“Két hết tiền và bút hết mực…”
Hôm anh ấy đến, một người đàn ông mà em gọi là anh nhưng kì thực thì nhiều hơn cả tuổi bố em. Em có tâm sự thật với anh ấy là em thích đi học đại học nhưng nhà không có điều kiện…
Người ta bảo em lấy được chồng giàu lại có quyền chức, em có tất cả… dẫu chồng có già một tí cũng không sao. Thế nhưng ai đã trải rồi mới hiểu mọi thứ không dễ dàng như thế. Em ước rằng, em được làm lại…
18 tuổi, sau khi trượt đại học em đã theo bạn bè lên Hà Nội làm thuê. Em xin làm ở một cửa hàng chuyên tổ chức tiệc cưới trên đường Nguyễn Phong Sắc. Ở đó, hàng tháng em làm lương được 1,8 triệu và những khoản tiền ngoài.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Vì là người đến từ quê, nên em rất thẳng thắn, thật thà, ai hỏi gì em đáp nấy. Hôm anh ấy đến, một người đàn ông mà em gọi là anh nhưng kì thực thì nhiều hơn cả tuổi bố em. Em có tâm sự thật với anh ấy là em thích đi học đại học nhưng nhà không có điều kiện. Anh ấy đã cảm thương và giúp đỡ em nhiều. Anh xin cho em một công việc mới, đến mùa thi anh ấy đã tạo điều kiện cho em đi ôn thi. Sau đó em có đỗ vào một trường đại học dân lập ở Hà Nội.
Anh ấy giúp đỡ em học đại học. Và cho đến nay em là sinh viên năm cuối, cũng đồng nghĩa làm vợ anh được 4 năm. Tuy nhiên cuộc sống vợ chồng có nhiều bức bách. Anh ấy không còn khả năng,…Còn em thì quá trẻ và nhiều ham muốn.
Lớn tuổi, anh ấy cũng khó tính hơn nhiều người. Anh ấy đòi hỏi mọi việc trong nhà phải hoàn hảo. Em có đi chơi với các bạn trong lớp, anh ấy cũng ghen tuông vô cớ.
Việc cho em đi học cũng là một việc tốt của anh ấy. Thế nhưng vào những năm “làm việc và kiếm tiền đều khó” anh ấy cáu bẳn rất nhiều. Những vụ làm ăn thua lỗ anh ấy cứ đổ lên đầu em, đổ tại hai đứa không hợp tuổi. Em đã khóc rất nhiều. Anh bảo bây giờ, anh đã nợ nhiều hơn tài sản đang có. Tuần trước anh còn bán cái xe đã mua cho em đi để trả nợ lãi. Em thật sự rất lo lắng.
Nếu bây giờ mọi thứ dang dở giữa đường thì thà em làm một cô nhân viên phục vụ và sống như ngày xưa còn hơn. Em tiếc và ước gì mình không bỏ những bạn trai từng thích em để chạy theo người giàu có. Bố mẹ ở quê cũng thế, em không thể dựa vào. Vì khi trước, em đã tự quyết định mà không nghe lời bố mẹ. Em không thể kêu với ai.
Em lên mạng đọc tin, thấy một cô thiếu nữ bằng tuổi em bây giờ cũng lấy một đại gia như thế. Đại gia không có điều kiện để nuông chiều cô ấy, tâm sinh lý hai bên cũng khác nhau… Có bạn đã bảo “két hết tiền và bút hết mực”. Em nghĩ chua xót quá, như chị ấy thì còn có khả năng giải thoát mình khỏi cuộc sống đó. Còn em, em chỉ có thể cam chịu vậy thôi, em sẽ phải sống vậy đến khi anh ấy mất vì em nợ anh ấy quá nhiều.
Theo VNN
Người thành phố nên học nhà quê!
Chị nghĩ gì, nếu như tôi cũng khẳng định với chị và độc giả rằng, những người thành phố đều giựt chồng và thấp hèn như nhau...
Đâu phải chỉ có người nhà quê mới biết giựt chồng?
Chị Mai Hà thân mến!
Tôi không phải là người có "đẳng cấp" như chị. Tôi cũng chỉ sinh ra từ một vùng quê yên bình. Giống như những vùng quê khác trên đất nước Việt Nam, quê tôi cũng nghèo lắm. Nhưng người dân vẫn sống với nhau bằng thái độ rất hiền lành và thật thà.
Tôi hiểu chị đau đớn như thế nào khi biết người chồng đầu gối tay ấp với mình lại bỏ đi theo một người đàn bà khác. Vì không giấu gì chị, tôi cũng là một người phụ nữ bị chồng phản bội.
Chồng tôi và tôi cùng quê. Do điều kiện kinh tế ở quê tôi khó khăn, đồng lương của một công chức quèn không đủ sống, nên chồng tôi đã quyết định từ bỏ công việc để ra thành phố làm cai xây dựng công trình với hy vọng ổn định kinh tế để con cái yên tâm học hành.
Nhưng thật trớ trêu, lúc kinh tế trở nên khá giả, cũng là lúc người đàn ông ấy đã không còn thuộc về tôi nữa. Anh ta cặp kè với một cô gái người Hà Nội và đang là sinh viên. Mới đầu họ còn giấu giếm, sau đó một thời gian thì công khai đưa nhau về quê tôi để giới thiệu với bạn bè, gia đình. Cô ta thậm chí còn không biết cách lịch sự tối thiểu là chào hỏi tôi- chủ nhà khi đến nhà, vậy mà chồng tôi vẫn hết lời khen ngợi và yêu chiều cô ta.
Tôi cũng không biết người thành phố các anh chị cao sang và thanh lịch như thế nào, nhưng có một điều dễ dàng nhận thấy rằng, những người dân quê tôi ra thành phố sống đều đổ đốn và không còn giữ được hồn cốt của con người. Thay vào đó là sự khôn lỏi, lừa lọc và có một lối sống không đoàng hoàng.
Giống như chồng tôi, anh ta sau vài năm ra thành phố làm ăn thì đã biến thành một người đàn ông hoàn toàn khác, bồ bịch và vô trách nhiệm với vợ con. Còn nhiều người đàn ông khác ở quê tôi cũng như thế lắm, và những người phụ nữ quê mùa chúng tôi vẫn phải một mình nuôi dạy con cái để chồng đi nuôi bồ.
Và người quyến rũ chồng chúng tôi lại không phải là những cô gái quê mùa, mà lại chính là những cô gái thành phố, trẻ trung, xinh đẹp và có học thức đoàng hoàng. Chị nghĩ gì, nếu như tôi cũng khẳng định với chị và độc giả rằng, những người thành phố đều giựt chồng và thấp hèn như nhau?. Như vậy có chạm vào lòng tự ái của chị và rất nhiều người đang tự nhận mình là người "thanh lịch" hay không?.
Nhưng tôi sẽ không làm như chị đâu. Bởi người nhà quê chúng tôi vẫn bảo với nhau rằng: "Học ăn, học nói, học gói, học mở" rồi "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói"... nên không thể hồ đồ, phát biểu lung tung, để nói xong người ta chửi lại vào mặt mình được.
Chúng tôi ngu dốt và chẳng thanh lịch tẹo nào đâu, nhưng chúng tôi biết tôn trọng người khác bằng cách cân nhắc từng câu nói chị Mai Hà ạ. Tôi nghĩ, chị và những người đang ủng hộ chị nên học những người nhà quê chúng tôi để hoàn thiện chính mình.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tôi sai chỗ nào? Tôi nhớ, có lần vừa ngồi vào bàn ăn, anh đã dằn mạnh chén cơm: "Em có điên không? Ai đời ăn canh chua với cá kho tộ mà lại ăn bằng nĩa? Con Hương đi lấy cho ba đôi đũa". Tôi bực bội: "Đồ nhà quê". Hai đứa nhỏ lấm lét nhìn ba. Suốt bữa ăn chẳng ai nói với ai lời...