Kết đắng của những “Khá Bảnh” tai tiếng khác trên thế giới
Những ngày qua “ Khá Bảnh” đã thành từ khóa hot về sự sai lệch của một hiện tượng “ giang hồ mạng xã hội” với những phát ngôn gây sốc, hình ảnh thô tục, phản cảm nhưng vẫn thu về hàng triệu lượt theo dõi trên YouTube.
Tuy nhiên, Khá Bảnh có thể không phải là cái tên duy nhất mà YouTube phải giải quyết từ trước đến nay. Dưới đây là những cái tên đình đám khác cũng tai tiếng không kém của làng YouTuber thế giới:
Sam Pepper: cố gắng tìm lại vị thế sau những cáo buộc tấn công tình dục
Sam Pepper
Sam Pepper, ngôi sao YouTube thất sủng và bị nhiều phụ nữ buộc tội cưỡng hiếp cũng như tấn công tình dục, đang cố gắng để trở lại. Pepper đã đăng video đầu tiên của mình sau khi suýt “bỏ mạng” giữa một loạt các vụ bê bối về hành vi tình dục trong vài năm qua.
Video trở lại là một đoạn livestream kéo dài bốn giờ, trong đó anh ta quấy rối phụ nữ trên đường phố Los Angeles, gây áp lực cho họ khi liên tục hỏi họ số điện thoại. Điều này cứ lặp đi lặp lại khi những cô gái được Pepper săn lùng, theo anh xuống phố khi họ cố gắng đi bộ và sau đó phàn nàn khi bị từ chối. Có lúc, anh ta còn nói đùa về việc cần kiểm tra ID của người hâm mộ để đảm bảo họ không dưới tuổi.
Pepper trở nên nổi tiếng sau khi dàn dựng và đăng tải một video bị bắt cóc cũng như chứng kiến bạn mình bị “bắn” vào đầu. Dù nhận về nhiều chỉ trích nhưng anh ta lại cho rằng nó giúp những nạn nhân bị lạm dụng biết cách thoát thân. Sau đó anh này liên tiếp nhận được những cáo buộc hiếp dâm và tấn công tình dục, thậm chí còn yêu cầu một cô gái 15 tuổi gửi ảnh khỏa thân cho mình.
Pepper đã luôn bác bỏ các cáo buộc chống lại anh ta. Khi anh bắt đầu nổi lên vào năm 2014, một luật sư đã đưa ra một tuyên bố thay mặt anh ta, trong đó có nói: “Sam Pepper phủ nhận bất kỳ và tất cả các cáo buộc đã được đưa ra chống lại anh.”
Austin Jones: kẻ bị kết tội khiêu dâm trẻ em
Austin Jones là ca sĩ hát lại trên YouTube thu hút được một lượng lớn người theo dõi với các bài hát như “Sugar, We’re Going Down” của Fall Out Boy và “Sorry” của Justin Bieber. Anh nổi tiếng vì hát những ca khúc này theo phong cách acapella.
Jones đã tích lũy một số lượt theo dõi nhất định trên YouTube với nhiều video được chỉnh sửa khéo léo, chia thành 16 khung hình và anh xuất hiện hát một phần khác nhau của bài hát trong mỗi khung hình. Kênh YouTube có hơn 534.000 người đăng ký của anh đã thu được gần 41 triệu lượt xem.
Video đang HOT
Austin Jones
Tuy nhiên Austin Jones lại bị buộc tội sử dụng những ứng dụng nhắn tin trên di động để yêu cầu các cô gái trong độ tuổi từ 14 đến 15, chứng minh mình là fan hâm mộ bằng cách gửi những hình ảnh nhạy cảm của họ.
Khiếu nại hình sự ban đầu chống lại Jones, được đệ trình vào năm 2017, cho thấy chi tiết về cách YouTuber bị cáo buộc đã ép một số cô gái gửi cho anh ta video của họ trong khi yêu cầu họ khẳng định số tuổi.
YouTube đã xóa kênh của Jones vào năm 2017, có nghĩa là anh ta không còn kiếm được doanh thu từ nền tảng này nữa.
Họ cho biết: “Chúng tôi rất coi trọng an toàn trên YouTube và các cáo buộc về hành vi sai trái tình dục. Khi chúng tôi nhận thức được các cáo buộc hoặc kết án nghiêm trọng, chúng tôi sẽ hành động, có thể bao gồm chấm dứt các mối quan hệ kinh doanh hoặc đình chỉ kiếm tiền.
Jones đã bị tuyên án vào ngày 3.5.
Logan Paul: nội dung video nhận nhiều chỉ trích nhưng vẫn hút fan
Logan Paul trong một video
Một năm trước, ngôi sao YouTube Logan Paul đã phải đối mặt với một cơn bão chỉ trích nặng nề từ cả cộng đồng người xem YouTube lẫn những YouTuber khác cho một video anh đăng trên kênh youtube nổi tiếng của mình. Trong đó, anh và những người bạn đang đi vào rừng Aokigahara của Nhật Bản – một khu vực nổi tiếng là nơi nhiều người đi đến kết thúc cuộc sống của họ – và tình cờ gặp một thi thể. Paul cho thấy thi thể ấy trong video, chỉ làm mờ khuôn mặt của người quá cố, anh ta và những người bạn đã cười và pha trò về tình huống trong đoạn phim.
Sau đó anh ta đã phải công khai xin lỗi trên trang mạng Tweeter lẫn trong một video ngắn nhưng lại cho rằng mình chỉ đang tìm hiểu “khía cạnh ma ám của khu rừng”. YouTube cũng được yêu cầu gỡ bỏ video của Paul và ngăn chặn những video có nội dung tương tự được đăng tải. Đáp lại cả Paul và YouTube đều cam kết sẽ làm tốt hơn.
Nhưng chỉ một vài tuần sau đó, anh ta lại một lần nữa nhận những lời chỉ trích về cách làm nội dung nhẫn tâm bao gồm các video anh ta cầm cá chết và trêu chọc xác một con chuột. Vào tháng Tư, Paul đã làm Vlog về một vụ tai nạn xe hơi của người lạ và cũng bị đuổi khỏi Công viên Quốc gia Yosemite vì những trò hề gây rối của anh. Vào tháng 11, anh ấy đã tuyên bố ủng hộ thuyết trái đất phẳng. Vì vậy, trong suốt cả năm, có vẻ như khá rõ ràng rằng Paul đã không học được bất cứ bài học nào mà anh ta đã tuyên bố.
YouTube sau nhiều lần hủy thỏa thuận rồi lại khôi phục doanh thu quảng cáo cho anh ta thì dường như họ vẫn đang tiếp tay cho hành động của Paul mà không có một biện pháp lâu dài nào. Lượt đăng kí kênh Logan Paul có vẻ giảm đi sau vụ việc trong khu rừng ở Nhật Bản nhưng vẫn lên đến con số hàng chục triệu, phần lớn là người trẻ. Điều này góp phần đưa anh chàng có lúc là người bị ghét “nhất hành tinh” thành YouTuber có thu nhập khủng: từ ngày 1 tháng 6 năm 2017 đến ngày 1 tháng 6 năm 2018, Paul đã kiếm được 14,5 triệu đô la, nhiều hơn 12,5 triệu đô la mà anh kiếm được trong năm trước.
(Tổng hợp)
Theo Danviet
Bộ trưởng Nhạ: Khá Bảnh ảnh hưởng đến học sinh là rất nguy hiểm!
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng cần người nổi tiếng như ngôi sao nghệ thuật, cầu thủ hay học sinh ưu tú kêu gọi "nói không" với bạo lực học đường.
Để những nhân vật xấu như Khá Bảnh ảnh hưởng đến các cháu thì rất nguy hiểm.
Sáng nay 4.4, bên lề Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về dự án Luật Giáo dục, trả lời Báo Người Lao Động, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ khẳng định để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường thì việc giáo dục, tuyên truyền trên lớp đối với học sinh là việc đã được thực hiện nhiều năm qua và đã có quy định.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, trong các buổi chào cờ, sinh hoạt đoàn, đội hay trong các tiết học giáo dục công dân... cũng kết hợp giáo dục, tuyên truyền để học sinh "nói không" với bạo lực học đường, cũng như các biện pháp phòng tránh.
Ngoài ra, các trường cũng cần tạo điều kiện để những bạn tốt trong lớp, những tấm gương tốt cảm hóa các cháu hơn là dùng hành chính đe dọa. Các cháu bé thì chủ yếu dùng các biện pháp giáo dưỡng nhẹ nhàng động viên là chính.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ - Ảnh: Nguyễn Nam.
"Giáo dục phải làm gốc, đặc biệt với đối tượng yếu thế là phải rất quan tâm. Còn đối với các cháu tạm gọi là cá biệt cũng phải quan tâm để giáo dưỡng để các cháu biết được bạo lực học đường là không tốt, thậm chí gây như thế là pháp pháp, để làm sao nhắc nhở các cháu" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng GD-ĐT, các cháu yếu thế thì phải dựa vào các thầy, các cô. Đây là sự động hành chung của cả thầy và trò. Việc giáo dục cũng cần rất nhẹ nhàng, không rầm rộ vì giáo dục đạo đức lối sống, ứng xử tốt thì phải dần dần từng bước. Trong đó vai trò của giáo viên chủ nhiệm quan trọng.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ủng hộ sáng kiến "nói không" với bạo lực học đường bằng sự vào cuộc của cả xã hội nhất là sự ủng hộ, hưởng ứng của các ngôi sao trong giới nghệ thuật, những người nổi tiếng, cầu thủ bóng đá...
"Những người nổi tiếng hay ngay cả những tấm gương học sinh ngoan, giỏi, ưu tú đến trường để tuyên truyền, kêu gọi "nói không" với bạo lực học đường là giải pháp tốt. Trẻ con chịu ảnh hưởng nhiều từ những tấm gương tốt, những thần tượng tốt. Nếu để những nhân vật xấu trong xã hội ảnh hưởng đến học sinh thì rất nguy hiểm như Khá Bảnh vừa rồi" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ.
Người đứng đầu ngành GD-ĐT cho biết tới đây sẽ có chỉ đạo tăng cường thêm nội dung, các tiết học có lồng ghép nội dung ngăn chặn bạo lực học đường và đẩy mạnh nội dung này trong nhà trường.
"Không chỉ tăng cường giáo dục, tuyên truyền mà còn đẩy mạnh kiểm tra, giám sát các nhà trường. Chính sách hiện nay tương đối nhiều, quan trọng là làm sao để chính sách đi vào cuộc sống, người thực hiện, các nhà trường và địa phương phải đồng hành. Ngay cả báo chí nên đưa những tấm gương tốt, cùng nhau lên án những thói hư tật xấu"- ông Phùng Xuân Nhạ khẳng định.
"Bạo lực học sinh bắt nguồn từ ứng xử lạnh lùng, thực dụng của người thầy"?
Cho ý kiến dự án Luật Giáo dục, Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) đề nghị luật cần thể hiện nguyên tắc về sự chuyển đổi căn bản trong phương pháp dạy học, từ chỗ để người thầy làm trung tâm thì phải đưa người học trở thành trung tâm, để "sửa chữa" lại những hiện tượng học sinh chán nản, thiếu lý tưởng sống trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay.
"Hiện tượng học sinh sống ích kỷ, lạnh lùng, thậm chí là bạo lực học sinh bộc phát thời gian qua cần được nhìn nhận từ căn nguyên. Nguyên nhân đầu tiên chính là từ ứng xử tương ứng của một bộ phận giáo viên. Giáo viên thực dụng, lạnh lùng, lợi dụng học trò gây tổn thương lòng tôn kính của người học với người thầy. Sau nữa mới tới nguyên nhân từ gia đình, từ khoảng cách giàu nghèo trong xã hội dẫn đến tâm lý kỳ thị, phân biệt đối xử giữa các học sinh" - ông Tám nói.
Để chống bạo lực học đường, ông Tám cho rằng học sinh không thể bị phân biệt đối xử, tức được đảm bảo sự công bằng về cơ hội học tập, giáo dục. Vì vậy cần bổ sung quy định này vào dự thảo luật.
"Cần hàn gắn những tổn thương này bằng cách tạo lập bình đẳng tại môi trường học đường. Thầy cô là tác nhân quan trọng trong quá trình hàn gắn này. Học sinh cần được cảm nhận việc không bị phân biệt, được đối xử bình đẳng, dân chủ, nhất là trong môi trường học đường. Trách nhiệm trước hết trong việc này phải nằm ở người thầy, ở nhà trường trong việc xâu dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh chứ không phải quy chung cho "xã hội, cá nhân và tổ chức" như dự thảo luật thể hiện" - ông Tám phân tích.
Theo Bảo Trân (NLĐ)
Học theo Khá "Bảnh", nhóm thanh niên làm clip đập xe máy gây phẫn nộ Nhóm thanh niên cầm búa đập chiếc xe máy nát bươm một cách đầy phấn khích. Vụ việc khiến cộng đồng mạng bức xúc vì cho rằng đó là việc làm cổ suý cho hành động huỷ hoại tài sản. Trước đó, Ngô Bá Khá (tức Khá Bảnh) - người vừa bị bắt vì tội đánh bạc cũng khiến cộng đồng mạng bức...