Kết cục của “ông trùm” tội phạm nổi tiếng ở Nga với những cuộc nổi loạn trong tù
Sergei Boytsov (biệt danh Boyets) trở thành “ông trùm” tội phạm khi đang ngồi tù. Chỉ bị kết án 3 năm tù, nhưng phải 20 năm sau, Sergei mới được trả tự do. Các giám thị trại giam đã tìm mọi cách khuất phục Sergei, còn hắn sẵn sàng khâu miệng mình lại để không thực hiện mệnh lệnh của họ…
“Ông trùm” Ivankov (giữa) và Sergei (bên phải) ở nhà tù Tulun
Lên kế hoạch nhiều cuộc nổi loạn trong tù
Sergei sinh năm 1960 tại thành phố Zima, tỉnh Irkutsk, Nga. Khi còn nhỏ, Sergei học giỏi, thích làm thơ và được các thầy cô giáo quý mến. Tuy nhiên, họ không thể ngờ rằng, cậu ta lại trở thành 1 đối tượng tội phạm nguy hiểm. Sergei bị bắt lần đầu tiên vì có hành vi móc túi. Ngày 7-4-1975, hắn bị phạt 1 năm lao động cải tạo tại địa phương.
4 tháng sau, Sergei lại bị bắt trong vụ cướp phá cửa hàng ở Zima và bị kết án 2 năm tù. Năm 1977, hắn được trả tự do. Ngày 9-3-1978, Sergei gây ra vụ ẩu đả để bảo vệ bạn gái và đã bị bắt về tội côn đồ. Khám xét nơi ở của Sergei, cảnh sát còn thu được 1 khẩu súng ngắn. Hắn bị kết án 3 năm tù. Tuy nhiên, phải 20 năm sau, Sergei mới được ra khỏi trại giam…
Vừa vào trại, Sergei đã giật bỏ chiếc thẻ in số tù của mình đính trên áo phạm nhân và từ chối tiếp xúc với Ban quản lý trại giam. Chỉ 1 năm sau, hắn đã được tất cả phạm nhân trong trại biết đến. Sergei từng lên kế hoạch nhiều cuộc nổi loạn. Khi các phạm nhân cùng phòng giam liệt kê những điều trong Bộ luật Hình sự mà mình phạm phải cho quản giáo nghe, hắn đứng im.
Sau đó, Sergei bị biệt giam. Nhưng khi được trở về phòng giam, hắn lại chống đối. Do thường xuyên “thiết kế” các cuộc nổi loạn làm nhiều nhân viên trại giam bị thương, Sergei lại bị đưa ra xét xử. Ngày 28-12-1979, hắn bị kết án 12 năm tù, tổng hợp hình phạt của bản án trước là 15 năm tù. Hắn được đưa đến Tobolsk – nhà tù hà khắc nhất ở Liên Xô (cũ) lúc đó.
Tại đây, Sergei lại tham gia đánh 1 quản giáo bị thương rất nặng và bị xét xử vào ngày 23-7-1980. Hắn mất cơ hội được giảm án. Sau đó, hắn được chuyển đến trại giam ở Novosibirsk và vào tháng 2-1989, lại tham gia vụ ẩu đả khiến một quản giáo bị thương nặng. Sergei nhận thêm bản án 3 năm tù và bị đưa đến nhà tù Tulun.
Bị bắn chết ngay trên phố
Video đang HOT
Tại nhà tù Tulun, Sergei làm quen được với “ông trùm” Vyacheslav Ivankov (“bố già” Yaponchik). Ivankov lúc đó muốn “kiểm soát” tỉnh Irkutsk và nhận thấy Sergei cùng các “ông trùm” Alexander Moiseyev (Masya) và Vladimir Solominsky (Solom) – các đồng hương của Sergei là những kẻ có thể tin được. Do được Ivankov ủng hộ, Sergei đã được công nhận là “ông trùm” ngay ở trại giam này.
Năm 1993, Sergei đã được chuyển đến nhà tù trung tâm Vladimir nổi tiếng của Nga. Nhằm khuất phục hắn, giám thị trại giam giao cho Sergei làm người trực nhật chuyên trách và hàng ngày phải báo cáo số lượng phạm nhân trong phòng giam. Hắn không phục tùng và luôn làm ra vẻ không thấy phạm nhân vào phòng giam.
Sergei bị biệt giam 15 ngày, sau đó được giao làm việc cũ. Năm 1995, cũng như những lần trước, khi đến phòng giam yêu cầu Sergei báo cáo, các quản giáo luôn chuẩn bị phương án đưa hắn vào phòng biệt giam. Tuy nhiên, nhìn thấy miệng của Sergei bị khâu chỉ đen, họ không đụng đến hắn nữa…
Tháng 2-1998, Sergei được ra tù. Do ủng hộ Ivankov, hắn có không ít đối thủ. Cuối năm đó, Sergei bị ám sát hụt. Hôm ấy, khi hắn vừa ra khỏi nhà ở Irkutsk và đi đến chiếc xe ô tô của mình, quả bom đặt trên chiếc ô tô đậu cạnh đó phát nổ. Sergei bị thương nặng, nhưng qua khỏi. 2 người đi đường và tên vệ sĩ đã thiệt mạng. Sau đó, các đối thủ lại bí mật trộn thạch tín vào đồ ăn của Sergei. Sau khi được cứu sống, hắn tạm thời chuyển về sống tại Mátxcơva. Sáng 20-2-1999, Sergei và tên vệ sĩ cùng bị bắn chết trên phố Mosfilmovskaya. Các sát thủ được cho là những kẻ chuyên nghiệp đến nay vẫn chưa bị bắt.
Theo anninhthudo
Hành trình "cải tà quy chính" của ông trùm tổ chức tội phạm khét tiếng TQ
Vào những năm tháng đẹp nhất ở độ tuổi 20, cuộc sống của cựu thủ lĩnh Hội Tam Hoàng khét tiếng chìm đắm trong ma túy, cướp bóc, giết người. Một thập kỷ sau đó, chính ông lại trở thành người cứu rỗi cuộc đời những tên tội phạm
Họ là những con người từng một thời lầm lỡ với tội ác tưởng chừng khó lòng tha thứ và đã phải trá giá bằng những tháng ngày trừng phạt trong tù. Sống ở ranh giới mong manh giữa cái thiện và cái ác, họ vẫn có thể tìm được chút ánh sáng còn sót lại của lương tri để rồi khát khao làm lại cuộc đời tiếp tục trỗi dậy. Loạt bài "Con đường hoàn lương của những tội phạm khét tiếng" sẽ phần nào lột tả những câu chuyện đầy nỗi đau nhưng cũng không ít niềm hạnh phúc ấy.
Lee Fai Ping không bao giờ có thể quên được những tháng ngày gia nhập tổ chức tội phạm khét tiếng Hội Tam Hoàng.
Câu chuyện của Lee Fai Ping một lần nữa nhắc nhở chúng ta rằng bất cứ con đường nào dù tối tăm đến đâu cũng đều sẽ có ánh sáng ở phía trước nếu bạn nỗ lực bước tiếp.
Quyền lực, tiền và gái
Sinh ra ở Quảng Đông, lên 5 tuổi, cậu bé Lee phải chuyển đến Cửu Long Thành - đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) sống dựa vào người chú mà không biết rằng những năm sau đó là quãng thời gian đen tối nhất trong cuộc đời mình khi sống trong một khu ổ chuột và trở thành một "đứa trẻ đường phố" bị bắt nạt bởi bạn bè cùng lứa.
Giờ đây, khi đang ở dốc bên kia cuộc đời, Lee vẫn thẳng thắn chia sẻ động cơ gia nhập băng đảng Hội Tam Hoàng vì những hấp lực của quyền lực, "tiền và gái" đối với một thanh niên vốn lớn lên trong cảnh nghèo đói và thường bị "đè đầu cưỡi cổ".
"Cuộc sống lúc đó khá vui", ông nói. "Tôi có tiền và sự tự do nên đã rất thích quãng thời gian đó."
Những năm 1970, ở độ tuổi 20, Lee có tất cả mọi thứ. Ông kiếm được rất nhiều tiền nhờ buôn bán ma túy, cướp bóc, giết người, ông trở nên rất "xảo quyệt và tàn nhẫn".
Ở tuổi 23, Lee Fai Ping bắt đầu sử dụng heroin và chuyện đi tù diễn ra như cơm bữa. Trong giai đoạn này ông vào tù ra tội khoảng 10 lần vì cướp bóc, buôn ma túy và tống tiền. Ông cũng kiếm tiền từ việc hành nghề ma cô.
"Mỗi lần ra tù, tôi đều muốn làm một người tốt hơn, nhưng đồng bọn luôn cố dụ dỗ tôi", Lee nói.
Nhiều khi nhìn về tương lai mờ mịt của mình, ông trở nên tuyệt vọng đến mức từng treo cổ tự tử trong tù nhưng lần đó, sợi dây đã bị đứt. Sau này, Lee đã phải cảm ơn ngày hôm đó bởi nếu không ông đã chẳng có cơ hội làm lại.
"Sau ngày tự tử hụt ấy, tôi cứ nghe văng vẳng đâu đó một giọng nói rằng "nếu ngươi có sức để tự kết liễu đời mình thì sao không dùng nó để giúp kẻ khác?", ông cho hay.
Hạnh phúc giản đơn của một kẻ tội đồ
Lee mất 6 tháng điều trị khắc nghiệt tại trung tâm cai nghiện và cuối cùng cũng thành công. Ông xin được việc làm tại một cửa hàng hải sản ở Tây Hoàn. "Khi tôi nhận khoản lương đầu tiên, khoảng 300 USD Hong Kong, tôi hạnh phúc đến phát khóc", ông nói.
Bước sang tuổi 30, Lee không quên câu nói văng vẳng năm xưa và trở thành tình nguyện viên tại chính trung tâm đã giúp ông cai nghiện. Lee giúp những thành viên trẻ của Hội Tam Hoàng và các con nghiện khác từ bỏ ma túy.
"Điều những người trẻ tuổi cần nhất là ai đó quan tâm đến họ và theo một nghĩa nào đó, đi cùng họ".
"Khi họ mới vào trung tâm, họ như những bộ xương di động, thiếu sức sống. Tôi hạnh phúc khi họ trở nên tốt hơn. Điều đó khiến tôi rất thỏa mãn. Tôi đối xử với những người đến đây như thể họ là con của chính mình. Tôi nghĩ rằng phương pháp tốt nhất là luôn luôn dạy bằng ví dụ".
Thế nhưng không phải ai vào trung tâm cũng thành công trong việc bỏ ma túy. Thật đau lòng khi chuyện này xảy ra.
Lee vẫn giữ một bộ ảnh từ những ngày còn ở Hội Tam Hoàng ghi lại cảnh ông và đồng bọn thử nhiều loại ma túy. Ông vẫn trò chuyện với những người bạn còn dính líu đến tội phạm và đôi khi vẫn bắt gặp họ trên đường khi đi qua các khu vực như Vượng Giác.
"Tôi luôn khuyên họ bỏ lối sống đó đi. Họ sẽ không cãi tôi, nhưng họ bảo đây chưa phải lúc", ông nói. "Ngay cả khi tôi đã từ bỏ con đường tội lỗi, tôi không cho rằng tôi tốt hơn họ".
Lee làm việc với những người nghiện hơn 30 năm cho đến khi ông nghỉ hưu vào tháng 8/2016. Ông có một gia đình tuyệt vời với vợ và con trai. Hạnh phúc hơn, ông đã được Chính phủ Hồng Kông chính thức ghi nhận và tuyên dương những nỗ lực và thành quả của mình.
-----------
Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo của loạt bài Con đường hoàn lương của những tội phạm khét tiếng vào 4h ngày 17/8/2017.
Theo Danviet
85 trẻ em được giải cứu khỏi tội phạm buôn người Cảnh sát ở Sudan đã giải cứu 94 người, hầu hết là trẻ em, khỏi mạng lưới tội phạm buôn người ở nước này. Chiến dịch giải cứu có sự tham gia của Interpol và cảnh sát Sudan Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol) cho biết, 85 người trong số các nạn nhân là trẻ em và được cho là...