây dựng một tổ ấm được gọi là gia đình đó, cũng cần phải có tài sản nhất định để vun vén, có những nhu cầu cần phải đáp ứng đối với một gia đình. Vì vậy, không hẳn tất cả thỏa thuận của vợ chồng đều được chấp nhận. Nhiều trường hợp làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, con cái, ảnh hưởng đến lợi ích của người thứ 3 cần phải được pháp luật can thiệp.
Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;
Theo đó, thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Như vậy, nếu thỏa thuận về chế độ tài sản của hai vợ chồng được thỏa thuận theo hình thức miệng thì không có giá trị hiệu lực.
- Vi phạm một trong các quy định về nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng, quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng; giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.
Các bên vợ chồng hoàn toàn có thể dựa vào quy định pháp luật để thực hiện hợp đồng tiền hôn nhân, như vậy cũng giúp cho các bên tránh được tình trạng mâu thuẫn, tranh chấp về tài sản trong thời kỳ hôn nhân.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Lựa chọn pháp luật nước nào để ly hôn có yếu tố nước ngoài?
Pháp luật hiện hành không có khái niệm về quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài nhưng từ khái niệm về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 có thể hiểu quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Hôn nhân hai quốc tịch vốn là 1 lĩnh vực, 1 đề tài với nhiều nguồn pháp luật liên quan điều chỉnh. Qua đó cũng đòi hỏi sự quy định chặt chẽ cụ thể để người làm luật và người áp dụng pháp luật không có những đòi hỏi, những áp dụng, những sự hiểu biết chồng chéo vướng mắc mới mong việc thực thi được thuận lợi.
Tìm hiểu riêng về việc ly hôn giữa hai người có hai quốc tịch khác nhau, có nhiều vấn đề khi xem xét, mọi người có thể có sự so sánh rõ ràng là áp dụng luật của nước người chồng thì có lợi hơn, vấn đề khác áp dụng luật của nước người vợ thì dễ dàng ít vướng mắc hơn? Vậy có quyền được lựa chọn hay không? Nếu không thì quy định ra sao?
Áp dụng luật trong ly hôn có yếu tố nước ngoài
Ly hôn là một quan hệ đặc biệt trong quan hệ hôn nhân và gia đình, là cơ sở pháp lý để làm thay đổi hay chấm dứt quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Để thống nhất khi giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình quy định cụ thể việc lựa chọn áp dụng luật theo từng trường hợp sau:
- Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình (theo quy định này thì các bên đương sự hoặc ít nhất một bên đương sự là công dân Việt Nam phải thường trú tại Việt Nam vào thời điểm xin ly hôn. Chỉ khi đó mới áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam để giải quyết việc ly hôn).
- Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.
- Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Như vậy, khi ly hôn có yếu tố nước ngoài, các bên cần phải căn cứ vào các quy định về việc lựa chọn luật áp dụng tùy thuộc vào từng trường hợp nhất định.
Đối với nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài
- Nghĩa vụ cấp dưỡng tuân theo pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú. Trường hợp người yêu cầu cấp dưỡng không có nơi cư trú tại Việt Nam thì áp dụng pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng là công dân.
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu cấp dưỡng của người quy định tại khoản 1 Điều này là cơ quan của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú.
Trình tự, thủ tục giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
- Hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài:
Giấy chứng nhận kết hôn, Nếu không có giấy chứng nhận kết hôn bản gốc thì nộp bản sao do chính cơ quan nhà nước nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn cấp;
Giấy khai sinh của các con;
Giấy tờ của bên có quốc tịch Việt Nam gồm: Bản sao Chứng minh nhân dân; Bản sao hộ khẩu;
Giấy tờ của bên có quốc tịch nước ngoài: Bản sao hộ chiếu hoặc visa đã được hợp pháp hóa lãnh sự; Đơn xin được vắng mặt trong toàn bộ quá trình giải quyết ly hôn tại tòa án Việt Nam đã được hợp pháp hóa lãnh sự
Đơn xin ly hôn: Đơn xin ly hôn do bên không có quốc tịch Việt Nam làm và thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự rồi chuyển về cho bên có quốc tịch Việt Nam ký. Về tài sản chung và con chung hai bên có thể tự thỏa thuận giải quyết hay yêu cầu tòa giải quyết và ghi rõ trong đơn xin ly hôn.
Nơi nộp hồ sơ: TAND cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi đương sự thường trú hoặc tạm trú.
Thời gian giải quyết: theo quy định của Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 thì thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Trong thời hạn 01 tháng kế từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là 02 tháng. Trong thực tế, tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án mà thời gian giải quyết vụ án ly hôn có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn thời gian mà luật quy định.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Từ giã giang hồ, gã nghiện hoàn lương thành ông chủ Trong cái nắng đầu hè oi ả, chiếc máy trộn nguyên liệu đóng táp lô của vợ chồng anh Khương vẫn chạy hết công suất để cho ra những mẻ hàng, kịp yêu cầu của khách. Nhìn người đàn ông cần mẫn xúc xúc, đẩ Đã có lúc tiền chất thành bao tải Đó là câu chuyện về cuộc đời anh Trần Thế...