Kết hôn nhưng không sống chung nhà
Vợ chồng Hiromi và Hidekazu Takeda đã kết hôn nhiều năm và thậm chí có một người con nhưng họ sống ở hai nơi khác nhau và chưa bao giờ ở chung nhà.
Ảnh minh họa
Kết hôn như cặp đôi Hiromi và Hidekazu là kiểu “hôn nhân cuối tuần”. Còn được gọi là “hôn nhân chia xa” hay “shumatsukon” trong tiếng Nhật, kiểu hôn nhân này đang trở nên phổ biến ở Nhật Bản. Nó cho phép các cặp đôi trải nghiệm những lợi ích tổng hợp của việc kết hôn và độc thân. Một mặt, cặp đôi tận hưởng tình yêu và sự hỗ trợ của nhau, mặt khác họ có thể duy trì lối sống cá nhân mà không phải bận tâm về bạn đời. Về cơ bản, điều quan trọng là mối quan hệ này phải dựa trên tình yêu và sự tôn trọng lẫn nhau.
Tuy nhiên, “hôn nhân cuối tuần” cũng tạo ra các thách thức tiềm ẩn, như gánh nặng tài chính và hạn chế tương tác trực tiếp. Sự gia tăng của kiểu hôn nhân này phản ánh những thay đổi xã hội rộng lớn hơn ở Nhật Bản.
Hiromi tự mô tả mình là một người phụ nữ mạnh mẽ, độc lập, làm huấn luyện viên thể hình và quản lý phòng tập thể dục. Chồng cô, Hidekazu, là một nhà tư vấn kinh doanh, người dành phần lớn thời gian trước máy tính, trả lời email và viết báo cáo. Cả hai có lối sống rất khác nhau nhưng lại yêu thương và tôn trọng nhau nên không muốn can thiệp vào cuộc sống của người kia. Giải pháp họ chọn là sống riêng, cách nhau khoảng một giờ đi xe.
“Tôi hiếm khi ở lại qua đêm nhà của vợ. Công việc rất quan trọng trong cuộc đời tôi. Trong cuộc hôn nhân trước, tôi bận rộn với công việc đến mức có khi nhiều ngày liền không về nhà. Tôi nghĩ điều đó đã khiến vợ cũ của tôi rất không hài lòng. Bài học lớn nhất tôi học được từ cuộc hôn nhân trước là phụ nữ cần độc lập về tài chính”, Hidekazu nói.
Trong khi đó, Hiromi chia sẻ: “Nếu chồng ở nhà, tôi có thể không thoải mái làm một số việc, điều này khiến tôi căng thẳng. Với kiểu hôn nhân này, tôi có thể thoát khỏi điều đó”.
“Hôn nhân cuối tuần” cho phép các cặp đôi trải nghiệm những lợi ích tổng hợp của việc kết hôn và độc thân.
Hiromi và Hidekazu có một người con, và đứa trẻ sống với mẹ. Cặp đôi chỉ gặp nhau hai hoặc ba lần một tuần, chủ yếu là khi Hiromi cần giúp đỡ việc chăm sóc con cái. Lối sống này phù hợp với cả hai người, mặc dù họ thừa nhận rằng một số hàng xóm thực sự nghĩ rằng họ đã ly thân hoặc ly hôn. Cả hai đều tin rằng “sống chung không phải là điều cần thiết cho hôn nhân”.
Sống chung không phải là yêu cầu bắt buộc. Tôi và chồng đều hài lòng với cuộc sống hiện tại. Chúng tôi chọn kết hôn như thế này để cảm thấy an toàn vì có người hỗ trợ về mặt tinh thần mà vẫn có thể duy trì cuộc sống cá nhân. Tất cả chúng ta đều có quyền lựa chọn lối sống của riêng mình.
Video đang HOT
Hiromi, một phụ nữ đã kết hôn nhưng không sống chung với chồng
Quyết định thử “hôn nhân cuối tuần” của cặp đôi xuất phát từ những trải nghiệm trong quá khứ. Trong trường hợp của Hidekazu, đó là cuộc hôn nhân thất bại của anh với người vợ đầu tiên, và đối với Hiromi. Đó là việc chứng kiến những căng thẳng giữa cha mẹ cô khi lớn lên, khiến cô tự hỏi liệu những cặp đôi không hạnh phúc khi chung sống với nhau có nên tiếp tục như vậy chỉ để được xã hội chấp nhận.
“Hôn nhân cuối tuần” đang trở nên phổ biến ở Nhật Bản.
Ở Mỹ cũng chứng kiến xu hướng tương tự, được gọi là “living apart tohether” (LAT). Sau đợt sụt giảm do đại dịch Covid-19, số cặp vợ chồng Mỹ sống riêng đã tăng trở lại. Trong khi tỷ lệ kết hôn giảm từ năm 2000 đến năm 2019, tỷ lệ những người đã kết hôn nhưng không sống chung lại tăng lên. Theo dữ liệu về “Gia đình và cuộc sống của người Mỹ” của Cục điều tra dân số, tỷ lệ các cặp vợ chồng sống riêng đã tăng hơn 25% từ năm 2000 đến năm 2019. Tính đến năm 2022, có 3,89 triệu người Mỹ đang sống xa vợ/chồng, tương đương khoảng 2,95% người Mỹ đã kết hôn.
Trong khi đó ở Trung Quốc, cũng có một hình thức hôn nhân khác lạ, được gọi là “hôn nhân hai ngả” (tiếng Hán việt: lưỡng đầu hôn). Kiểu kết hôn này cũng tổ chức lễ cưới và đăng ký kết hôn như hôn nhân bình thường, nhưng thực tế lại giống như hôn nhân hợp đồng. “Hôn nhân hai ngả” không phải là nam lấy vợ, nữ gả chồng. Khi đôi trai gái lấy nhau, người nam không cần sính lễ, người nữ không cần của hồi môn. Vợ chồng thường có hai con, con thứ nhất lấy họ cha và chủ yếu do cha nuôi dưỡng, con thứ hai lấy họ mẹ và chủ yếu do mẹ nuôi dưỡng. Trong gia đình không có khái niệm “ông ngoại”, “bà ngoại”, đứa trẻ gọi người sinh ra cha hoặc mẹ mình là “ông nội” và “bà nội”.
Đây là một hình thức hôn nhân khá mới nhưng thực tế đã xuất hiện ở tỉnh Giang Tô và Chiết Giang từ 10 năm trước. Kiểu kết hôn này ngày càng gia tăng những năm gần đây, với đối tượng kết hôn chính là những người tương đối trẻ sinh sau năm 1990 và 2000.
Sau khi cưới 2 năm, chồng vẫn đều đặn nộp hết lương cho mẹ và màn vùng lên của vợ
Đôi khi, chúng ta phải một lần lên tiếng để nói rõ quan điểm cũng như ý kiến của bản thân mình. Sự im lặng đồng nghĩa với thỏa hiệp.
01
Trước khi Tâm kết hôn, cô biết rằng Hưng và mẹ anh nương tựa nhau mà sống rất nhiều năm. Anh không muốn nhắc đến cha mình, đó có lẽ là một vết sẹo sâu trong lòng anh.
Vì chuyện này, mối tình của Tâm và Hưng bị bố mẹ cô phản đối. Đặc biệt là mẹ Tâm. Bà lo lắng rằng kiểu gia đình đơn thân như thế này không dễ hòa hợp. Lo lắng rằng người mẹ chồng một mình nuôi con trong nhiều năm có thể gây khó dễ cho Tâm. Hơn nữa, bà cũng lo lắng con rể là kiểu người chỉ biết nghe lời mẹ, không dám bảo vệ vợ.
Dù vậy, Tâm vẫn tin tưởng Hưng bởi cả hai thật lòng yêu nhau.
Lần đầu tiên bước chân vào nhà anh, ấn tượng mà mẹ chồng mang đến cho cô rất tốt. Ngay lúc vừa gặp mặt, bà đã nắm tay Tâm và nói: "Điều hối tiếc nhất cuộc đời mẹ là không có con gái. Từ giờ trở đi, con là con gái của mẹ nhé. Nếu Hưng dám bắt nạt con thì cứ nói với mẹ".
Sau đó, bà nấu một bàn đồ ăn ngon toàn những món Tâm thích. Khi về nhà và kể chuyện này với mẹ đẻ, mẹ Tâm vẫn lăn tăn và nói rằng người mẹ chồng này thật sự quá khéo léo. Bà vẫn thấy âu lo. Nhưng Tâm lại không để ý, vẫn kiên quyết có thể cưới Hưng. Cuối cùng hôn lễ được tổ chức.
Tuy nhiên tháng đầu tiên sau khi kết hôn, Tâm phát hiện ra rằng chồng mình đã gửi gần như toàn bộ lương cho mẹ cất giữ.
Khi Tâm hỏi, Hưng thẳng thắn trả lời: "Anh tiêu xài không có kế hoạch nên 5 năm đi làm, mẹ vẫn cầm tiền hộ anh. Bây giờ cũng vậy, anh nghĩ đó là cách tiết kiệm tốt nhất. Tiền của em thì để chi tiêu mỗi ngày nhé".
Tâm nghe mà cảm thấy không hài lòng nhưng nghĩ mới kết hôn, chuyện tiền nong lại lằng nhằng, đưa ra nói không hay.
02
Tình trạng tiền bạc gia đình Tâm vẫn duy trì như thế suốt 2 năm nay. Đôi khi cô cảm thấy áp lực từ người mẹ chồng thích kiểm soát đủ thứ nhưng cô chưa muốn nói gì vì sợ mất hòa khí trong nhà. Tiền lương của Hưng gửi hết cho mẹ chồng để tiết kiệm.
Cô cũng phát hiện ra tất cả mọi chuyện chỉ cần nói với chồng, mẹ chồng đã sớm biết. Dường như Hưng không bao giờ giấu giếm điều gì kể cả chuyện riêng giữa hai vợ chồng. Nhiều lúc, Tâm có cảm tưởng một mình một phe bởi chỉ cần lúc nào ý kiến của cô không giống mẹ chồng thì Hưng sẽ ủng hộ mẹ hoàn toàn. Càng như thế, Tâm càng nghĩ mẹ chồng ghê gớm.
Một ngày, mẹ Tâm đi khám thì phát hiện có khối u và phải phẫu thuật. Phận con gái, Tâm cũng muốn hỗ trợ bố mẹ một chút trong hành trình khám và chữa bệnh.
Cô bàn với chồng để rút một khoản tiết kiệm từ mẹ chồng biếu bố mẹ đẻ. Dù sao thì cũng 2 năm hôn nhân, vợ chồng cô chỉ tiêu xài đúng tiền cô kiếm được, khoản tiền chồng làm được vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên nghe đến chuyện lấy tiền từ mẹ, Hưng sầm mặt xuống và không đồng ý. Anh cho rằng mẹ mình sẽ không bao giờ chấp thuận. Nếu như hai vợ chồng mua nhà mua xe thì mẹ sẽ đưa, chứ để giúp đỡ nhà vợ, mẹ anh chắc chắn sẽ từ chối.
Nghe như vậy, Tâm điên tiết phản bác: "Chúng ta cưới nhau, 2 năm qua tiêu xài chỉ bằng tiền tôi còn tiền anh để tiết kiệm. Ban đầu tôi sợ xích mích nên không nói, có cái lý nào con cái giờ lớn 30 tuổi đầu vẫn mẹ cầm tiền? Tôi bảo anh lấy lại tiền từ mẹ là tiền anh làm ra, tài sản chung của vợ chồng mình chứ không phải đi xin mẹ để anh lo sợ đến thế. Mẹ anh từ chối hay chính anh trọng bên nội khinh bên ngoại?
Nếu như hôm nay anh không giúp đỡ, sau này vấn đề của mẹ tôi cũng sẽ không quan tâm. Chúng ta đến với nhau trên nền tảng công bằng, anh đừng để cách ứng xử của mình trở nên khó coi như thế. Nếu anh thích, từ giờ trở đi chúng ta chia đôi nhau ra sinh hoạt. Không chịu nổi nữa thì ly hôn và anh nên nhớ, kể cả sau này mẹ anh ốm đau thì cũng đừng bao giờ nghĩ đến cô con dâu này nữa".
Sự cứng rắn của Tâm khiến Hưng chột dạ và có vẻ hối hận. Cô sẽ không bao giờ đối diện trực diện với mẹ chồng nhưng cần phải một lần nói rõ để Hưng hiểu và buộc anh đứng ra xử lý. Nếu không, Tâm sẽ hạ quyết tâm chấm dứt. Sau cuộc nói chuyện hôm đó, không biết Hưng nói thế nào nhưng trong bữa cơm, mẹ chồng đã nhắc đến chuyện đến thăm mẹ cô. Đồng thời, bà cũng trả lại tấm thẻ chứa toàn bộ tiền lương của Hưng với lý do để vợ chồng con trai toàn quyền chi tiêu.
Bà cũng nói với Tâm: "Hưng đã nói chuyện với mẹ rồi. Mẹ mừng khi con biết quan tâm và yêu thương, giúp đỡ bố mẹ mình. Nếu như con không chăm lo, không để ý đến bố mẹ đẻ thì đó mới là sự lo ngại lớn của mẹ đấy chứ".
03
Trong hôn nhân, có những vấn đề thật sự nên bàn bạc trước. Tiền bạc cũng là một trong số đó. Sự nhì nhằng và phức tạp xoay quanh chuyện kinh tế có thể gây đau đầu hơn tất cả mọi rắc rối. Sự im lặng, chấp nhận của những bà vợ trong chuyện tiền nong cũng có thể gây nên các hậu quả đáng tiếc về sau.
Vợ chồng kết hôn là xác định bản thân đứng trên một nền tảng công bằng, cả hai cùng có trách nhiệm với đối phương và gia đình hai bên. Trách nhiệm ở đây không chỉ riêng về mặt tình cảm mà còn ở kinh tế nữa. Kinh tế liên quan mật thiết đến tiền bạc, bởi vậy, chuyện này thật sự cần phải chuyện trò và bàn thật kỹ giữa hai vợ chồng. Nếu không, nó có thể trở thành vết rạn nứt đầu tiên cho một cuộc hôn nhân tan vỡ.
Đôi khi, chúng ta phải một lần lên tiếng để nói rõ quan điểm cũng như ý kiến của bản thân mình. Sự im lặng đồng nghĩa với thỏa hiệp. Trong câu chuyện trên, ban đầu Tâm đã thỏa hiệp, nhận sự bất lợi về mình trong sự phân chia về vai trò kinh tế trong nhà. Tuy nhiên, sau đó sự phản kháng của cô đã mang đến kết quả.
Nếu không có một lần vùng lên như thế, có lẽ cục diện bế tắc vẫn còn tồn tại và đương nhiên, Tâm cũng không biết được mẹ chồng chẳng phải là người cố chấp. Chỉ là từ trước đến nay, cô chưa một lần lên tiếng yêu cầu chồng phải nói rõ với mẹ mà thôi.
Ý kiến của Tâm như một sự đánh mạnh vào vấn đề trong hôn nhân. Nếu như cô bỏ bê, không quan tâm đến mẹ đẻ thì đó mới là một sự lo ngại lớn dành cho mẹ chồng.
Thế mới nói, một lần giãi bày và nói rõ tất cả sẽ giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống hôn nhân.
Vợ lén trả giúp em trai 2 tỷ vì nợ cờ bạc, bị tôi phát hiện cô ấy nói câu tỉnh bơ Đó là 2 tỷ, một khoản tiền không hề nhỏ nhưng tôi hoàn toàn không biết vợ đã mang tiền đi trả nợ giúp em trai từ lúc nào. Vợ chồng tôi kết hôn đã được 5 năm, hiện có một cậu con trai 3 tuổi. Tôi đang làm cho một công ty nước ngoài, thu nhập rất ổn định. Hàng tháng cứ...