Kết đắng của 2 thanh niên “ship” hàng độc
Đào Văn Luân (2000, trú xã Tân Thành, H.Hướng Hóa, Quảng Trị) nhận cuộc điện thoại của người quen tên Ty thuê vận chuyển ma túy từ Lao Bảo vào Thừa Thiên Huế nhưng từ chối vì sợ.
Tuy nhiên, mấy ngày sau, Luân gặp bạn cùng thôn là Lê Minh Tiến (1996), rủ làm phi vụ trên để lấy tiền công liền nhận được cái gật đầu đồng ý. Có bạn đồng hành, Luân quên cả lăn tăn, sợ hãi.
Đào Văn Luân – Lê Minh Tiến và tang vật ma túy bị thu giữ.
Video đang HOT
Ngày 14-1, TAND tỉnh Quảng Trị xét xử sơ thẩm vụ án Đào Văn Luân và đồng phạm Lê Minh Tiến về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”. Luân và Tiến được áp giải đến phiên tòa trong cái rét cóng ban sáng. Chợt 2 bị cáo quay quắt khi nhận ra người thân đợi ở hiên tòa. Những đôi mắt nhòa lệ nhìn nhau, tràn hối hận và xót xa. Nhất là Tiến, bản thân vừa chấp hành xong bản án tù dài năm và đang loay hoay hoàn lương nay tiếp tục phụ lòng cha mẹ. Cụ thể, vào năm 2014, Tiến bị TAND H. Hướng Hóa xử phạt 6 năm tù về tội: “Vận chuyển trái phép chất ma túy”, mãn hạn vào năm 2019. Nên lần phạm tội này, Tiến thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm.
Tại phiên tòa, các bị cáo một lần nữa khẳng định lời khai có trong hồ sơ vụ án về hành vi phạm tội là hoàn toàn đúng như cáo trạng truy tố. Cụ thể, vào ngày 7-6-2020, Luân nhận được điện thoại của người đàn ông tên Ty thuê vận chuyển ma túy tổng hợp (MTTH) từ Hướng Hóa vào Thừa Thiên Huế với tiền công 5 triệu đồng nhưng không đồng ý vì sợ. Người tên Ty trước đó có thời gian sống ở TT Lao Bảo nên Luân và Ty đều có biết qua. 4 ngày sau, khi đến chơi nhà người quen cùng thôn tên là Đô, Luân gặp Tiến và bàn về việc vận chuyển ma túy cho Ty để lấy tiền đi xin việc vì cả hai đang thất nghiệp.
Ngay đêm đó, Luân nhờ người chở đến bản Ka Tăng, TT Lao Bảo theo hướng dẫn của Ty và gặp người tên Chăn cùng 1 thanh niên khác để nhận ma túy. Khoảng 22 giờ, Luân nhận xong túi hàng, trở lại và gọi điện cho Tiến lấy túi xách để sẵn ở nhà anh Đô mang ra ngoài nhằm cất ma túy. Sau đó, cả hai nhờ anh Đô chở lên cầu Ông Trùm (QL9) và lên xe taxi Mai Linh chờ sẵn. Tiến ngồi ghế phụ còn Luân ngồi ghế sau cùng túi hàng. Tài xế là anh Trần Hữu Phước điều khiển xe chở về hướng Đông Hà để vào Thừa Thiên Huế. Trước đó, Luân thuê anh Phước chở vàoThừa Thiên Huế với giá 1,1 triệu đồng. Khi xe đến km 43 500 QL9 thuộc thôn Khe Ngài, xã Đakrông, H. Đakrông thì bị Trạm CSGT Đakrông và lực lượng BĐBP Quảng Trị bắt quả tang, thu túi xách bên trong có 30 gói ni-lông chứa 6.000 viên nén màu hồng và xanh (trong đó có 60 viên màu xanh) nghi MTTH và 1 hộp nhựa chứa 60 viên màu hồng. Qua giám định, 60 viên màu xanh không chứa các chất ma túy, còn lại tổng cộng 6.000 viên màu hồng có tổng trọng lượng hơn 568g ma túy loại Methamphetamine.
Quá trình điều tra, CA xác định người tên Ty có tên là Chung (29 tuổi), hộ khẩu trú tại H.Hướng Hóa nhưng không có mặt tại địa phương, đi đâu làm gì không ai rõ nên không có cơ sở để xử lý. Người tên Chăn được xác định trú tại bản Ka Tăng, qua đối chất không thừa nhận việc giao ma túy cho Luân nên cũng không có cơ sở để xử lý. Còn anh Đô và ông Phước hoàn toàn không biết Luân và Tiến vận chuyển trái phép chất ma túy nên không xem xét xử lý.
Tại phiên tòa, Luân và Tiến đều thành khẩn. Đại diện VKS luận tội, áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và đề nghị mức án mỗi bị cáo 20 năm tù. Các trợ giúp viên pháp lý bào chữa miễn phí cho Luân và Tiến nhấn mạnh đến sự thành khẩn, tích cực phối hợp điều tra của 2 bị cáo, đồng thời đều có hoàn cảnh khó khăn, hộ cận nghèo, qua đó đề xuất mức án dưới mức đề nghị của VKS. Sau khi xem xét toàn diện vụ án, Tòa đã tuyên Luân mức án chung thân; Tiến 20 năm tù. Lời tuyên án vừa dứt, người thân của Luân và Tiến ngồi phía dưới nấc nghẹn, không giấu được cay đắng, xót xa.
Phía sau những chiến công trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tội phạm
Trong suốt thời gian dài vừa qua, BĐBP Quảng Trị đã xác lập, đấu tranh thành công nhiều chuyên án, vụ án, bóc gỡ nhiều đường dây tội phạm ma túy hoạt động mang tính chất xuyên quốc gia.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ, đơn vị luôn đảm bảo tuyệt đối an toàn về mọi mặt. Phía sau những chiến công trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tội phạm ấy, có sự tham gia, đóng góp thầm lặng của không ít cán bộ chuyên trách, trong đó có Đại tá Phan Thanh Minh.
Ngày 11-6, BĐBP Quảng Trị đã bắt giữ 2 đối tượng Đào Văn Luân và Lê Minh Tiến khi đang vận chuyển 6.060 viên ma túy tổng hợp đi tiêu thụ.Ảnh: Mạnh Hùng
Tội phạm ngày càng phức tạp
Sau nhiều lần lỡ hẹn, vừa trở về sau Chuyên án QT 620 L, Đại tá Phan Thanh Minh, Trưởng phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm, BĐBP Quảng Trị đã dành thời gian chia sẻ với chúng tôi chuyện nghề nghiệp. Dáng người thấp đậm, giọng nói chậm, đầm ấm, Đại tá Minh có nhiều nét giống cán bộ chính trị hơn là vị chỉ huy trên mặt trận phòng chống tội phạm. Qua tìm hiểu mới biết, anh vốn trưởng thành từ một trinh sát, trải qua quá trình dài lăn lộn thực tế với nhiều chuyên án, vụ án lớn, rồi mới đảm nhận vị trí chỉ huy công tác phòng, chống tội phạm. Nhiều đồng nghiệp khâm phục vì anh hiểu rõ địa hình, đặc điểm dân cư cũng như hoạt động của các loại tội phạm trên tuyến biên giới của tỉnh.
Mở đầu câu chuyện, Đại tá Minh khẳng định, tình hình tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào hiện vẫn có những diễn biến rất phức tạp. Các đối tượng người Lào, người Việt Nam làm ăn, sinh sống và định cư tại Lào câu móc với các đối tượng ở nội biên nước ta để thiết lập nhiều đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia. Hoạt động của tội phạm ma túy cũng ngày một tinh vi hơn, chúng sử dụng nhiều hình thức khác nhau để điều hành, vận chuyển ma túy. Đặc biệt, tội phạm ma túy có trang bị vũ khí nóng, sẵn sàng chống trả đến cùng lực lượng chức năng ngày càng phổ biến. Điều đó khiến cho công tác đấu tranh của BĐBP gặp nhiều khó khăn, thách thức. Ở địa bàn biên giới tỉnh Quảng Trị, tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy cũng có những điểm đáng lo ngại. Tỉ lệ người nghiện ma túy, tụ điểm ma túy có chiều hướng gia tăng, nổi lên ở địa bàn thị trấn Lao Bảo, các xã Tân Thành, Tân Long, Thuận, Thanh, huyện Hướng Hóa và một số địa bàn lân cận. Đáng báo động hơn, ma túy đã len lỏi xuất hiện ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội còn nhiều khó khăn. Đối tượng sử dụng ma túy ở nhiều độ tuổi và ngành nghề khác nhau, tập trung chủ yếu vào lứa tuổi thanh, thiếu niên.
Đại tá Phan Thanh Minh cho biết, chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2020, BĐBP Quảng Trị đã đấu tranh thành công 6 chuyên án, 32 vụ án, triệt xóa 6 tụ điểm, đường dây mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy ở khu vực biên giới. Qua đó, kịp thời bắt giữ 47 đối tượng, thu giữ 31,7kg ma túy tổng hợp dạng đá, 4,5kg ketamin, trên 420.000 viên ma túy tổng hợp các loại, 804,9kg cần sa ép khô và nhiều tang vật khác có liên quan. Bên cạnh đó, BĐBP Quảng Trị cũng đã phát hiện, bắt giữ 145 vụ buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, thu giữ tang vật có tổng trị giá trên 1,7 tỉ đồng. Gần đây nhất, ngày 4-8, BĐBP Quảng Trị phối hợp với Ty An ninh tỉnh Sa Vẳn Na Khệt (Lào) đấu tranh thành công Chuyên án QT 620 L, bắt giữ 9 đối tượng, thu giữ 479.000 viên ma túy tổng hợp cùng nhiều tang vật liên quan.
"Phải luôn biết giữ mình"
Trên cương vị của mình, Đại tá Phan Thanh Minh luôn trực tiếp chỉ huy phá các chuyên án, vụ án và đóng góp rất lớn vào những chiến công trên mặt trận đấu tranh với tội phạm của BĐBP Quảng Trị. Thế nhưng, trong câu chuyện "nghề", Trưởng phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm, BĐBP Quảng Trị rất kiệm lời khi nói về mình. "Tôi luôn tâm niệm rằng, quá trình thực hiện nhiệm vụ, việc đảm bảo an toàn tuyệt đối về mọi mặt là thành công nhất. Trên cương vị chỉ huy, tôi luôn nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ rằng, chúng ta là quân nhân vì đất nước, vì nhân dân phục vụ nhưng phía sau là gia đình, phải đảm bảo tuyệt đối an toàn" - Đại tá Minh khẳng định.
"Làm thế nào để thực hiện được điều đó, khi cán bộ thực hiện nhiệm vụ đấu tranh với tội phạm phải đối diện với nhiều thử thách như sự chống trả bằng vũ khí nóng của các đối tượng? Thậm chí là sự mua chuộc của tội phạm?" - Chúng tôi hỏi. Đại tá Minh nói rằng: "Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, những người làm công tác phòng chống tội phạm phải xã hội hóa, hoạt động độc lập rất nhiều. Chính vì thế, họ phải là những người có tính kỷ luật nhất, biết giữ mình nhất thì mới làm được "nghề" bền vững, hiệu quả. Nói thì cứng nhắc, nhưng rõ ràng, cán bộ trên mặt trận phòng chống tội phạm phải xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, nghiệp vụ giỏi và phải biết:chấp nhận gian khổ, hy sinh" . Đặc biệt "Trong giai đoạn hiện nay, tội phạm cũng đầu tư trang thiết bị điện tử rất tinh vi để theo dõi lực lượng thực hiện nhiệm vụ, rồi chúng sử dụng mạng xã hội để điều hành, trao đổi thông tin trong quá trình hoạt động. Muốn đấu tranh có hiệu quả, chúng tôi cũng phải học, phải biết sử dụng thành thạo trang thiết bị hiện đại, mạng xã hội, ngoại ngữ. Phần lớn, anh em "làm nghề" phải tự học" - Đại tá Minh nói.
Được biết, không chỉ là một chỉ huy phòng sâu sát trong công việc, một chỉ trong cuộc sống, công tác, anh cũng luôn quan tâm, chăm lo tới cuộc sống, động viên tư tưởng đối với đồng chí, đồng đội thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình công tác anh luôn động viên, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, tạo cho cán bộ có tư tưởng thoải mái nhất để thực hiện nhiệm vụ. Chúng tôi cũng kịp thời chấn chỉnh và sẵn sàng đề xuất để cấp trên điều chuyển công tác những cán bộ có biểu hiện thiếu tâm huyết với nghề nghiệp. Có như vậy mới giữ được cán bộ, không để họ đánh mất chính mình" - Đại tá Minh khẳng định khi kết thúc cuộc trò chuyện với chúng tôi.
Bắt giữ kẻ đưa 3 người nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam Khi đang đưa 3 người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, Lợi đã bị tổ tuần tra của Đồn Biên phòng Na Hình, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn bắt giữ. Chiều 2/1, thông tin từ Đồn Biên phòng Na Hình, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn cho biết, đơn vị vừa phát hiện, bắt giữ 1 kẻ đang đưa...