Kết hôn chỉ vì yêu khiến tôi mắc kẹt trong hôn nhân bất hạnh
Chồng tôi không phải người quá tệ. Anh ấy có bia rượu nhưng không tới nỗi nghiện ngập, bê bết. Anh ấy không chăm lo cho con cái nhiều nhưng xa chúng là nhớ và thi thoảng vẫn đưa bọn trẻ đi chơi chỗ chúng thích. Mỗi lần gặp mấy chị từng học cấp 3 với chồng tôi, họ vẫn trầm trồ: “Nhất em, lấy được thằng ấy hiền lành, chịu khó nhất lớp chị”.
Ảnh minh họa: Healthline.
Nhưng sau hơn mười năm chung sống, có với nhau 2 đứa con, tôi ngày càng nhận ra chồng không phải là người đàn ông tôi muốn ở tới đầu bạc răng long. Vài năm trở lại đây, hai chữ ly hôn luôn lẩn quẩn trong đầu tôi. Nhưng tôi lại chưa thể dũng cảm để để giải thoát cho mình. Có lẽ, chính sự hèn nhát từ lúc yêu đã khiến tôi mắc kẹt trong mối quan hệ này – khi phát hiện quá nhiều chỗ “vênh” giữa hai đứa, tôi vẫn tặc lưỡi làm đám cưới.
Khi gặp nhau, tôi đã tốt nghiệp đại học và bắt đầu đi làm, trong khi anh ấy đang là công nhân lao động chân tay với tấm bằng tốt nghiệp phổ thông. Tôi bị “sét đánh” bởi sự trầm lặng và đôi mắt hiền của anh. Tôi đã nghĩ rằng chỉ cần anh chăm chỉ làm việc, có ý thức vươn lên là được, trình độ học vấn chênh lệch chẳng sao. Nhưng lấy nhau, đó lại là một vấn đề. Sau hơn 10 năm, tôi đã tiến xa trong công việc, học xong cao học, trong khi chồng vẫn là anh công nhân, chỉ chuyển từ công ty này sang công ty khác. Mức lương ba cọc ba đồng, lại có sở thích bia rượu khiến anh hầu như chẳng mang về nhà được đồng nào. Việc nai lưng cáng đáng kinh tế khiến tôi thực sự cũng mệt mỏi và ấm ức.
Ngoài ra, chồng tôi thường không thích giao lưu gì với bạn bè, đồng nghiệp của vợ vì mặc cảm kém cỏi hơn. Tương tự, tôi cũng không biết nhiều bạn bè chồng vì anh đưa lý do “toàn lũ thất học như anh, không hợp với em đâu!” mỗi lần tôi muốn cùng anh đi đến các buổi tụ họp, đám cưới… của họ. Chúng tôi hầu như chỉ có một thứ chung duy nhất là hai đứa con.
Nhưng sự khác biệt về tính cách mới là yếu tố chính khiến chúng tôi ngày càng xa nhau. Từ nhỏ, tôi là đứa rất tự lập, thời sinh viên đã không phải ngửa tay xin tiền bố mẹ. Chồng tôi ngược lại, được gia đình bao bọc quá mức nên anh hầu như không tự quyết định được việc gì bao giờ, từ việc học gì, ở đâu, làm chỗ nào…
Lúc yêu, khi đến nhà bạn trai chơi, thấy mẹ anh ấy gọt hoa quả, bưởi cũng phải bóc vỏ, bỏ hết hạt để con sẵn ăn, tôi đã thấy “có gì đó sai sai” nhưng tặc lưỡi bỏ qua. Khi sắp cưới, biết anh vẫn đưa hết lương cho mẹ và mọi chuyện trước nay đều phải hỏi ý kiến gia đình, tôi chỉ buồn trong lòng mà không hỏi rõ ràng. Rồi khi đến nhà anh, tôi thấy lạ khi những người phụ nữ trong gia đình, từ mẹ hay chị gái, luôn hết mực chiều chuộng và răm rắp nghe lời đàn ông là bố và em trai. Tôi không hiểu tại sao chỉ cần bố chồng lừ mắt là mẹ im thin thít, rồi con trai cao mét bảy ngồi chơi điện tử để mẹ lọ mọ giặt quần áo cho mình. Tất cả những điều đó tôi đều cảm thấy không thể chấp nhận được nhưng lại dễ dàng cho qua khi bạn trai ậm ừ nói “có gì đâu” hay “anh sẽ thay đổi mà” lúc tôi đưa vấn đề ra nói.
Tôi đã tự lừa mình, khi chỉ cố nhìn vào những ưu điểm anh ấy thể hiện để quyết định gắn bó. Tôi đã nghĩ rằng, bây giờ anh ấy hiền lành vậy, lại biết chăm lo cho tôi (mua sữa, đồ ăn) và lần nào về nhà tôi cũng mua quà cho bố mẹ.. thì sau này sẽ là người chồng, người con rể tốt. Tôi cảm động khi anh sẵn sàng bỏ buổi làm để chở tôi đi lo một việc nhỏ. Tôi không hề lường tới chuyện sau này, anh ấy cũng nghỉ việc chỉ để làm hộ cái cửa hỏng cho chị gái, đưa cậu cháu trai ra sân bay đi xuất khẩu lao động… Và có lẽ đó cũng là những lý do khiến công việc của anh ấy mãi dậm chân tại chỗ.
Sự khác biệt của hai vợ chồng tôi ảnh hưởng lớn nhất tới chuyện nuôi dạy con cái. Tôi muốn cho các con tự lập, học ngoại ngữ, đi du lịch nhiều để mở mang hiểu biết và trải nghiệm từ nhỏ, còn chồng tôi cho đó là “hành xác” bọn trẻ. Chúng tôi thường xuyên cãi cọ, dằn vặt nhau về những chuyện xoay quanh bọn trẻ. Chồng tôi không trực tiếp chăm con nhưng luôn phán xét cách làm của tôi là sai, bắt tôi phải nuôi và dạy bọn trẻ theo cách của bố mẹ anh.
Thực tế, nhiều lần, tôi đã mong chồng có bồ, để tôi có một “lý do chính đáng” cho việc ly hôn. Một điều nữa khiến tôi dùng dằng chuyện ly hôn là tôi sợ mất con. Tôi biết chắc nếu hai vợ chồng chia tay, gia đình anh sẽ làm đủ mọi cách giữ lại đứa cháu trai. Với chồng và gia đình chồng tôi, đàn ông vẫn luôn là nhất.
Video đang HOT
Nghĩ lại, tôi thấy tất cả mọi cái sai đều bắt đầu từ việc tôi đã không hề nghĩ rằng lấy chồng là phải lựa chọn. Thời con gái, tôi luôn tin rằng cứ yêu là cưới thôi. Mẹ tôi thì thường nhắc đi nhắc lại: “Lấy thằng nào ở gần, nó hiền lành và yêu con là được”. Tôi đã làm đúng lời mẹ dạy và tôi sớm nhận ra rằng đó không phải là công thức để có hôn nhân hạnh phúc. Có lẽ, chồng tôi cũng đang cảm thấy bất hạnh vì chọn nhầm tôi. Anh ấy có thể có gia đình đầm ấm với người phụ nữ ít đòi hỏi, biết nghe lời chồng và hết lòng phục vụ gia đình chồng.
Khi mua quần áo, chắc chắn bạn sẽ không chọn một chiếc chỉ vì bạn thích và thấy nó đẹp. Quan trọng hơn, chiếc áo đó phải thực sự vừa vặn với cơ thể của bạn và có giá cả phù hợp. Sẽ càng tốt hơn nữa nếu màu sắc, kiểu dáng chiếc áo có thể tôn lên những nét đẹp của bạn và giấu đi được các nhược điểm. Vậy nhưng khi chọn chồng, rất nhiều cô gái, cũng như tôi, đã bỏ qua các yếu tố quan trọng như sự phù hợp về tính cách, giá trị sống, môi trường giáo dục gia đình… chỉ vì yêu. Tình yêu chỉ là điều kiện cần cho một cuộc hôn nhân, còn rất nhiều điều kiện đủ khác mà chúng ta “quên”. Chiếc áo mua về không vừa bạn có thể bán lại, cho người khác, thậm chí vứt đi. Nhưng chọn sai chồng, bạn có thể phải trả giá rất đắt, không chỉ bằng những năm tháng đau khổ của cuộc đời mình, mà đôi khi còn là tuổi thơ và tương lai của con cái.
Theo VNE
Chết cười với đêm tân hôn "mắc kẹt" của gái trinh và chú rể cận 7 độ
My rất hồi hộp vì cô vẫn là gái trinh, My cứ chạy vô chạy ra nhà tắm suốt vì không biết tiếp theo mình sẽ làm gì. Nam tắm trước, chạy ra đợi vợ thì "rầm"...
Ngày cưới của Nam trở thành "ngày hội" theo đúng nghĩa của gia đình anh. Ai cũng vui mừng tột độ khi anh có vợ. Bởi năm nay Nam đã 37 tuổi, bằng cấp học hành đều xuất sắc, chỉ kém nhất mỗi khoản tán gái và không chịu lấy vợ. Bố mẹ anh dùng hết chiêu này đến chiêu khác nhưng cũng đành bó tay. Nam là con trai độc nhất, mà năm nay bố mẹ anh cũng đâu còn trẻ, ông bà đều gần 70 hết rồi, vậy mà cứ lụi cụi một mình, thèm có cháu bế mà cũng đành chịu.
Ấy vậy mà tin vui lại đến nhanh như điện xẹt khi Nam gặp My tại một bữa tiệc sinh nhật của bạn. Hôm đó Nam luống cuống thế nào lại làm đổ ụp cái bánh kem vào mặt My khiến cô trông như một bông súp lơ. Tưởng người đẹp nổi giận, nào ngờ My từ tốn lấy giấy lau rồi chấp nhận lời xin lỗi của Nam. Không lâu sau, họ bắt đầu hẹn hò. Thấy ông con trai bình thường chỉ chăm chú vào sách vở, đến mức bị cận đến 7 độ, nay lại hay đi chơi vào buổi tối, bố mẹ Nam mừng như bắt được vàng. Nhất là khi họ thấy Nam đưa bạn gái về giới thiệu thì mừng gần chết.
Nam bị cận 7 độ do quá chú tâm vào học hành. Anh trở thành nỗi lo của bố mẹ vì mãi không chịu lấy vợ (Ảnh minh họa)
Bố mẹ Nam giục anh cưới nhanh lên, mỗi lần My đến nhà chơi, ông bà ra sức chiều chuộng con dâu tương lai. My cũng rất có cảm tình với bố mẹ của người yêu.
Nam yêu My được 6 tháng thì tính chuyện kết hôn. My làm cô giáo, thua Nam đến 12 tuổi, gia cảnh bình thường. Bố mẹ Nam bảo nếu My cần gì ông bà cũng đáp ứng, chỉ cần cô gật đầu lấy con trai họ là được.
Rồi đám cưới cũng diễn ra suôn sẻ. Bố mẹ Nam khóc vì hạnh phúc. Tối hôm xong đám cưới, họ cố ý đi ngủ sớm để cho đôi trẻ có thời gian tình tự, động phòng.
My rất hồi hộp vì cô vẫn là gái trinh, My cứ chạy vô chạy ra nhà tắm suốt vì không biết tiếp theo mình sẽ làm gì. Nam tắm trước, xong xuôi anh xuống nhà có chút việc. Lúc đó bỗng nghe "rầm" một tiếng, My táy máy ấn cái chốt cửa phía trong nhà tắm rồi cô hì hục mãi cũng không thể mở ra được. 30 phút sau cô vẫn không mở được, My thì ngại không dám kêu chồng, nhưng 1 tiếng sau không thấy vợ ra, Nam cũng phải chạy đến gõ cửa nhè nhẹ hỏi: "Em ơi tắm chưa xong à?". Lúc này, My mới khóc òa: "Anh ơi em bị kẹt rồi. Giờ phải làm sao đây anh? Em mở cái chốt mãi không ra".
Nam lật đật chạy xuống tầng 1 tìm đồ nghề, do gấp quá mà lại bị cận nặng nên anh va vào cầu thang rồi cứ thế lao xuống. Bố mẹ Nam đang ngủ, nghe tiếng rầm rầm thì tỉnh giấc, hai ông bà sướng lắm, tưởng con trai đang "hành sự". Thế nên chẳng ai dậy, lại trùm chăn ngủ tiếp.
Nam lấy cái búa, lên đập cái cửa kính rồi dùng hết sức lực mở cái chốt cửa cho My chui ra. Cũng may là sau một lúc hì hục, My cũng ra được.
Lúc đó đã là 11 giờ đêm, vừa mệt vừa buồn ngủ, Nam những muốn nằm lăn ra ngủ cho đã nhưng sực nhớ ra chuyện chưa làm nên mới bảo My:
Mãi Nam mới mở được cửa nhà tắm giúp vợ (Ảnh minh họa)
- Em lên giường đi, để anh tắt đèn
- Anh bật cái đèn ngủ lên nhé, em muốn thức một lúc.
- Anh hiểu rồi - Nam vừa nói vừa nháy mắt, bấm công tắc đèn.
Nhưng khi anh vừa nhảy lên giường, ôm vợ và định cởi quần thì một sự cố khác lại xảy ra. Chả là đám cưới xong sớm, Nam tắm xong thì có chạy xuống nhà một lúc nên xỏ đại chiếc quần jeans vào. Lúc này hấp tấp, anh kéo khóa lại bị mắc kẹt nên không kéo xuống hết được. Nam cứ hì hục, một lúc sau, My đành phải nhổm dậy bật điện để kéo cho chồng. Rồi chẳng hiểu do dùng nhiều sức mạnh quá hay sao ấy nên chiếc khóa quần lại khiến cho chỗ đó của Nam sưng tấy lên. Nam đau muốn khóc nhưng cũng đành nín nhịn.
Cởi quần được thì cũng đã gần 12h, lần này Nam nhất quyết tắt điện để "hành sự" cho đỡ xấu hổ. Nhưng khổ nỗi, bình thường đeo kính nhìn trời sáng đã khó, giờ cất kính đi lại nhìn trong ánh sáng mờ mờ nên Nam không tài nào thấy được các bộ phận trên cơ thể vợ. My là gái trinh, cũng chẳng biết mô tê gì nên cứ nằm im.
Nam hì hục một lúc lâu vẫn chưa thấy kết quả gì, bèn đánh bạo hỏi vợ:
- Em thấy ok chưa?
- Hình như chưa, mà sai hay sao ấy, trên hay dưới anh nhỉ?
- Em không cảm nhận được à? Hay để anh bật điện lên? Thế này anh không thấy gì cả.
- Thôi, em xấu hổ lắm, anh cứ làm đi, khi nào được em nói.
Trầy trật mãi hai vợ chồng Nam vẫn chưa tân hôn được (Ảnh minh họa)
Nhưng rồi cứ trầy trật mãi mà Nam vẫn chưa tiến thêm được bước nào. My cũng bực quá bèn bảo Nam: "Thôi đi ngủ đi anh, mai rồi làm, em mệt quá".
Nam đành buông vợ ra, chạy vào nhà tắm rửa mặt cho đỡ bực. Nhưng do tức tối nên Nam cũng quên mất vụ cái chốt cửa, và một tiếng "rầm" nữa vang lên.
Thế là kịch bản cũ lại lặp lại, Nam gần như phát khóc trong nhà tắm vì hì hục mãi mới mở được cánh cửa ra. Lúc này, đồng hồ đã chỉ 1h sáng, Nam và My đã mệt nên lăn ra ngủ khì.
Sáng hôm sau, bố mẹ Nam cứ khúc khích cười rồi trêu: "Hai đứa tối qua làm gì mà rầm rầm trên tầng 2 thế hả? Kiểu này là bố mẹ sắp có cháu rồi phải không?". Nam và My nghe mà cười mếu máo. Bố mẹ Nam đâu biết rằng, con trai, con dâu họ đã có một đêm tân hôn "mắc kẹt" cười ra nước mắt.
Theo Một Thế Giới
Đừng dại vội kết hôn quá sớm chỉ vì yêu Thực tế thì mọi cảm xúc đều tự bản thân chị em phải trải nghiệm. Bất hạnh hay hạnh phúc là bài học mà bản thân phải trả giá. Vậy tại sao không chọn cho mình một chiếc áo hạnh phúc? Đừng kết hôn sớm chỉ vì... yêu! Trong cuộc sống tình yêu đơm hoa kết trái dẫn đến kết hôn với người...