Kết hôn đồng tính: Xói mòn truyền thống?

Theo dõi VGT trên

“Tôi đang sống rất hạnh phúc với người bạn đời cùng là nữ. Đáng tiếc, hạnh phúc bình thường của chúng tôi là bất thường với xã hội” – Chia sẻ của bạn Nguyễn Hải Yến tại hội thảo về người đồng tính, song giới và chuyển giới được tổ chức ngày 10/5, tại Hà Nội.

Lời khẩn cầu của người mẹ

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), ở Việt Nam, số người đồng tính và song tính trong độ tuổ.i từ 15 đến 59 vào khoảng 1,65 triệu người. Đa phần họ đang phải chịu kỳ thị, định kiến, kể cả bạo lực, và chịu những thiệt thòi về cơ hội học tập, công việc, hôn nhân và chăm sóc sức khỏe.

Cô gái gốc Hà Nội là Nguyễn Hải Yến đang sống cùng người bạn đời tên Hương và đứa con 5 tuổ.i của Hương ở một căn chung cư tại TP Hồ Chí Minh. Yến chia sẻ: “Tôi hỏi con: “Hai mẹ lấy nhau có được không?” – “Có, con yêu hai mẹ lắm. Hai mẹ lấy nhau, con sẽ làm phù dâu”, đứ.a tr.ẻ nói”.

Yến kể về cuộc sống thường nhật: Sáng chúng tôi đưa con đến trường rồi đi làm, chiều đón về, đi chợ, nấu ăn… Hiện tại cuộc sống của chúng tôi không khác gì những gia đình bình thường khác, rất hạnh phúc. Đáng tiếc là sự bình thường của chúng tôi lại là sự bất thường với xã hội.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (quận 9, TP.HCM) có con là người đồng tính nói: “Có trường hợp người phụ n.ữ sin.h con mà gần 20 năm sau mới biết con mình đồng tính. Có những người chồng đã tìm đứa con khác ngoài giá thú, ly dị vợ… hạnh phúc người phụ nữ quá mong manh”.

“Do vậy, tôi khẩn cầu Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ dù sinh con trai hay con gái, đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính, chuyển giới, khuyết tật. Có như vậy, người phụ nữ chúng tôi mới yên tâm mang thai không phải lo lắng cho đứa con chào đời thuộc về giới tính nào. Phụ nữ chúng tôi mới có đủ tâm trí, nghị lực nuôi dạy con cái tốt hơn và cống hiến toàn tâm toàn ý cho xã hội”, bà Thủy nói.

Kết hôn đồng tính: Xói mòn truyền thống? - Hình 1

Hải Yến cho rằng cuộc sống gia đình của cô bình thường như bao gia đình khác

Ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) cho rằng, việc thừa nhận hôn nhân cùng giới thể hiện mạnh mẽ quan điểm bảo vệ quyền bình đẳng của tất cả mọi người Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết (nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội) cho rằng rào cản lớn nhất hiện nay đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới là định kiến xã hội. Ông Thuyết hy vọng tương lai không xa định kiến này sẽ được xóa bỏ.

Xói mòn giá trị truyền thống?

TS. Nguyễn Thu Nam, Viện chiến lược và chính sách y tế, Bộ Y Tế cho rằng, một trong những lo ngại khác về tác động của hôn nhân đồng giới là sẽ gây xói mòn giá trị của hôn nhân vốn đã tồn tại từ lâu trong xã hội.

Video đang HOT

Tuy nhiên, các con số thống kê giữa các nước thừa nhận và không thừa nhận liên quan đến nội dung khảo sát này không khác biệt.

Số liệu của Văn phòng tham khảo Dân số Mỹ trong khoảng thời gian 1990-2004, cho thấy không có bất cứ mối liên hệ nào giữa việc cho phép người đồng tính kết hôn hoặc sống chung với các tác động tiêu cực tới hôn nhân.

Trái lại, ở những bang đã cho phép người đồng tính chung sống với nhau lại có mối liên quan có ý nghĩa hơn với sự gia tăng tỷ lệ kết hôn, giảm nạo phá thai và giảm số tr.ẻ e.m sống trong các gia đình phụ nữ đơn thân.

Kết hôn đồng tính: Xói mòn truyền thống? - Hình 2

Hải Yến và Hương mong muốn được công nhận “vợ-chồng”

“Hôn nhân đồng giới có tính bình đẳng tương đối cao vì hai người ít có sự phân công lao động hay trách nhiệm theo giới. Mặc dù chưa có nghiên cứu chứng minh tác động này, nhưng có thể coi đây là một yếu tố giúp thúc đẩy sự bình đẳng giới trong hôn nhân truyền thống”, bà Nam nói.

Cũng theo bà Nam, quan ngại về sự diệt vong của xã hội nếu công nhận hôn nhân đồng giới càng không có cơ sở. Vì tình trạng này chỉ xảy ra khi toàn bộ dân số trong xã hội là người đồng tính và họ lựa kết hôn nhưng không sinh đẻ.

Bà Nam còn chỉ ra lo ngại của xã hội về các em nhỏ sống trong gia đình đồng tính có thể bị lệch lạc. Theo bà Nam, trước khi thừa nhận hôn nhân đồng giới, rất nhiều nước đã tiến hành các nghiên cứu so sánh kết quả phát triển của tr.ẻ e.m trong các gia đình hôn nhân truyền thống và các kiểu hình gia đình khác. Hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (2006) đã kết luận không có bằng chứng nào chỉ ra bất kỳ nguy cơ cho sự phát triển của trẻ khi trẻ được nuôi dưỡng trong các gia đình đồng tính.

Một số nghiên cứu còn chỉ ra những đứa con do đồng tính n.ữ sin.h ra và được nuôi dưỡng trong gia đình đồng tính nữ thậm chí có một số khả năng vượt trội hơn tr.ẻ e.m trong các gia đình hôn nhân truyền thống. Trong khi nghiên cứu về khả năng nuôi dạy con của các cặp đồng tính nam cho thấy sự vượt trội hơn các ông bố dị tính khi họ có cả các khả năng chăm sóc trẻ giống như người mẹ.

Theo 24h

Gặp gỡ người đồng tính: Tâm sự xó.t x.a

Lần đầu tiên người đồng tính, những người mẹ có con đồng tính... đối thoại trực tiếp với các nhà làm luật, đại biểu QH để bày tỏ mong muốn được công nhận, được yêu, kết hôn với người trong giới.

Ngày 10/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường tổ chức Hội thảo: Người đồng tính, song giới và chuyển giới: Những quy định pháp luật và quan điểm của cộng đồng.

Các đại biểu đến tham dự hội thảo sáng 10/5 tỏ ra khá ngạc nhiên khi thấy những người đồng tính, chuyển giới, mẹ của những người đồng tính có mặt từ sớm.

Ông Nguyễn Minh Thuyết, nguyên ĐBQH, ông Hoàng Văn Tú, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, Bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp của Quốc hội... cho biết, đây là lần đầu tiên, họ được lắng nghe trực tiếp tâm tư của những người đồng tính, chuyển giới, song tính...

Sợ nhất sự kỳ thị

Một đại diện đến từ cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới - anh Trần Khắc Tùng chia sẻ, khó khăn nhất của những người đồng tính là sự kỳ thị của xã hội. Dù đã có chuyển biến trong quan điểm về người đồng tính, nhưng còn nhiều bi kịch trong các gia đình một khi người thân công khai giới tính thật.

Bạn Nguyễn Hải Yến - bạn đời là Hương có con riêng 4 tuổ.i, hiện đang sống cùng nhau ở một căn chung cư tại TP Hồ Chí Minh. Nỗi đau lớn nhất của Hương và Yến là khi thấy đứa con mình bị kỳ thị bởi sống trong một gia đình đồng tính.

Hương nói từng lời trong xúc động: "Tôi đang sống rất hạnh phúc với người bạn đời cùng là nữ và chúng tôi đang chăm sóc con gái của một trong hai người. Chúng tôi mong muốn con của chúng tôi không gặp phải sự kỳ thị nào từ cộng đồng".

Gặp gỡ người đồng tính: Tâm sự xó.t x.a - Hình 1

Yến và Hương mong muốn được công nhận hôn nhân

Bà Thủy (Hà Nội) chia sẻ những khó khăn của cô con gái 28 tuổ.i đồng tình. Cô học xong ngành sư phạm ngoại ngữ và ra trường 4 năm nay. Nhưng chỉ vì mặc cảm, cô không dám đi dạy học vì sợ rằng, nếu học sinh và phụ huynh biết, mình sẽ không sống nổi.

Cả hội trường lặng đi nghe câu chuyện của bà Thủy, nhưng câu chuyện dừng lại liên tục do bà quá xúc động. Phía trên bàn chủ tọa, ông Hoàng Văn Tú, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cũng lấy tay xoa lên mắt đang nhạt nhòa của mình.

Bà Thủy nói: "Có người khuyên gia đình tôi công khai giới tính của cháu, nhưng chính bản thân bố mẹ còn xấu hổ, không dám nói, thì làm sao dám công khai. Chúng tôi vẫn giấu họ hàng, bạn bè, ai hỏi cháu có gia đình chưa? Toàn phải nói dối cháu chưa yêu ai".

Bà Lê Quốc Phong cũng làm hội trường lặng đi khi kể lại quá trình buộc phải công nhận cậu con trai đồng tính.

"Chúng tôi không chăm lo, không nhìn mặt con, ba nó nói, nó là sâu bọ. Tôi đưa con đi thử má.u, đi bệnh viện tâm thần, đi thầy trừ ma... Có lần thầy trừ ma tró.i ta.y chân, tr.a tấ.n, trong cơn đau, nó kêu gào, thốt lên con là gay, con yêu con trai. Chúng tôi đành phải đem con về kẻo nó chế.t mất".

Anh Trần Khắc Tùng - đại diện cộng đồng người đồng tính cho biết tại hội thảo, với câu hỏi bạn mong muốn gì trong 10 năm tới, hầu hết những người đồng tính đều trả lời mong không còn bị kỳ thị, được sinh sống, kết hôn, xây dựng gia đình với người mình muốn.

"Ước muốn đó có gì cao sang, xa vời hay đều là những nhu cầu rất cơ bản?", anh Tùng nói.

Gặp gỡ người đồng tính: Tâm sự xó.t x.a - Hình 2

Bà Phong khó khăn khi công nhận con trai đồng tính

Bao giờ mới được công nhận?

Ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội cho biết: Pháp luật Việt Nam không cho phép chuyển đổi giới tính, cấm hôn nhân đồng tính. Luật Hôn nhân & Gia đình quy định chỉ công nhận hôn nhân giữa một người là nam và một người là nữ.

Tuy nhiên, theo ông Thảo, dù pháp luật không thừa nhận nhưng trên thực tế họ vẫn sống với sau, từ đó phát sinh các các quan hệ nhân thân, tài sản, con cái... Tuy nhiên lại chưa có cơ chế pháp lý để điều chỉnh các hậu quả từ việc chung sống của những người cùng giới tính.

Nguyên đại biểu QH Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết tán thành với nhận định, nhóm người đồng tính là một hiện thực trong xã hội, vì chiếm tỷ lệ nhỏ nên trước đây chưa được nhận ra, chú ý. Ông Thuyết đặt giả thiết, dù pháp luật có thừa nhận sự tồn tại của người đồng tính và cuộc sống của họ hay không thì họ vẫn đến với nhau. Vậy pháp luật có công nhận vấn đề này mới giải quyết được các hệ quả phát sinh như: tranh chấp tài sản, quyền nuôi con, trách nhiệm với bố mẹ 2 bên... Có công khai hóa mới chống được một số hiện tượng phát sinh như: tr.ẻ e.m bị lạm dụng, xâm hại, bố mẹ vô tình bạ.o hàn.h con...

Tại Hội thảo, ông Hoàng Văn Tú, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội cũng mong muốn người đồng tính sớm được công nhận. Theo ông Tú, chưa nhất thiết phải sửa luật, chỉ cần sớm có nghị định công nhận cho người đồng tính.

Bà Nguyễn Thị Huệ, Sở Tư Pháp Hòa Bình cho rằng, không ai hết, chính những người đồng tính phải dũng cảm bảo vệ mình và yêu cầu luật pháp bảo vệ mình.

"Các bạn càng làm những việc khẳng định tôi là ai, làm những điều gì có ích cho xã hội. Rồi mưa dầm thấm lâu, sẽ đến lúc cộng đồng nhìn người đồng tính không quá xa lạ. Hy vọng sửa luật bắt đầu từ bớt những điều cấm, rồi sau mới là thừa nhận".

Trước ý kiến trên, một đại diện của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường cho rằng, không có giọt "mưa dầm" nào cả, chỉ có giọt nước mắt của những người đồng tính hàng ngày phải đau khổ vì bị kỳ thị".

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'
10:21:38 30/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024

Tin đang nóng

Đoạn chat của người chồng đã l.y hô.n với con gái khiến vợ uất ức: Có những người không xứng được gọi là bố!
06:45:31 01/10/2024
Kasim Hoàng Vũ vẫn chưa được phẫu thuật, phải cắt bỏ toàn bộ xương hàm, trên mặt toàn đồ giả
06:47:31 01/10/2024
Thanh Bùi: "Con tôi là người Việt Nam thì phải ở Việt Nam"
06:40:04 01/10/2024
Độc lạ chuyện bố chồng 34 - con dâu 31 ở Việt Nam: Lộ danh tính nhiều người ngỡ ngàng
06:30:42 01/10/2024
Sao Hoa ngữ 30/9: Rộ tin Châu Tấn bị bạn trai kém 13 tuổ.i bỏ rơi
07:17:48 01/10/2024
Quá khứ ồn ào của tiểu thư từng góp mặt tại bữa tiệc trắng của Diddy
07:49:36 01/10/2024
Khuyên chồng đưa lương để vợ giữ, anh đưa tôi 2 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 1,5 tỷ
06:01:30 01/10/2024
Con gái 19 tuổ.i của NSƯT Võ Hoài Nam: Tôi biết mẹ rất buồn
08:04:17 01/10/2024

Tin mới nhất

Quy định mới đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 10

10:41:32 01/10/2024
Từ tháng 10, nhiều quy định mới liên quan đến cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, quy chuẩn đèn chiếu sáng của phương tiện giao thông, hành nghề công tác xã hội, đán.h số nhà chính thức có hiệu lực.

"Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" nhờ đường sắt tốc độ cao

10:01:40 01/10/2024
Viễn cảnh đi tàu tốc hành Bắc - Nam để ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn sẽ được hiện thực hóa thế nào? Kết quả nghiên cứu của Tư vấn lập dự án cho thấy điều này là khả thi.

Công bố hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại xã Hà Hiệu

09:54:30 01/10/2024
Sau nhiều tháng chữa trị và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đến nay 05 thôn vùng xảy ra dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới, đàn bò 12 con mắc bệnh của các hộ đã khỏe trở lại.

Lũ ống đổ về trong đêm, sơ tán khẩn cấp học sinh và giáo viên

09:44:36 01/10/2024
Đêm 30/9, mưa lớn kéo dài nhiều giờ, lũ ống bất ngờ từ trên núi đổ xuống khiến Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lượng Minh ở huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) ngập gần hết các phòng học

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Tìm kiếm người đàn ông mất tích khi chèo thuyền qua sông Lấp

18:17:38 30/09/2024
Trong lúc hai vợ chồng đang chèo thuyền đến giữa sông, ông N có biểu hiện co giật nên bất ngờ bị ngã xuống sông và bị nước cuốn trôi mất tích.

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang: Gấp rút cứu người và thông tuyến giao thông

18:10:03 30/09/2024
Ông Phùng Viết Vinh, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: Huyện đã hỗ trợ tiề.n cho các gia đình có người thiệ.t mạn.g, mất tích và bị thương do sạt lở đất.

Giải cứu an toàn hai du khách đi lạc trên đỉnh Langbiang

17:30:42 30/09/2024
Trong quá trình tham gia tìm kiếm người bị nạn, anh Krasan Sroan thuộc Đội an ninh của Khu du lịch Langbiang bị trượt ngã chấn thương, được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa đến nơi an toàn.

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Người Việt tại Anh chia sẻ mất mát với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

10:01:53 30/09/2024
Các hội đoàn khác cũng nhanh chóng trao tặng số tiề.n quyên góp với mong muốn hỗ trợ kịp thời tới những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bão Yagi.

Có thể bạn quan tâm

Mẫu váy không thể thiếu của mùa thu là đây

Thời trang

12:59:47 01/10/2024
Váy hoa mùa thu trải dài trên nhiều sắc độ, từ rực rỡ tươi tắn bắt mắt đến nhu mì nữ tính thục nữ đoan trang. Ngoài ra, vẫn luôn có những sắc hoa trầm ấm dành cho tín đồ ưa thích vẻ đẹp trưởng thành và sự đằm thắm.

"Chị đại hột xoàn" Lý Nhã Kỳ sốc khi Negav dát cả cây đồ hiệu dự sự kiện

Sao việt

12:56:31 01/10/2024
Là một trong những sao nữ giàu có bậc nhất của showbiz Việt, Lý Nhã Kỳ vẫn bày tỏ sự choáng váng bất ngờ trước loạt đồ hiệu của Negav khi xuất hiện tại sự kiện.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 44: Pu xúc động vì được Chải bảo vệ

Phim việt

12:50:50 01/10/2024
Thấy Pu đang bị Bảo Anh bắt nạt, Chải lập tức đứng ra xưng là chồng của Pu và bảo vệ cô. Nhìn sự mạnh mẽ của Chải khi bảo vệ mình, cô nàng cũng không khỏi ngưỡng mộ và tự hào.

Vụ cô giáo "xin hỗ trợ laptop": 95% học sinh đi học trở lại, cô Hiệu phó đảm nhiệm giảng dạy

Netizen

12:26:36 01/10/2024
Sáng 1/10, ông Võ Cao Long, Trưởng phòng GD&ĐT quận 1 (TP.HCM) đã thông tin tới báo chí các nội dung lãnh đạo quận thống nhất chỉ đạo đối với trường hợp xảy ra ở Trường tiểu học Chương Dương

Biệt tích 3 năm mới về, chàng trai bật khóc khi mẹ chỉ vào nấm mồ đầu ngõ nói trong nước mắt

Góc tâm tình

12:19:07 01/10/2024
Vì muốn kiếm được nhiều tiề.n nên tôi đã đầu tư với bạn bè để đầu tư kinh doanh. Chẳng may công việc không thuận lợi, tôi phá sản, nợ nần lên đến 500 triệu.

Cách trồng kim ngân khổng lồ, có thể cao chạm trần

Sáng tạo

11:49:31 01/10/2024
Nhìn thành quả mà chàng trai Trung Quốc khoe trên mạng, nhiều người sửng sốt khi biết rằng hóa ra cây kim ngân cũng có thể cao chạm trần nhà, bí quyết của anh là gì?

Courtois bị ném bật lửa, derby Madrid gián đoạn trong gần 20 phút

Sao thể thao

11:47:45 01/10/2024
Hành động ăn mừng khiêu khích của thủ môn người Bỉ khiến người hâm mộ Atletico Madrid nổi giận ở trận đấu diễn ra vào rạng sáng 30/9 (giờ Hà Nội).

Game hay nhất năm 2024 phát sinh biến cố, người chơi mâu thuẫn cực nặng với NPH chỉ vì một lý do

Mọt game

11:47:21 01/10/2024
Helldivers 2 cho tới nay vẫn đang là chủ đề nhận được nhiều sự chú ý nhất của làng game thế giới trong năm 2024. Xuất phát sau Palworld, thế nhưng Helldivers 2 lại đang duy trì được sự phát triển rất bền vững