Kết hôn 3 tháng tôi đã thấy quá ngột ngạt vì không được phép nghỉ
Chưa lấy chồng tôi có thể tự do ngủ trễ vào ngày nghỉ. Giờ sáng nào cũng tất bật dậy sớm để dọn dẹp nhà cửa.
Tôi mới lập gia đình được hơn 3 tháng, hơn chồng 3 tuổi, nhìn vẻ bề ngoài tôi và chồng được mọi người khen là rất xứng đôi. Chồng là con trai út, trên còn có anh trai đã lập gia đình. Ngay từ lúc anh dẫn tôi về gặp gia đình, tôi đã được nói là sẽ ở cùng anh và ba mẹ trong căn nhà hiện tại, còn vợ chồng anh trai lúc đó đã cưới hơn năm sẽ vẫn ở chung nhà, đang cố gắng làm để tiết kiệm vài năm sẽ ra riêng xây nhà. Lúc đó tôi cũng không suy nghĩ gì nhiều, cứ nghĩ nếu vậy thì hai vợ chồng tôi sẽ không phải lo phần chi phí ấy. Chỉ sau ba tháng về làm dâu, tôi cảm thấy cuộc sống ngột ngạt quá, thấy có chồng chỉ thêm phần cực khổ.
Lúc trước, tôi có thể tự do ngủ trễ vào ngày nghỉ sau một tuần làm việc vất vả, rồi buổi sáng từ từ ăn sáng, sau đó đến cơ quan. Giờ đây, mỗi buổi sáng và ngày nghỉ đều phải tất bật dậy sớm để dọn dẹp nhà cửa. Điều đáng nói ở đây là vợ của anh trai, phải gọi là chị cho đúng vai chứ thật ra nhỏ tuổi hơn tôi. Tuy cũng tốt nghiệp đại học ra nhưng công việc hiện tại có chị thu nhập không tốt lắm, nghe đâu còn phải đang trả nợ giúp gia đình mẹ vì bên ấy khá khó khăn. Do hoàn cảnh sống mỗi người mỗi khác, nên việc dọn dẹp nhà cửa thức sớm không thành vấn đề với chị ấy, còn đối với tôi lại khác. Tôi đã giải quyết vấn đề này bằng cách nói chuyện riêng với chị, rằng công việc nhà hai chị em cùng làm, đừng làm một mình khi tôi chưa dậy như vậy sẽ không hay, còn vào ngày nghỉ cũng nên nghỉ ngơi nhiều hơn một chút. Nhưng đâu vẫn vào đấy, chị vẫn khung giờ ấy dọn dẹp, nên tôi chỉ còn cách khi dậy còn việc gì thì làm không thì thôi, vì nếu cố theo chị thì sức khỏe tôi ai lo?
Rồi còn nhiều chuyện nữa, nhất là chuyện nấu cơm tối cho gia đình. Tôi vốn vụng về và đã nói ngay từ khi mới về chơi, hơn nữa giờ tan ca của cơ quan tôi trễ hơn một tiếng so với cơ quan chị, nên mỗi khi về nhà là hầu như chị ấy đã chuẩn bị gần xong cơm nước. Đó là lý do khách quan, tôi cũng có muốn vậy đâu và nói thật tôi rất mệt mỏi sau mỗi ngày làm chỉ muốn được nằm ngay thôi. Thế là như mặc định sau mỗi bữa cơm tối chị lau bàn và bếp xong thì tôi cũng rửa chén xong và chưa bao giờ đổi công việc ấy cho nhau. Thật ra tôi biết chị vẫn có thể rửa chén và làm các việc khác một mình rất tốt vì trước đây chị ấy gả về nhà này sớm hơn tôi. Sau này chị ấy có nhà riêng, còn tôi đây phải làm dâu cả đời thì bây giờ chị ấy làm cho tới lúc ấy cũng chưa bằng tôi sau này.
Video đang HOT
Rồi mỗi khi dòng họ bên chồng có giỗ chạp, mẹ chồng tôi thường hỏi hai chị em có ai đi cùng mẹ không, thật ra làm công việc nhà đã đủ lắm rồi, giờ còn phải làm dâu cho cả dòng họ chồng. Chị ấy bảo đi cho biết, chẳng lẽ tôi ở nhà? Mang tiếng là đi ăn giỗ chứ chẳng khác nào tới đấy chờ khách khứa ăn xong rồi dọn dẹp. Lúc này tôi cảm thấy thương mẹ ruột ở nhà, nếu bà biết con gái bà sống như thế này ắt sẽ đau lòng. Còn chị dâu tôi không biết có mục đích gì không nữa, mà chẳng nghe chị ấy nói tiếng nào, cứ đi làm rồi về nhà dọn dẹp nấu nướng giặt giũ quần áo. Số là gia đình chồng tôi có máy giặt, vốn để tiết kiện điện nên tôi có nói chị gom hết đồ gia đình lại giặt cùng một lúc, thế nhưng mỗi lần tắm xong bước ra khỏi nhà tắm là khệ nệ thau đồ giặt rồi, tôi rất bực bội và phải để tới hai ba ngày mới đủ đồ để giặt một lần.
Gia đình chồng tôi vốn làm nông, điều này rất hợp với chị dâu vì chị ấy cũng thích trồng trọt, cứ cuối tuần rảnh là chị cùng ba mẹ chồng hôm thì nhổ cỏ hôm thì bón phân, thế là tôi lại phải đi cùng vì nếu ở nhà một mình cũng thấy ngại. Trước đây, tôi ngại ở chung với người lười nhưng giờ mới thấy cuộc sống còn ngột ngạt hơn khi xung quanh ai cũng làm việc mà không biết nghỉ. Rồi sắp tới đây nếu chị ấy có thai thì có lẽ cuộc sống của tôi sẽ khó hơn nhiều. Tôi từng nghĩ đến việc xin ba mẹ chồng được ra riêng, sẽ để vợ chồng anh chị ở cùng ba mẹ chồng, đã nói với chồng nhưng chồng tôi có vẻ không đồng ý nên tôi càng cảm thấy ngột ngạt hơn. Tôi sợ cứ tình hình này sớm muộn gì cũng có chuyện không hay, mong quý độc giả cho tôi lời khuyên.
Theo Vnexpress
Năm 2018: Có được nghỉ thêm 1 ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ?
Bộ LĐ-TB&XH vừa có công văn trả lời Hội Truyền thống chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Hải Phòng về đề xuất nghỉ một ngày làm việc và hưởng nguyên lương vào Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, từ năm 2018.
Lịch các ngày nghỉ trong dịp 30.4 và 1.5 do Bộ LĐ-TB&XH công bố. (Minh hoạ: Vũ Toản).
Trước đó, Hội Truyền thống chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Hải Phòng đã kiến nghị xem xét lấy ngày 7.5 là ngày nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương hàng năm đối với người lao động.
Về vấn đề này, Bộ LĐ-TB&XH xin ghi nhận ý kiến của Hội Truyền thống chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Hải Phòng.
Quan điểm hiện nay của Bộ là cần phải đánh giá kỹ tác động theo các khía cạnh về kinh tế, văn hóa, xã hội trước việc nghỉ thêm 1 ngày vào Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, trước khi trình Chính phủ, trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Cũng liên quan tới số ngày nghỉ và hưởng nguyên lương của người lao động trong năm, Điều 115 của Bộ luật Lao động hiện hành quy định người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương chỉ trong 10 ngày lễ, tết gồm:
Tết Dương lịch 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch); Tết Âm lịch 05 ngày; Ngày Chiến thắng 1 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); Ngày Quốc tế lao động 1 ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch); Ngày Quốc khánh 1 ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch); Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Ngoài ra, Hội Truyền thống chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Hải Phòng Đối cũng gửi đề nghị cho hưởng chế độ ưu đãi người có công đối với các chiến sĩ Điện Biên Phủ năm trên tuổi 81 tuổi trở lên.
Về vấn đề này, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng hiện quy định 12 diện đối tượng người có công được hưởng chế độ ưu đãi người có công.
Theo đó, những trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định đều được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Đối với những trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng khi đủ 80 tuổi, không có lương hưu, trợ cấp xã hội của Nhà nước thì được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của Luật Người cao tuổi.
Theo Hoàng Mạnh (Dân Trí)
Thủ tướng 'chốt' phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày Người đứng đầu Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày. Theo phương án này, công chức sẽ nghỉ từ 26/1 đến 1/2/2017 (tức 29 tháng Chạp năm Bính Thân đến mùng 5 tháng Giêng năm Đinh Dậu). Do mùng một, mùng 2 Tết Âm lịch...