Kết hôn không phải để báo hiếu, sống thật tốt cuộc đời của chính mình là sự báo hiếu lớn nhất
Tóm lại, tôi, 30 tuổi và trai với tôi không phải là tất cả! Và đừng ai nói với tôi, không lấy chồng là bất hiếu. Tôi nghĩ, bậc làm cha mẹ nào khi sinh con ra đều muốn con thành đạt về mọi mặt,…
Bài viết “30 tuổi vẫn ế, chẳng có gì là to tát. Trai đâu phải là tất cả?” được rất nhiều sự ủng hộ của bạn nữ nhưng cũng không ít phản đối của bạn nam. Có một bạn nam (chắc mới đọc cái tựa, chưa kịp đọc nội dung) đã vào comment rằng “Trai không phải là tất cả chỉ vì bạn không coi lời cha mẹ mong mỏi ra gì.”. Tôi đoán, cái “mong mỏi” mà bạn nhắc đến chính là chuyện lấy chồng sinh con. Để chắc chắn, tôi điện thoại hỏi mẹ “Mẹ, điều mẹ mong mỏi nhất ở con lúc này là gì”. Chẳng đợi tôi nói xong, mẹ đã phán “Có thằng nào nó rước mày đi dùm mẹ”. Tôi hỏi “Nếu bây giờ con nói với mẹ con sẽ lấy chồng, mẹ sẽ vui chứ?”, mẹ tôi như bắt được vàng “Thật chứ? Sao hôm trước mới bảo ế mà? Mày mà lấy chồng, mẹ mày tổ chức tiệc 3 ngày. Già như mày có người lấy, tao vui còn không hết”. Tôi lại hỏi “Mẹ, con cũng muốn lấy chồng nhưng hiện tại chẳng để ý ai. Mà mọi người bảo tuổi này rồi mà không lấy chồng là bất hiếu, không hiểu lòng cha mẹ. Hay con nhờ bạn con giới thiệu đại ai đó rồi mang về làm con rể mẹ nha”. Mẹ tôi im lặng một lúc, chắc đang suy nghĩ dữ lắm, sau 1 phút mới nói, tất nhiên kèm tiếng thở dài “Thôi. Tưởng thế nào, lấy đại vậy thì thôi. Mẹ không cần mày báo hiếu kiểu đấy. Bố mẹ mày đây còn tìm hiểu 6 năm mới cưới. Lập gia đình mà không dựa trên tình yêu khó bền vững lắm con ạ. Già cũng được, trẻ cũng được, giàu cũng được, nghèo cũng không sao. Miễn sao con dẫn về đây một người mà con nói rằng con yêu người đó, người đó cũng yêu con, bố mẹ sẽ đồng ý. Còn nếu lấy ai đó để có chồng thì thôi. Thà mày cứ ế như thế đi, cũng là một cách báo hiếu cho bố mẹ rồi”. Tôi thật muốn ôm mẹ vào lòng quá “Mẹ, vậy con tiếp tục ế không sao chứ? Không bất hiếu chứ?” Mẹ cười phớ lớ “Khùng hả con, hãy sống tốt cuộc đời của con đi, đó mới là báo hiếu. Còn lấy được chồng hay không, còn phải tùy duyên nữa. Trong xóm nhà mình, biết mấy đứa con gái bỏ chồng. Mẹ không muốn mày như thế, hiểu không?”, Vâng, bậc tiền bối nhà tôi đã dạy thế, tôi nào không thể nghe theo.
Từ khi nào, lấy chồng sinh con trở thành thước đo của chữ hiếu vậy? Vì thế, đừng nói với tôi rằng, tôi ế là bất hiếu nhé! Tôi hờn cả thế giới đấy! Với lại, tôi chỉ nói “Tôi 30 tuổi, vẫn ế và thấy mình vẫn ổn” chứ không nói “Tôi 30 tuổi, tôi ế và tôi thề không lấy chồng”. Biết đâu, tôi 31 tuổi và tôi có chồng thì sao. Chỉ là, hiện tại đối tượng phù hợp với tôi chưa xuất hiện mà thôi. Vì thế, tôi không việc gì phải xoắn. Mấy bạn ế giống tôi chắc cũng nghĩ thế nhỉ? Cứ xõađi, thanh xuân sắp qua rồi, tôi thấy mình chẳng có gì để hối tiếc cả.
Một số bạn nam khác lại comment rằng, tôi đang ngụy biện, đang tự an ủi mình, quá tự cao về bản thân nên ế là phải. Tôi không phản biện lại ý kiến của các bạn. Tôi chỉ muốn nói rằng, không phải ai muốn ế cũng ế được đâu. Giống như khi bạn muốn đi tu vậy. Đầu bạn đã được cạo trọc, đã khoác lên mình chiếc áo nâu nhưng tâm không tĩnh, trí không an, bạn sẽ không tu hành được. Biết đâu, các bạn nữ ủng hộ quan điểm của tôi, với khẩu hiệu “ế là tự do” nhưng thực ra trong tim của các bạn đang nhớ về ai đó. Chỉ là chưa nói ra hoặc không dám nói ra mà thôi, vậy chẳng phải là ế đâu.
Các bạn chỉ ế thật sự khi cả trái tim và lý trí không có bóng dáng của một ai cả. Nghĩa là bạn có muốn nhấc điện thoại nhắn cái tin ” Đang làm gì đó” “Khỏe không?” hay gửi inbox trong facbook “Dạo này đẹp trai phết nhỉ” “Tập gym đâu mà bụng 6 múi rõ thế?” thì có lục hết danh bạ, list bạn bè cũng chẳng biết nhắn cho đứa quái nào. Tôi ế là như thế đấy. Chẳng thương ai mà cũng chẳng ai thương mình. Là tôi của 30! Hiện tại! Khi trái tim không rung động trước ai và lý trí cũng không nghĩ về ai. Thế nên, khi tôi nói “Tôi ổn” tức là tôi ổn thật. Không ngụy biện, không tự an ủi, không quá đề cao bản thân. Nghĩa là, tôi hài lòng với cuộc sống của chính mình.
Nhiều bạn lại lo lắng cho tôi, lấy chồng đi sau 33 tuổi sinh con khó lắm, nguy cơ dị tật cao. Tôi có chị bạn, 39 tuổi mới sinh con. Con vẫn đẹp, mẹ vẫn xinh như thường. Tất nhiên, sinh con sau 30 tuổi sẽ có nguy cơ cao hơn những đối tượng sinh trước 30 tuổi. Nhưng tôi không lo lắng lắm. Mọi người thường nói, con cái là trời cho. Nhưng tôi lại nghĩ khác. Hãy để một đứa trẻ ra đời khi bản thân người mẹ đã sẵn sàng. Nghĩa là họ đã chuẩn bị tốt về mặt vật chất (tiền bạc, chỗ ở, sinh hoạt…) và tinh thần (muốn làm mẹ).
Trong đó, cái ý nghĩ “muốn làm mẹ” là quan trọng nhất. Vì khi đó, tình thương của họ mới thật sự dành hết cho con. Còn nếu sinh vì sợ lớn tuổi không sinh được, sinh khi đang thiếu thốn về vật chất, sinh khi tuổi đang quá trẻ, sự nghiệp chưa ổn định… thì có thể sau đó sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề. Người mẹ có thể phải bỏ rơi con vì quá vất vả, vợ chồng ly hôn vì kinh tế lục đục, bạo lực gia đình khi vợ bị chồng coi khinh là ăn bám vì không có việc làm, sự nhẫn nhịn càng khiến người vợ rơi vào bế tắc. Báo chí đăng về những trường hợp này không hề ít… Tôi không muốn mình rơi vào bất cứ tình huống nào trên ấy.
Bởi vậy, tôi chỉ sinh con khi bản thân tôi đã sẵn sàng. Tôi đã từng nghĩ, nếu sau này tôi vẫn không yêu ai, không lấy được chồng tôi có thể làm mẹ đơn thân, nhận con nuôi. Trong một gia đình hoàn chỉnh, vai trò người chồng không thể thiếu. Nhưng với điều kiện hai vợ chồng phải hiểu nhau, tôn trọng nhau, thông cảm cho nhau. Nhưng nếu bản thân tôi không tìm được một người chồng như thế, thì tôi làm mẹ đơn thân. Giữa một đứa trẻ chỉ có mẹ nhưng được chăm sóc vàc giáo dục tốt và một đứa có đầy đủ bố mẹ nhưng suốt ngày phải chứng kiến bố mẹ chúng cãi nhau, thậm chí đánh nhau. Bạn sẽ chọn cách nào để nuôi dưỡng đứa trẻ ấy?
Video đang HOT
Cuối cùng, mọi người khi đọc bài của tôi, đã bị ngộ nhận về câu “Trai không phải là tất cả” nên đã sinh ra nhiều cuộc cãi vã nảy lửa giữa các bạn nam và bạn nữ. Một số bạn nam đã “nhảy dựng” lên chất vấn lại rằng tôi nói vậy là không coi bố, anh trai ra gì. Hoặc không có trai ai giúp tôi sinh con… Xin mọi người hãy bình tĩnh lại. “Trai” mà tôi nhắc đến ở đây là những đối tượng thuộc phạm vi yêu đương, một đối tượng quan tâm của những cô gái đang ế như tôi. Không phải tất cả những ai trên chứng minh nhân dân có ghi giới tính nam đều nằm trong chữ “trai” mà tôi muốn nhắc đến. Vì vậy, đừng hú gọi bố hay anh trai tôi vào đây.
Ví dụ, trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề chúng ta cần quan tâm như học hành, công việc, bạn bè, đồng nghiệp, tình yêu… Nếu bạn là một người đang yêu, thì cái mối quan tâm đầu tiên thường dành cho hai chứ “tình yêu” ấy. Nghĩa là dù bận việc, bận học, hẹn hò với bạn bè, đồng nghiệp thì trí óc và con tim của bạn cũng đều hướng về người ấy. Luôn luôn muốn biết người ấy đang làm gì, đi với ai, có khỏe không, ăn được không, thích cái gì, ghét cái gì… Khi đó “trai” đối với những cô gái đang yêu gần như là “tất cả”. Còn với một kẻ ế như tôi, không thương ai nhớ ai thì “trai” đúng là “không phải là tất cả”. Tôi tự do làm tất cả những điều mình thích.
Tóm lại, tôi, 30 tuổi và trai với tôi không phải là tất cả! Và đừng ai nói với tôi, không lấy chồng là bất hiếu. Tôi nghĩ, bậc làm cha mẹ nào khi sinh con ra đều muốncon thành đạt về mọi mặt, công việc và cuộc sống. Nhưng điều họ mong mỏi nhất là con thật sự hạnh phúc với cuộc sống hiện tại, không có sự gò bóp, áp đặt, chịu đựng hay thúc ép khi đưa ra bất cứ quyết định hay hành động nào. Như mẹ tôi đã nói, sống thật tốt cuộc đời của chính mình, chính là sự báo hiếu tốt nhất cho cha mẹ.
Theo PNVN
Câu chuyện bố chết đói bên chén cơm thiu sau 3 ngày được con trai giàu có đón lên báo hiếu khiến ai đọc cũng nổi giận
Rồi cơn đau dồn dập hơn, ông thấy mọi thứ trước mắt cứ mờ dần và ngã gục xuống nền đất lạnh, ông run rẩy và...
Con trai nhỏ cất tiếng khóc chào đời thì cũng là lúc ông vĩnh viễn mất đi vòng tay yêu thương của bà. Bà ra đi mà không nhìn được mặt con chỉ vì sinh quá khó. Ông ôm lấy bà mà khóc, nỗi đau thương của ông, chứng kiến, chẳng một ai cầm được nước mắt.
Đám tang cho vợ xong là những chuỗi ngày khốn khó nhất cuộc đời ông. Hoàn cảnh gia đình ngay từ khi bà còn sống đã không khá giả gì rồi. Nguồn lao động chính là ông, giờ ông lại phải ở nhà chăm sóc con nên khó khăn càng chồng chất khó khăn. Họ hàng, xóm làng cũng đều nghèo khó như gia đình ông nên cũng không ai giúp đỡ được gì nhiều. Có những lúc hết sữa, nhà không còn lấy một xu, ông đã phải nuốt nước mắt cho con uống chút nước cháo loãng để qua cơn đói khát sữa mẹ.
Rồi cứ tưởng không thể nào vượt qua được những ngày tháng khó khăn nhất ấy...
Nhìn con trai chập chững những bước đi đầu tiên, biết bập bẹ gọi bố, ông mừng rơi nước mắt. Ông gần như vắt kiệt sức lực mình để nuôi dạy cậu con trai nhỏ nên người. Ai khuyên đi bước nữa, ông cũng không nghe. Ông sợ con mình thiệt thòi. Ông thì ra sao cũng được.
May mắn con trai ông rất sáng dạ học giỏi. Nhà nghèo dù thế ham học, chẳng được học thêm học bù như chúng bạn, nửa ngày đến trường, nửa ngày đi làm thuê kiếm tiền tuy nhưng năm đó con trai vẫn đỗ đại học với số điểm rất cao.
Ông không muốn con lo lắng. Ai cũng bảo, rồi sau này ông tha hồ mà hưởng phúc cùng cậu con trai giỏi giang của mình. (Ảnh minh họa)
Ngày biết tin con đỗ đại học ông vừa mừng vừa lo. Ông sợ mình không có đủ sức lực để kiếm tiền nuôi con ăn họ. Nhưng ông nghĩ kĩ rồi, có chết cũng phải cho con học tới cùng. Căn nhà đơn sơ không có gì đáng giá, làm được đồng nào ông gửi hết cho con. Có những ngày ở nhà, ông chỉ ăn rau luộc chấm muối nhưng vẫn giấu con trai rằng mình sống ổn. Ông không muốn con lo lắng. Ai cũng bảo, rồi sau này ông tha hồ mà hưởng phúc cùng cậu con trai giỏi giang của mình. Ấy thế mà cuộc đời...
Con trai ông thành đạt, nghe đâu làm chức gì to lắm. Mọi người trong làng chúc mừng ông ghê lắm. Ai cũng hỏi ông bao giờ con trai về đón ông lên hưởng phúc. Nghe câu ấy xong, tự nhiên nụ cười trên môi ông tắt ngấm. Hình như, con trai ông chưa có nói gì tới chuyện này.
- Cuộc sống của con ổn không? Lâu rồi không thấy con về.
- Con bận lắm, vất vả lắm về làm sao được hả bố.
Con trai ông dứt lời rồi cũng cúp máy luôn. Trả tiền cho bà chủ cửa hàng điện thoại, ông lầm lũi bước đi, đôi chân trĩu nặng tưởng như muốn dính chặt xuống mặt đường. Mọi người nhìn ông, cũng đoán già đoán non được chuyện gì đó. Rồi ông đổ bệnh. Họ hàng gọi điện lên cho con trai ông, kêu nó về đưa ông lên chăm sóc. Hơn nữa giờ thành đạt rồi, chẳng phải là lúc nó nên báo hiếu ông hay sao? Con trai ông không muốn mọi người nói ra nói vào nhiều điếc tai nên hậm hực thu xếp về đón ông lên nhà. Chẳng ai ngờ, đó là lần cuối cùng họ được nhìn thấy ông...
Ngày đầu tiên lên sống cùng con trai...
Chợt nhớ đến giờ uống thuốc, ông xuống bếp ăn chút cơm nguội còn thừa lại ban sáng. (Ảnh minh họa)
Con trai ông đi từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về. Bệnh, lại không quen nhà cửa toàn tiện nghi hiện đại, ông chẳng biết dùng. Cả đời ông có biết cái bếp ga, cái nồi cơm điện là gì. Thế mà con trai ông chẳng để ở nhà cho ông thứ gì có thể ăn được. Bụng đói cồn cào, ông chẳng thể uống thuốc. Tới tận 8 giờ tối, con trai ông mới cầm về cho ông một chén cháo nhỏ trong bộ dạng say khướt.
Ngày thứ hai...
Ông không dậy nổi vì mệt. Lết xuống giường thì con trai ông đã đi từ bao giờ. Trên bàn ăn có úp lồng bàn, ông mở ra thì thấy trong đó có tô cơm còn ấm và vài miếng chả. Nước mắt ông rơi xuống. Gắng gượng ăn một chút, uống vài viên thuốc, ông thiếp đi vì kiệt sức. Mở mắt ra ông đã thấy tối chập choạng. Nhà tối om, con trai ông vẫn chưa về. Điện thoại cũng không có để gọi, anh đành ngồi chờ. Chợt nhớ đến giờ uống thuốc, ông xuống bếp ăn chút cơm nguội còn thừa lại ban sáng.
Nhưng thật không may, trời nắng, cơm thiu mất rồi. Ông tự trách mình không cẩn thận rồi lọc cọc vào giường nằm đợi con trai về. Nhưng đợi mãi, đợi mãi cho quá nửa đêm, con trai ông vẫn không về. Tự nhiên ông thấy lồng ngực đau nhói, thuốc không thể không uống được. Anh đành cố bám tường xuống bếp xem còn gì bỏ bụng không. Nhưng không có gì ngoài chén cơm thiu kia cả. Rồi cơn đau dồn dập hơn, ông thấy mọi thứ trước mắt cứ mờ dần và ngã gục xuống nền đất lạnh, ông run rẩy và...
Ông thấy bà, bà đang mỉm cười dang tay đón ông, ông mừng lắm và mỉm cười khi giọt nước mắt vẫn còn đọng trên khóe mắt.
Ông chết sau 3 ngày được con trai đón lên báo hiếu. Ông chết bên chén cơm thiu và cơ thể đã cứng ngắc khi anh con trai về. Biết chuyện của ông, ai cũng phẫn nộ, thấy căm giận thay cho ông. Con trai ông, đến lúc ấy mới tỉnh ngộ thì cũng quá muộn rồi. Còn ông, không biết ông có hối hận khi đã sinh ra một người con trai như vậy không. Nhưng có lẽ, nỗi ân hận lớn nhất đời ông chính là theo con trai lên thành phố chờ báo hiếu.
Theo Thể thao xã hội
Bố cần tiền mổ tim, tôi liều mình làm vợ lẽ đại gia nhưng đến khi về vái gia tiên thì... Đến lúc tôi leo lên xe hoa, tạm biệt bố và anh chị để về nhà chồng vái gia tiên thì mới biết được một sự thật khủng khiếp khác đang đợi mình. ảnh minh họa Tôi là con út trong một gia đình nghèo. Bố mẹ tôi sinh được 3 người con, anh chị tôi đều đã có gia đình nhưng kinh...