Kết cục bi thảm của ông trùm ma túy từng muốn hoàn lương
Bập vào ma túy, quyết sang Lào làm ăn để cai nghiện, Xin lại trở thành mắt xích quan trọng trong đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia. Đã có lúc Xin quyết hoàn lương nhưng cuối cùng không thể thoát cái kết bi thảm của những kẻ gieo rắc cái chết trắng.
Nguyễn Trọng Xin được dẫn giải ra khỏi phiên tào sau khi HĐXX TAND tối cao tuyên y án tử hình
Sinh năm 1976 trong một gia đình công chức nhưng học hành không tới nơi tới chốn, hết lớp 9, Nguyễn Trọng Xin (xã Nghi Phú, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) bỏ ngang và trở nhà an phận với việc đồng áng. Lớn lên ở thời buổi ma túy hoành hành và hình thành những cái rốn ma túy ở những xã lân cận, Xin bập vào ma túy. Ngày đó, khoảng những năm cuối cùng của thể kỷ trước, Xin đã chính thức gia nhập giới “ăn cơm đen” nhiều hơn cơm trắng. Để có thuốc thõa mãn cơn nghiện, Xin đi xách thuê ma túy cho điểm bán lẻ trong vùng
Bố mẹ và vợ vật vã đau khổ, Xin cũng dần nhận ra con đường sai lầm mình đang đi. Gã quyết tâm cai nghiện. Nhưng cai nghiện ở quê, khi bước chân ra ngõ có thể mua được ma túy khó chẳng khác nào tìm đường lên trời. Phải đi khỏi cái vùng đất này, may ra… Xin nghĩ thế và quyết tâm sang Lào, vừa kiếm kế sinh nhai, vừa hi vọng sẽ dứt bỏ được “nàng tiên nâu”. Đó là vào năm 2000.
Thế nhưng sự đời vốn không như những gì Nguyễn Trọng Xin hy vọng. Sang Lào, khi chưa đủ dũng khí để từ bỏ “cơm đen”, Xin gặp Trần Văn Hợi (SN 1971) – tức “Hợi chim cú” – một ông trùm ma túy khét tiếng quê Hưng Nguyên. Tận mắt thấy cuộc sống như một ông hoàng của Hợi, bao nhiêu nhuệ khí, quyết tâm làm lại cuộc đời của Xin phụt tắt. Xin mơ cuộc sống giàu sang, tiêu tiền như rác, không phải chịu cái cảnh “ăn bữa nay, lo bữa mai” và ngỏ ý được đi theo Hợi để đổi đời.
Nể tình đồng hương, lại thấy được cái sự liều lĩnh, ma mãnh ở Xin, Hợi đồng ý thu nạp Xin làm đệ tử. Nhiệm vụ của Xin là vận chuyển ma túy từ Lào về Việt Nam. Cứ mỗi chuyến thành công, Xin được Hợi “chim cú” trả công 15 triệu đồng. Thấy làm ăn dễ dàng, Xin rủ thêm anh trai Nguyễn Trọng Hiến tham gia đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia này.
Những phi vụ trót lọt càng củng cố uy tín của Xin trong mắt ông trùm và nhanh chóng được cân nhắc, trở thành tay chân thân cận của Hợi “chim cú”. Bởi vậy, khi Hợi về Việt Nam để mở rộng quy mô đường dây, Xin được giao trọng trách sang Lào tìm nguồn hàng. Có những thời điểm, Nguyễn Trọng Xin và Nguyễn Trọng Hiến ôm 3 tỷ đồng đi gom hàng. Mỗi chuyến hàng, số ma túy do anh em Xin mang về Việt Nam lên tới chục bánh, thậm chí có lần Xin xách hơn 80 bánh heroin trọt lọt qua biên giới.
Từ một con nghiện phải quay quắt kiếm từng xu để thỏa mãn cơn nghiện, Nguyễn Trọng Xin phất lên hàng đại gia, tiêu tiền không tiếc tay. Thế nhưng, khi đang ở “đỉnh cao”, gã đã biết sợ. Cuối năm 2002, Xin quyết hoàn lương, không tham gia vào đường dây mua bán, vận chuyển ma túy của Hợi nữa. Nhưng số phận một lần nữa lại không tuân theo sắp đặt của gã. Năm 2003, đường dây buôn bán ma túy của Hợi bị bại lộ và ông trùm này bị truy nã quốc tế. Cuối tháng 3/2005, Trần Văn Hợi bị bắt khi đang sống chui lủi ở Lào và lĩnh án tử hình với hành vi mua bán 5.500 bánh heroin. Anh trai của Xin cũng tra tay vào còng, còn Xin nhanh chân trốn sang Lào với vở bọc của công nhân xây dựng tự do.
Video đang HOT
8 năm trốn nã, sống cực khổ với nghề phụ hồ và những cơn đói thuốc hành hạ, Xin không nguôi nghĩ về bố mẹ, vợ con, và nhất là người anh trai đã phải lĩnh án tử hình vì tội mua bán trái phép chất ma túy. Gã tìm cách trốn về thăm nhà. Hai lần trót lọt, Xin đã kịp có thêm với vợ một đứa con gái. Đến giữa năm 2012, Xin lại trốn về thăm nhà. Nhưng lần này, gã đã phải tra tay vào còng số 8 khi đang trốn ở kẽ hở giữa hai bồ lúa.
Vợ và con gái Xin chỉ có thể đứng nhìn từ xa
Với hành vi mua bán, vận chuyển 155 bánh heroin, Nguyễn Trọng Xin đã bị TAND tỉnh Nghệ An tuyên án tử hình trong phiên tòa cuối năm 2012. Trong khi đó, nhờ thành khẩn và giúp lực lượng công an điều tra, làm rõ hành vi của một số đối tượng trong đường dây của Hợi “chim cú”, Nguyễn Trọng Hiến được Chủ tịch nước ân xá từ án tử hình xuống chung thân.
Không chịu nỗi cú sốc quá lớn khi một đứa con trai lĩnh án chung thân, đứa còn lại lĩnh án tử hình, bố Xin ngã bệnh. Một mình vợ vừa cày cuốc làm tròn trách nhiệm của dâu con trong nhà, vừa thay chồng nuôi 2 đứa con (đứa 10 tuổi, đứa gần 2 tuổi). Khát vọng sống trỗi dậy, Xin cố gắng bám vào sợi dây hi vọng mong manh và viết đơn kháng cáo lên TAND tối cao xin giảm nhẹ hình phạt dẫu biết rằng với 155 bánh heroin, án tử hình là không thể tránh khỏi.
Tại phiên tòa phúc thẩm tối cao diễn ra vào ngày 26/3, Xin nại rằng, gã hoàn toàn không biết đến số lượng ma túy đã vận chuyển về Việt Nam bởi lẽ, mỗi lần đưa hàng, số heroin đều được để sẵn trong những chiếc túi màu đen. Thế nhưng, lập luận đó không làm thay đổi được bản án tử hình mà gã đang mang vì số lượng ma túy do Xin vận chuyển đã được làm rõ qua lời khai của những kẻ cùng đường dây.
“Xin cho bị cáo một con đường sống”, Xin khẩn khoản trước tòa. Ở ngoài phòng xử án, vợ gã tay ôm đứa con gái thứ 2, nước mắt lã chã rơi: “Ông cụ ốm nặng quá rồi, chỉ mong được gặp anh ấy một lần trước khi nhắm mắt nhưng giờ đang cấp cứu trong bệnh viện, không đến dự phiên tòa được. Còn con bé này, từ khi sinh ra tới nay, cháu nó mới chỉ được sống với bố có mấy ngày thôi. Tất cả cũng vì nghiện ngập mà ra cả…”.
Thấy mẹ chỉ tay về phía bố, đứa bé giơ tay ra vẫy rồi cười cứ như thể bố nó chỉ bận việc chút thôi, lát nữa sẽ ra chơi với nó. Người mẹ lại nghẹn ngào lau nước mắt rồi tong tả chạy ra chỗ mấy đồng chí cảnh sát trại giam để hỏi thủ tục thăm nuôi.
Với số lượng ma túy quá lớn, Hội đồng xét xử TAND tối cao quyết định không chấp nhận đơn kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Trọng Xin tử hình. Gã ngước mặt lên, cố tìm vợ và con trong đám đông và quả quyết sẽ làm đơn xin ân xá lên Chủ tịch nước. Nhưng với 155 bánh heroin, đường về đã đóng sập trước mắt Nguyễn Trọng Xin. Âu đó cũng là cái giá phải trả cho những kẻ gieo rắc cái chết trắng.
Theo Dantri
Làm giàu bất chính sẽ bị tội
Theo nhiều chuyên gia, lần sửa đổi Bộ luật Hình sự tới cần nghiên cứu hình sự hóa hành vi hối lộ công chức nước ngoài, làm giàu bất hợp pháp, mở rộng khái niệm rửa tiền để phù hợp với các điều ước quốc tế Việt Nam đã ký kết.
Tháng 12/2011, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế TOC (chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia) cùng với 147 quốc gia, tổ chức khác. Cùng với công ước này, Việt Nam cũng đã tham gia ba nghị định thư về chống buôn bán người, chống đưa người di cư trái phép và chống sản xuất, buôn bán vũ khí trái phép.
Tại một hội thảo góp ý sửa đổi Bộ luật hình sự mới đây, tiến sĩ Trần Văn Dũng (Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp) nhận xét, Bộ luật hình sự hiện hành đã hình sự hóa khá nhiều nội dung Công ước TOC yêu cầu nhưng vẫn còn chưa đầy đủ.
Cụ thể, Bộ luật không quy định chế định tổ chức tội phạm, chỉ có quy định về đồng phạm và chưa đáp ứng được yêu cầu của Công ước TOC. Lý do là còn có ý kiến cho rằng ở xã hội ta chưa tồn tại hình thức tổ chức tội phạm theo kiểu "xã hội đen" nên chưa cần quy định, chỉ cần dùng chế định đồng phạm là có thể giải quyết được tình trạng tội phạm có tổ chức. Tuy nhiên, theo ông Dũng, đây là lý luận thiếu thực tế, chưa khách quan nên cần bổ sung vào luật.
Cạnh đó, Điều 6 Công ước TOC yêu cầu các nước thành viên tham gia phải xem hành vi chiếm giữ tài sản mà tại thời điểm chiếm giữ biết rõ là tài sản do phạm tội mà có là hành vi rửa tiền và phải hình sự hóa. Trong khi đó, Điều 251 Bộ luật hình sự (tội Rửa tiền) không bao hàm hành vi này mà lại quy định có thể xử lý ở một tội khác với một số dấu hiệu bổ sung như tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Người dân đang theo dõi một phiên xử tham nhũng có liên quan đến công ty nước ngoài tại TAND TP.HCM. Ảnh: HTD
Cũng theo ông Dũng, việc hình sự hóa các hành vi tham nhũng trong Bộ luật hình sự cũng chưa bao hàm hết các yêu cầu của Công ước TOC. Theo Điều 8 Công ước TOC, khái niệm "của hối lộ" bao gồm cả mối lợi không chính đáng (gồm cả lợi ích vật chất và phi vật chất) trong khi Bộ luật chỉ xác định là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. Mặt khác, Bộ luật chưa hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính để thu hồi triệt để tài sản tham nhũng.
Liên quan đến các tội cản trở công lý, tiến sĩ Dũng đánh giá hầu hết các nội dung Công ước TOC yêu cầu thì Bộ luật hình sự đã quy định nhưng vẫn còn có hai điểm khác biệt: Bộ luật quy định dấu hiệu định tội là phải gây hậu quả nghiêm trọng, đồng thời người ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật phải là người có chức vụ, quyền hạn. Trong khi đó, theo Công ước TOC, bất cứ ai ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật thì đều phạm tội mà không cần phải gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do đó, tiến sĩ Dũng cho rằng phải nghiên cứu sửa đổi Bộ luật để bổ sung hai điểm trên.
Công ước của Liên Hiệp Quốc về phòng, chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên yêu cầu các nước tham gia phải hình sự hóa 11 hành vi, trong khi đó Bộ luật mới chỉ quy định được một số. Chẳng hạn, công ước này yêu cầu xử lý hành vi làm giàu bất hợp pháp (Điều 20), biển thủ tài sản trong khu vực tư (Điều 22), che giấu tài sản (Điều 24)...
Theo một thẩm phán TAND TP HCM, Bộ luật hình sự chưa quy định hành vi hối lộ công chức nước ngoài hoặc công chức của tổ chức quốc tế công. Về mặt pháp lý họ là người nước ngoài nhưng có đặc điểm là có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Do đó, khi có người đưa hối lộ cho họ nhằm mục đích như khi đưa cho công chức của Nhà nước thì cũng phải coi là tội phạm.
Ngoài ra, Công ước của Liên Hiệp Quốc về phòng, chống tham nhũng cũng yêu cầu các nước thành viên phải xử lý hành vi tham nhũng trong lĩnh vực tư. Trong các hội thảo, đã có nhiều ý kiến đề xuất nước ta nên thực hiện để phù hợp với xu hướng hội nhập (nhiều nước khác đã quy định, áp dụng). Bởi lẽ khi các mô hình kinh tế thuộc sở hữu tư nhân ngày càng đa dạng, ngày càng khẳng định vị thế thì ngày càng có nhiều người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản như trong thiết chế kinh tế nhà nước.
Về xử lý trách nhiệm hình sự của pháp nhân, luật sư Trần Công Ly Tao (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng phải nghiên cứu đưa vào Bộ luật hình sự. Thực tế cho thấy ngày càng có nhiều các doanh nghiệp, tổ chức vì lợi ích của mình mà thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội như xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước. Khi bị phát hiện, doanh nghiệp, tổ chức chỉ bị phạt, vụ nào nghiêm trọng lắm thì phải hỗ trợ thiệt hại cho người dân bị thiệt hại, bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm nên mức răn đe không cao.
Đến nay, Việt Nam đã tham gia nhiều công ước trong lĩnh vực hình sự: Năm 2000 Việt Nam tham gia Công ước Phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (Công ước Palermo). Năm 2009 tham gia Công ước của Liên Hiệp Quốc về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em. Năm 2011 gia nhập Công ước quốc tế về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước TOC).
Ngoài ra, Việt Nam còn phê chuẩn và là thành viên của các điều ước quốc tế liên quan đến chống khủng bố, buôn bán người, rửa tiền...
Theo vietbao
Phát hiện thi thể phụ nữ trôi trên sông Lam Ngày 2-3, một số ngư dân thả lưới đánh cá trên sông Lam (đoạn gần cầu Bến Thủy 2) được phen tá hỏa khi phát hiện thi thể một phụ nữ trôi sông, đang trong giai đoạn phân hủy. ảnh minh họa Ngày 2-3, trong lúc đi đánh cá, một số ngư dân ở xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An...