Kết cục cho gã “đào mỏ”
Đáng tiếc cho đời gã vì Hằng không phải là tay vừa…
Gậy ông đập lưng ông
Từ một miền quê ven biển, Trung khăn gói ra Hà Nội học đại học. Nhà nghèo, bố mẹ làm nghề nông, nhưng Trung lại rất điển trai, thân hình vạm vỡ và có tài hát hay. Và đây chính là “vốn tự có” mà chàng sử dụng cho công nghệ “ đào mỏ“.
Không quan tâm lắm về đạo đức và nhan sắc của cô gái mà mình theo đuổi, Trung thay người tình như thay áo. Chẳng hề ngần ngại, chàng ta tiết lộ “kinh nghiệm nghề nghiệp”: “ Phải yêu làm sao mà đến lúc cao chạy xa bay, nàng vẫn nhớ nhung, luyến tiếc và mang trong mình kỷ niệm đẹp về một mối tình lãng mạn”.
Quả nhiên, sau một thời gian chinh chiến, Trung kiếm được một khoản kha khá cộng với sự “giàu có” về kinh nghiệm đào mỏ.
Trung được rất nhiều cô gái cùng lớp chú ý, trong đó có Hằng, một tiểu thư con nhà giàu nổi tiếng trong trường. Thương bạn trai, cô tìm cách “tân trang” cho người yêu bằng chiếc điện thoại đời mới, đồ hiệu cao cấp, bao tiền thuê nhà và để cho Trung sở hữu chiếc xe máy cáu cạnh của mình.
Ngày ngày, Trung cưỡi xe máy đến đón người yêu đi chơi, đi học và mọi thứ chi phí đều rút từ hầu bao của cô bạn gái.
Sau một thời gian, Hằng thấy chàng người yêu càng trở nên “lộng hành”, vay cô bao nhiêu tiền nói rằng để chữa bệnh cho mẹ già nhưng chàng toàn đốt tiền vào những chiếu bạc. Nói chuyện rõ ràng thì Trung sửng cồ: “ Tôi thích như thế đấy? Không chịu được thì biến nhé. Đây không thiếu gái theo. Biến!”.
Hằng tức run người. Biết mục tiêu của anh ta là những nàng có “nhà mặt phố, bố làm to”, hay chí ít cũng phải có của ăn, của để và biết cách chơi, Hằng lên một kế hoạch tỷ mỉ cho gã đào mỏ vào tròng.
Cô chu cấp tiền để nâng cấp profile xịn cho một ả gái bao đầu phố đó là: Xinh đẹp, giàu có, nhà chung cư ở Trung Hòa – Nhân Chính, tài giỏi, sexy. Rồi tạo tình huống quen bất ngờ với Trung.
Quá dễ để con mồi sập bẫy. Từ khi gặp Thảo – tên cô gái bao, Trung bị hút hồn hoàn toàn, đúng mẫu mà anh tìm kiếm. Càng quen, anh càng chắc như đinh đóng cột là mình đã “vớ bẫm”. Trung nằng nặc đòi cưới.
Video đang HOT
Đăng ký kết hôn xong xuôi, Hằng mới xuất hiện cười khẩy: “Lại về với máng lợn rách rồi nhé cưng”. 5 phút nói chuyện, Trung không tin vào tai mình, hóa ra mình thành thằng hề dưới tay Hằng.
Đáng tiếc cho đời gã vì Hằng không phải là tay vừa… (Ảnh minh họa)
Kết cục cho gã đào mỏ
Không bi đát như Trung, nhưng gã đào mỏ tên Khánh cũng phải sợ hãi trước sự ghê gớm của bạn gái.
Quỳnh với Khánh là bạn học với nhau hồi cấp 3. Sinh ra trong một gia đình có thế lực, Quỳnh lại xinh đẹp, khuôn mặt bầu bĩnh, nước da trắng mịn màng nên có nhiều người con trai thương thầm trộm nhớ, trong đó có Khánh.
Khi cả hai lên Hà Nội học, Quỳnh có sẵn nhà ở đây và lại gần chỗ trọ của Khánh. Do có nhiều lợi thế về “cự ly” cộng với tài ăn nói, Khánh đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của chị.
Biết tin hai người yêu nhau, bạn bè cũ ai cũng tỏ vẻ ái ngại cho Quỳnh. Họ khuyên cô hãy suy nghĩ kỹ hơn. Họ bảo Khánh ích kỷ và thực dụng, đến một lúc nào đó vì cái lợi trước mắt anh ta có thể sẵn sàng từ bỏ Quỳnh.
Nhưng khi đã yêu cô chẳng mảy may để ý nhiều. Vả lại, cô nghĩ Khánh là con một nên có phần ích kỷ hẹp hòi cũng là điều dễ hiểu. Yêu rồi sau này cô sẽ tìm cách thay đổi nhược điểm này của Khánh.
Ra trường, Quỳnh làm ở một công ty truyền thông của Bộ tại Hà Nội, Khánh cũng được làm một chân ở đây nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ người yêu.
Công việc ổn định, cứ ngỡ sắp lấy nhau, cô rủ Khánh về ở cùng nhà để đỡ tốn tiền thuê, tích cóp cho tương lai.
Vấn đề nảy sinh khi tiền của cô bỗng không cánh mà bay sau mỗi lần về quê thăm cha mẹ. Lần 1, rồi lần 2, ví tiền rồi tiền trong tủ cô không thấy đâu.
Ban đầu cứ ngỡ mình đãng trí. Nghĩ thế nào, cô đặt camera trong nhà. Quỳnh đau đớn phát hiện ra người yêu chính là thủ phạm. Chờ cô về quê hay đi đâu xa, Khánh lại lấy trộm tiền của cô.
Trong lúc chưa biết nói thế nào với Khánh thì anh ta lại chủ động hẹn cô để nói lời chia tay. Khánh lấy lý do bố mẹ phản đối vì hai đứa không hợp tuổi. Không khó để cô nhận ra anh ta và cô đồng nghiệp cùng phòng yêu nhau. Cô gái này cũng là con cháu của vị quan chức có quyền.
Giật mình tỉnh giấc, Quỳnh đã hiểu lý do thực sự mà Khánh muốn chia tay với mình.
Tình yêu dành cho Khánh trong cô đã hết sạch. Hẹn gặp, Khánh lật bài ngửa: “ Anh không thích gặp em nữa, gặp để làm gì? Em chẳng còn gì để anh nhờ cả”.
Chị cười buồn và đưa cho anh một cuốn băng video: “ Xem đi anh, anh nghĩ sao khi cuốn băng này gửi thẳng lên sếp anh, cả cơ quan này cùng biết?”
Mặt Khánh tái dại…
Theo Bưu Điện Việt Nam
Khi gái già bị cấm lấy chồng
Nhà nào có gái già thường chỉ lo ngay ngáy muốn "tống đi" cho xong. Ấy vậy mà Phương lại bị bố và các anh em tìm đủ cách giữ làm "bà cô".
Phương 38 tuổi, cầm tinh con Hổ. Đã là gái tuổi Dần, lại còn không xinh đẹp, con nhà nghèo, nên cô ế. Đến khi đã an phận thì bỗng có vài anh muốn cưới, thế là gia đình náo loạn.
"Đã nhịn, sao không nhịn cho trót?"
Nhận được lời cầu hôn, thấy người ta có vẻ chân thành, gia cảnh cũng tương đồng, Phương nghĩ cũng đã đến lúc cô cần có một gia đình riêng, bởi ít năm nữa khi các anh em lấy vợ hết, cô sẽ thành kẻ ăn nhờ ở đậu ngay trong chính nhà mình. Khi nói chuyện này với cả nhà, Phương tưởng mọi người sẽ mừng cho mình, không ngờ ai nấy đều lặng ngắt. Mãi sau bố cô mới bảo: " Năm nay mày kim lâu, cưới xin gì".
Khi gặp bố vợ tương lai, người đàn ông của Phương nói hết nước hết cái, ông vẫn dứt khoát không cho cưới sớm: "Con Phương nhà tôi là con nhà tử tế, có phải loại chửa hoang đâu mà phải cưới vội. Cậu mà thật lòng với nó thì phải chờ". Anh rể đành chịu, xin năm sau cưới sớm, nhưng ông già thủng thẳng: " Năm sau giỗ mẹ nó, tôi định sang cát cho bà ấy luôn, sau đó có cưới xin gì hẵng hay". Hỏi ra thì giỗ mẹ Phương là vào giữa tháng chạp, và bố cô bảo sau đó thì năm hết Tết đến rồi nên để qua năm hẵng tính. Thấy ông già cố tình "câu giờ" trong khi bản thân đã ngoại tứ tuần, cha mẹ giục phải cưới gấp sinh con gấp, anh bạn trai của Phương đành rút lui.
Nửa năm sau đó, một người quen giới thiệu cho Phương một anh kinh tế rất khá, phải cái đã có một đời vợ với hai đứa con trai, tướng lại vừa béo vừa hói. Anh này ưng Phương ở cái tính chăm chỉ, thu vén, biết quan tâm chăm sóc người khác, trái ngược với cô vợ cũ, nên cũng nhiệt tình hỏi cưới lắm. Nhưng cả nhà Phương chẳng ai nở một nụ cười khi anh đến gặp. Ông bố bảo: " Không có chuyện con Phương đi làm vợ hai, nuôi con hộ người ta". Khách về, thấy Phương khóc, cậu em bảo: "Chị tiếc làm gì, ông này phải làm sao thì vợ mới bỏ chứ. Mà béo ục ịch như thế chắc gì đã còn chức năng đàn ông, chị cũng chỉ làm osin cho người ta thôi".
Người đàn ông thứ ba bị cả nhà Phương phản đối vì "đã thấp bé xấu trai lại còn dân Thanh Hóa". Lần này, Phương lên tiếng: " Con cũng có đẹp gái hơn người ta đâu. Quê nào mà chả có người xấu người tốt". Ông bố gầm lên: "Hóa ra mày mót trai đến thế hả, đồ hư đốn? Ham thế sao không lấy chồng từ hồi 20 đi, giờ quá lứa lỡ thì còn định vơ đại để bôi tro trát trấu vào mặt gia đình hả?". Anh trai Phương vội can bố rồi lấy giọng ôn tồn khuyên em gái: " Thôi đằng nào cô cũng giữ mình được đến tuổi này rồi, chịu khó an phận là hơn, con gái tuổi Dần lấy chồng khó sướng lắm. Gần 40 rồi, sinh đẻ cũng khó, nhỡ đẻ ra con bệnh down thì đời cô còn khổ nhục thế nào. Thôi cứ ở nhà chăm sóc bố và giúp đỡ anh em, sau này cô già yếu còn có anh em và các cháu lo cho, ruột thịt chẳng hơn người dưng nước lã ư?".
Đến đây, Phương nhận ra tại sao gia đình cản trở cô đi lấy chồng: vì những người đàn ông trong nhà đã quen được hầu hạ, từ miếng cơm, chén nước đến tấm áo manh quần đều được phái nữ trong nhà phục vụ tận răng. Đến khi mẹ cô qua đời, toàn bộ những việc ấy trút cả lên vai Phương. Trừ người anh thứ 2 đã lập gia đình, ra ở riêng, còn em út đang học lớp 12, anh cả đã 45 hầu như không có hy vọng lấy vợ. Cả 3 người đàn ông trong nhà đều quen ỷ lại vào Phương.
Hy sinh có lẽ là đức tính được ca ngợi nhiều nhất ở phụ nữ Việt Nam (Ảnh minh họa)
Chị xuất giá thì lấy ai làm osin?
Không hiếm những cô gái "quá lứa" chỉ vì muốn dành tâm sức giúp đỡ gia đình, đến khi muốn nghĩ chuyện riêng tư lại bị chính những người thân ngăn cản. Xuân cũng vậy. Cô là chị cả của 3 đứa em trai. Bố mất sớm, mẹ sức yếu, Xuân cùng mẹ tảo tần nuôi các em nên phải bỏ học sớm. Các em cô đều được chu cấp đến lúc tốt nghiệp đại học hay cao đẳng, tùy sức học và khi đứa út đi làm, Xuân đã ngoài 30, bắt đầu muốn tìm chồng nên duyên chưa đến. Thế rồi thằng em thứ hai lấy vợ, sinh con, mẹ ốm đau nên Xuân chẳng những cáng đáng toàn bộ việc nhà mà còn chăm sóc em dâu cùng cháu nhỏ. Cả đại gia đình đều mặc nhiên coi Xuân là không đi lấy chồng, sẽ phục vụ mọi người trong nhà đến hết đời.
Khi Xuân báo sẽ lấy một anh bộ đội là lúc cô em dâu thứ mới có bầu. Nhận thông tin trên, cô ta làu bàu với chồng: " Chị Hoài (dâu cả) hên thật, đẻ hai đứa con đều có bác chăm. Giờ có lẽ thấy sắp phải chăm cả con mình nên bác chạy mất. Em đúng là số khổ". Anh chồng bảo: "Khổ quá thì thuê osin". "Anh mơ à? Lương ba cọc ba đồng, đến nhà không mua nổi phải ở chung lại còn...". Rồi cô tỉ tê, số chị Xuân là số khổ, có lấy chồng cũng chỉ hầu hạ người ta chứ sướng gì, thà cứ ở với người nhà có hơn không mẹ cũng già yếu rồi, ai chăm mẹ cho bằng con gái rằng mấy anh em còn bận kiếm tiền, lo con cái cũng đủ mướt mồ hôi... khiến anh chồng dần dần cũng cảm thấy chị mình chẳng cần phải lấy chồng làm gì. Được cái nàng dâu cả nghĩ đến chuyện chị đi lấy chồng cũng hoảng, sợ trọng trách gia đình rơi xuống vai mình, bèn ra sức dèm pha chồng tương lai của chị. Mấy anh chị em đồng tâm hợp lực, thế là Xuân không xuất giá nổi.
Hy sinh có lẽ là đức tính được ca ngợi nhiều nhất ở phụ nữ Việt Nam, đến mức nhiều khi người ta mặc nhiên coi đó là nghĩa vụ. Cùng với tư tưởng trọng nam, khi gia đình khó khăn cần một đứa con hy sinh sự nghiệp riêng cho tương lai những đứa còn lại, dĩ nhiên người hy sinh là đứa con gái - kẻ sẽ phải nghỉ học đi làm để những đứa con trai được học hành, lập thân. Ngoài chuyện nhiều cô gái già được khuyến khích ở vậy lo cho đại gia đình, có không biết bao nhiêu cô gái bị đẩy đi lấy chồng mà không có tình yêu, cũng để có tiền lo cho gia đình. Trong số những thiếu nữ lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, có không ít cô "nhắm mắt đưa chân" chỉ vì lời tha thiết của bố mẹ: " Thôi con hãy vì các em, vì cái gia đình này".
Hầu hết những cô gái được đề nghị quên chuyện riêng để giúp đỡ gia đình như thế đều cảm thấy tội lỗi nếu không đáp ứng, quên mất rằng quyền mưu cầu hạnh phúc riêng với họ cũng chính đáng như những anh em khác.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Kết cục bi thảm vì "quan hệ" với em vợ Khi vợ tôi thấy bụng của em gái to lên, cô ấy lại phát bệnh tâm thần. Một ngày khi tôi đã đến cơ quan, cô ấy ở nhà dại dột nhảy từ tầng 3 tự vẫn. Tôi đã có kết cục bi thảm chỉ vì sự tham lam quá đỗi với em vợ. Vì tôi mà cuộc sống của hai người đàn...