Kết cục bi thảm của Kế Hoàng hậu ở đời thực: Từng được sủng ái hết mực nhưng đột ngột bị vua ghẻ lạnh, biệt giam đến chết
Ngồi vào vị trí mẫu nghi thiên hạ, nắm trong tay quyền cai quản tam cung lục viện, trở thành người phụ nữ được Hoàng đế sủng hạnh nhất, cuộc đời với toàn mỹ từ của Kế Hoàng hậu cuối cùng lại kết thúc bằng chuỗi bi kịch thê lương mà khó ai có thể ngờ tới.
Trên danh nghĩa “chính thất” của Càn Long Đế, Kế Hoàng hậu đã trải qua đủ dư vị thăng trầm của cuộc sống chốn thâm cung, vinh hoa có, tủi nhục cũng chẳng kém phần. Đường đường là bậc mẫu nghi thiên hạ, sinh thời được vua hết mực sủng ái, vậy mà đến khi qua đời, tang lễ của Kế Hoàng hậu lại sơ sài chẳng khác gì bậc nô tì thấp kém. Sự thật của sự keo kiệt đến khó tin của vị Hoàng đế nổi danh xa xỉ, hào phóng nhất Thanh triều là thế nào; uẩn khúc ẩn chứa phía sau cuộc chuyển đổi tình thế chóng mặt từ đắc sủng đến thất sủng của Kế Hoàng hậu rốt cuộc ra sao, cho đến giờ vẫn là những thắc mắc lớn chưa thể lý giải.
Vẻ đẹp sắc nước hương trời, xuất thân danh giá, chiếm trọn sủng hạnh của Hoàng đế
Chân dung Kế Hoàng Hậu – Ô Lạp Na Lạp thị.
Kế Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp là vị Hoàng hậu thứ hai của vua Càn Long, kế nhiệm sau Phú Sát Hoàng hậu. Xuất thân từ một gia tộc cao quý, lại sở hữu dung nhan hơn người, bà được chỉ định làm Trắc phúc tấn cho Ái Tân Giác La Hoằng Lịch (tức Càn Long lúc chưa lên ngôi).
Năm Càn Long thứ 2, bà được phong làm Nhàn phi, tiếp đó là Nhàn Quý phi. Sau khi Phú Sát Hoàng hậu qua đời, Càn Long Đế để trống ngôi vị Hoàng hậu vì chưa thể nguôi ngoai nỗi đau mất mát. Một năm sau, được Hoàng Thái hậu nâng đỡ và sự sủng ái hết mực của đấng quân vương, Nhàn Quý phi tiến đến vị trí cao nhất chốn hậu cung với tước vị Kế Hoàng hậu. Đây là điều vô cùng hiếm hoi khi bà ngồi được vào vị trí mẫu nghi thiên hạ khi chưa sinh được hoàng tử, thái tử nào.
Kế Hoàng hậu từng nhận được sự ân sủng của Càn Long.
Tương truyền, Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị nhận được không ít vinh sủng dưới sự yêu chiều của Hoàng đế. Bà thường cùng vua Càn Long bái yết Tông miếu, cùng ông ngao du Giang Nam, tuần du Tây Nam, lên Ngũ Đài sơn thắp hương. Kế Hoàng hậu cũng là một trong số ít những người được vua tin tưởng giao cho việc chỉnh sửa y phục của mình.
Kế Hoàng hậu sinh được 2 Hoàng tử và 1 Công chúa, tuy nhiên hai trong số đó lại không may chết yểu. Dẫu vậy, điều đó cũng không hề ảnh hưởng đến sự sủng ái mà Hoàng đế dành cho bà.
Bất ngờ bị thất sủng và những uẩn khúc chưa có lời đáp
Tháng giêng năm Càn Long thứ 30, Hoàng đế tiến hành tuần du phía nam lần thứ 4 cùng Kế Hoàng hậu và 5 vị phi tần khác. Trong chuyến tuần du lần này, vua Càn Long thể hiện rõ sự ưu ái của mình dành cho Kế Hoàng hậu: ra chỉ dụ thưởng toàn cao lương mỹ vị, sai người nấu tổ yến, gà ngũ vị hương cho một mình Hoàng hậu, tổ chức yến tiệc sinh nhật linh đình nhân dịp Hoàng hậu 48 tuổi.
Nhưng không ai có thể ngờ tới, chính sau chuyến đi định mệnh này, Kế Hoàng hậu từ ngôi vị cao nhất hậu cung bỗng bị tước bỏ toàn bộ tước hiệu, biệt giam trong cung cấm, chịu hoàn toàn sự thờ ơ, ghẻ lạnh của Hoàng đế.
Kế Hoàng Hậu do Xa Thi Mạn thủ vai trong “Diên Hi Công Lược”.
Cho đến nay, việc Kế Hoàng hậu bị thất sủng vẫn là một dấu hỏi lớn chưa được giải đáp. Sự việc của bà cũng được đồn đại trong dân gian, nổi tiếng nhất là những truyền thuyết ở Giang Nam. Nhiều người cho rằng Càn Long Đế rất tích cực đi du tuần Giang Nam vì nơi đây vốn nổi tiếng là đất có nhiều mỹ nữ nhan sắc như hoa như ngọc. Biết Hoàng đế có ý muốn nạp ca kỹ làm cung phi, Hoàng hậu vì một mực can ngăn mà bị khiển trách.
Một truyền thuyết khác nói rằng, trong chuyến Nam tuần đến Kim Lăng, Hoàng đế đến sông Tần Hoài tìm ca kỹ mua vui. Quan viên địa phương muốn lấy lòng Hoàng đế nên đã cho sắp xếp một chiếc thuyền tráng lệ với những kỹ nữ xinh đẹp, lẳng lơ nhảy múa thâu đêm. Hoàng hậu biết chuyện, nhất thời tức giận tự cắt tóc mình. Điều này đã làm vua Càn Long nổi trận lôi đình, cho rằng hành động của Hoàng hậu là xúc phạm bề trên, phạm phải điều tối kỵ không thể dung thứ. Theo phong tục Mãn Châu, việc cắt tóc chỉ được diễn ra khi Hoàng đế hoặc Hoàng Thái hậu qua đời, vì vậy Kế Hoàng hậu bị khép vào tội đại bất kính, đại bất hiếu.
Vua Càn Long cho thu hồi toàn bộ đặc ân Hoàng hậu được ban thưởng trong lễ sắc phong năm xưa, biệt giam bà trong lãnh cung, cắt giảm nô tì hầu hạ. Đúng 1 năm sau, bà lặng lẽ qua đời trong cô độc và sự ghẻ lạnh ra mặt của Hoàng đế, bên cạnh không một người thân thích.
Đám tang vô danh, tang lễ như bậc nô tì hèn kém
Khi Kế Hoàng hậu qua đời, Càn Long nghe hung tin chẳng mảy may để tâm, tiếp tục cuộc đi săn đang dang dở và chỉ cho Hoàng tử Vĩnh Cơ về chịu tang mẹ.
Kế Hoàng hậu đường đường từ bậc mẫu nghi thiên hạ, rốt cục phải ra đi lặng lẽ bằng một đám tang vô danh thấp kém.
Nếu như Càn Long là người từng ra lệnh cả giang sơn phải chịu tang Phú Sát Hoàng hậu thì nay chẳng ai dám tin vị vua này lại có thể lạnh lùng an táng người phụ nữ mà ông từng hết lòng yêu thương, chiều chuộng bằng những nghi lễ sơ sài có lệ, thậm chí không muốn nói là thấp kém không khác gì thân phận nô tì trong cung.
Đám tang của Kế Hoàng hậu diễn ra trong sự hiu quạnh, bị cắt bỏ gần hết các nghi lễ hoàng cung. Trên mộ Ô Lạt Na Lạp thị không có bài vị, không được cúng tế, không có cả thụy hiệu, chỉ được an táng như một cung nữ kế bên mộ của Thuần Huệ Hoàng quý phi. Toàn bộ tang sự chỉ dùng bạc 207 hai 9 phân 4 li, còn không bằng một quan viên cấp thấp trong triều đình. Nói cách khác, đây hoàn toàn là một đám tang vô danh và keo kiệt đến khó tin của vị Hoàng đế nổi danh xa xỉ của triều đại nhà Thanh.
Cái chết của bà cũng không được cáo phát trước triều đình, nên hầu như rất ít người biết. Về sau người ta biết đến và bắt đầu hồ nghi về nguyên nhân bà chết thì Càn Long Đế mới ra chỉ dụ giải thích qua loa, nội dung chủ yếu khiển trách Hoàng hậu thiếu thất đức, có hành động sai trái, cử chỉ điên loạn, không thể giữ Hiếu đạo với Thái hậu nên mới bị biệt giam hối lỗi.
Kế Hoàng hậu đường đường từ bậc mẫu nghi thiên hạ, đứng đầu chốn hậu cung ba nghìn giai lệ, để rồi phải lặng lẽ ra đi bằng một đám tang vô danh thấp kém. Nhưng nếu nghĩ kĩ hơn, phải chăng sự quay lưng đầy ghẻ lạnh của vị Hoàng đế từng yêu chiều mình hết mực và những năm tháng cuối đời cô đơn gặm nhấm nỗi ấm ức, buồn tủi mới là điều khiến người ta xót xa hơn cả cho vị Hoàng hậu đáng thương nhất lịch sử Thanh triều.
Theo Helino
Các cô gái hãy cảm thấy may mắn vì đã không sinh ra ở thời cổ đại như trong Diên Hi Công Lược!
Xem Diên Hi Công Lược mới thấy cuộc sống nơi hậu cung thời phong kiến thật lắm drama. Mỗi khi một nhân vật nào đó "bay màu" là mình dựng hết cả tóc gáy. Chứng kiến những người tốt phải sống trong bi kịch mà xót thương, day dứt không nguôi. Vậy cuộc sống thời phong kiến đáng sợ thế nào?
Chắc bạn còn nhớ trong cuộc thu Sing My Song 2016 phiên bản Trung Quốc có một bài hát rất thú vị của thí sinh Tăng Chiêu Vĩ " May thay không sinh ở thời cổ đại". Giai điệu vui tươi, lời lẽ hài hước không những đã đốn tin ban giám khảo mà còn khiến khán giả vô cùng thích thú.
May thay không sinh ở thời cổ đại - Tăng Chiêu Vĩ
" Nghe đồn ngày xửa ngày xưa có một nơi gọi là hậu cung, mĩ nhân ở đó đều rất rất đẹp. Bước chân của họ rất nhẹ, oán hận của họ rất sâu, bởi vì họ không có người kề gối.
Lươn lẹo cũng đâu phải tội bởi chẳng còn đường lui. Còn có thể có được tình bạn chân thành không? Hay sẽ bị ăn tươi nuốt sống?
Mỗi khi tôi nghĩ tới chuyện này, lại dựng hết cả tóc gáy. Biết đâu trong một buổi sáng vừa đắc sủng. Chẳng may lỡ chân té ngã. Chẳng may tẩm cung bốc lửa. Chẳng may uống canh bỏng lưỡi. Chẳng may bị đẩy xuống sông.
Nghĩ đến chúng ta hôm nay, đúng là thấy thật hạnh phúc. Thỉnh thoảng còn buông thả tùy hứng làm loạn, làm ẩu."
Với kinh nghiệm cày loạt phim cung đấu, đặc biệt là cơn sốt Diên Hi Công Lược gần đây, chúng ta càng thấm thía một điều rằng: may quá, mình không sống ở thời ấy. Bằng không chả biết phải lươn lẹo bao nhiêu mới trụ được ở chốn hậu cung đầy thị phi.
Diên Hi Công Lược với cuộc đấu đá chốn hậu cung vô cùng gay cấn.
Ác cũng chết mà tử tế quá cũng chết
Theo kịch bản bị lộ từ trước thì hầu hết các nhân vật trong Diên Hi Công Lược đều không có một "happy ending". Người thì chết, người thì bị thất sủng, đẩy vào lãnh cung, người sống đến... tập cuối cùng thì cũng phải chịu cảnh xa lánh, bằng hữu, thuộc hạ thân tín chẳng còn một ai. Diễn biến mấy tập gần đây đã cho thấy lời đồn đoán về cái kết là đúng sự thật.
Đấu đá nhau cho lắm vào rồi cuối cùng có ai được hạnh phúc không? Không ai cả. Thế nên ở chốn hậu cung thị phi, ác giả ác báo mà hiền lành quá cuối cùng cũng có kết cục bi thảm. Như Phú Sát Hoàng hậu, cả đời nhân hậu, thiện lương mà cuộc đời lại chịu nhiều cay đắng, cuối cùng phải quyên sinh để tự giải thoát cho mình.
Hiền hay ác thì cuối cùng cũng chết cả.
Cái đầu trên cổ mình nhưng không thuộc về mình
Đầu là một bộ phận không thể tách rời với cơ thể, tất nhiên đầu ai thì thuộc sở hữu của người đó. Nhưng ở thời phong kiến, cái đầu của hạ thần, con dân thiên hạ lại thuộc về những người có quyền lực tối cao. Cái đầu trên cổ mình không biết lúc nào thì bay mất. Chỉ cần một câu nói lỡ lời mạo phạm quân vương là có thể bị lôi ra chém đầu ngay tức khắc.
Thậm chí có kẻ còn bị voi giày ngựa xé, tru di cửu tộc. Nhẹ nhàng thì cũng bị cắt lưỡi, đánh đòn bầm giập. Sống mà lúc nào cũng phấp phỏng lo âu, không biết bao giờ thì chết. Thế nên phải nói là Ngụy Anh Lạc quá may mắn khi bao nhiêu lần mạo phạm quân vương mà cái đầu vẫn nguyên vẹn trên cổ.
Tiểu nữ này thật vô cùng may mắn đến đáng ghen tị!
Chịu cảnh chồng chung, bạn dám không?
Thời phong kiến, đàn ông nào cũng lập năm thê bảy thiếp, riêng Hoàng thượng phải có đến cả trăm người, từ Hoàng hậu, phi tần, quý nhân đến những cấp thấp hơn nữa. Cả trăm người phụ nữ mà chỉ có một người chồng, lại phải cả đời chung thủy với người chồng đó, bất hạnh lắm thay. Thế là những người phụ nữ đáng thương phải xâu xé, tranh giành, ngấm ngầm hại nhau để có được sủng ái. Rồi chẳng mấy chốc lại bị thất sủng là chuyện hết sức bình thường. Dàn phi thần của Hoàng thượng có được mấy người cam tâm hy sinh vì tình yêu hay ai cũng có những mưu đồ riêng? Cuối cùng cũng chỉ là công cụ thỏa mãn tình dục và duy trì nòi giống cho vua mà thôi.
Chân tình trở thành thứ vô cùng xa xỉ
Ở hậu cung thật khó tìm được một người bạn chân thành. Có những kẻ luôn tỏ ra dịu dàng mà lòng đầy toan tính. Ai mà nghĩ Nhĩ Tình hiền lành, nhu mì một ngày lại hóa cáo, lẳng lơ, ti tiện đến vậy. Có những kẻ hầu người hạ sẵn sàng phản chủ. Như Du quý nhân mấy lần suýt chết vì người hầu thông đồng với kẻ gian, phản bội lại mình. Có những kẻ ăn cháo đá bát, lấy oán báo ân.
Những tập đầu, ThuầnpPhi đối xử tốt với Hoàng hậu vì nàng ta thầm thích Phó Hằng. Đến khi bị Phó Hằng từ chối, nàng ta lập tức trở mặt, hại chết con Hoàng hậu, góp phần đẩy Hoàng hậu đến cái chết. Lật lại quá khứ thì Thuần phi và Hoàng hậu là bạn thân từ khi còn là con gái, chưa nhập cung. Vậy mà không ngờ hậu cung thị phi có thể giết chết cả tình bạn. Hậu cung chỉ vì một người đàn ông mà không ngừng đấu đá nhau.
Chỉ vì hận tình mà Thuần Phi hãm hại cả Hoàng hậu.
Hôn nhân sắp đặt, nào được tự do yêu đương
Thời xưa, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, không bao giờ có chuyện được tự do tìm hiểu rồi lấy người mình yêu. Hôn nhân của Hoàng hậu Phú Sát cũng là do tiên đế sắp đặt, tỉ mỉ lựa chọn. Thuần phi một lòng thương thị vệ Phó Hằng nhưng lại bị gả vào cung làm phi tần. Đáng tiếc nhất mối tình Phó Hằng - Anh Lạc, nghĩa nặng tình sâu nhưng bị hoàng thượng rắp tâm chia rẽ, bắt Phó Hằng phải cưới một người mình không yêu, cuối cùng phải chịu bao nhiêu tai ương, bi kịch về sau.
Cả cuộc đời bị giam cầm ở cung cấm
Thân phận cao quý, lụa là gấm vóc, trang sức đầy mình cũng chẳng đánh đối được hai chữ "tự do". Ai ai cũng phải tuân thủ lễ nghi phép tắc, đến cả những người ngang ngược, nổi loạn như Cao quý phi hay Ngụy Anh Lạc cũng phải cúi đầu thỏa hiệp. Hoàng hậu là người nhận ra bi kịch này, cũng là người bị giày vò cả đời vì điều đó. Bà coi Ngụy Anh Lạc là niềm hy vọng của mình nên mới hết lòng bảo vệ. Cuộc đời Hoàng hậu hay những người phụ nữ khác đều bị lễ nghi phong kiến trói chặt. Bà chỉ mong ít ra những người bà yêu thương là Anh Lạc và Phó Hằng sẽ được hạnh phúc. Nhưng cuối cùng chính Hoàng hậu cũng bị nhấn chìm bởi bi kịch.
Hoàng hậu luôn cảm thấy cuộc sống bị trói buộc đến mức ngột ngạt.
"Ai cho tao lương thiện?"
Lời kêu cứu tuyệt vọng của Chí Phèo cũng chính là nỗi ai oán của những nữ nhân sống trong cung cấm. Ở đó, sống hiền lành quá cũng chẳng yên thân. Hiền quá sẽ bị người đời bắt nạt, coi khinh. Nhàn phi là một ví dụ cho những kẻ hiền lành bị áp bức quá hóa ác. Nhà tan cửa nát, người thân qua đời, Nhàn phi từ một phi tần rảnh rỗi, chỉ biết khâu vá may mặc đã trở nên ác độc, xảo quyệt hơn bất cứ ai. Trong hậu cung thật khó mà tìm được một người thuần hậu. Lương thiện như Hoàng hậu hay Phó Hằng đều chẳng tồn tại được lâu. Ngay cả nữ chính Ngụy Anh Lạc, vì trả thù mà bàn tay cũng nhuốm máu.
Đọc những lý do trên đây, bạn đã thấy mình rất may mắn chưa? Không phải chịu cảnh đấu đá, không bị đánh mất chính mình, có máy tính, có internet ngồi cày phim là đã hạnh phúc hơn biết bao nhiêu người không may bị sinh ra ở thời phong kiến rồi đấy.
Theo Trí Thức Trẻ
Cuối cùng cư dân mạng cũng tìm ra được nghề nghiệp xuyên không cho Nhàn quý phi trong "Diên Hi Công Lược" Mỗi nhân vật trong "Diên Hi Công Lược" hình như đều có một nghề nghiệp xuyên không nhờ bàn tay "nhào nặn" kịch bản vừa gay cấn vừa hài hước của Vu Chính. Và mới đây, dân tình đồng loạt đề nghị Nhàn Quý phi của Xa Thi Mạn nếu có về hiện đại thì nên mở salon tóc, trang điểm bởi sở...