Kết có hậu vụ bắt nữ sinh treo biển ăn trộm
Việc khởi tố, tạm giam nhân viên đã trói tay học sinh tại siêu thị sách ở huyện Chư Sê là hồi chuông cảnh báo nhiều người.
Người lớn hối tiếc
Sau sự cố đáng tiếc xảy ra tại siêu thị sách Vĩ Yên vào ngày 10/4, lãnh đạo tỉnh Gia Lai đã nhanh chóng có công văn yêu cầu Giám đốc Công an, Chủ tịch UBND huyện Chư Sê chỉ đạo việc điều tra xác minh, xử lý. Bốn người: Nguyễn Ngọc T. (31 tuổi), Lê Trần A. (23 tuổi), Nguyễn Thị Thanh C.(26 tuổi) và Phan Văn H.(25 tuổi) đã bị tạm giam để phục vụ công tác điều tra về hành vi bắt giữ người trái pháp luật.
Bà Nguyễn Thị Thu Ba, Giám đốc siêu thị sách Vĩ Yên nói: “Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì để sự việc đau lòng này xảy ra. Một phần do thiếu hiểu biết nên các nhân viên đã có cách xử lý bồng bột, nghĩ là răn đe nhưng không lường trước hậu quả. Từ việc này mà các nhân viên lâm cảnh tù tội là hình phạt quá nặng nề. Hình ảnh và uy tín của siêu thị bị ảnh hưởng rất nhiều. Đây quả là bài học sâu sắc đối với siêu thị chúng tôi”.
Thầy Hằng nhận lỗi về thư viện quá chật.
Cán bộ giáo viên trường THCS Chu Văn An kể: Bà Thu Ba không chỉ trực tiếp đến trường gửi thư xin lỗi, lại còn xin ban giám hiệu trường cho phép cả lãnh đạo và nhân viên siêu thị đến xin lỗi công khai em S. sau lễ chào cờ đầu tuần. Song thầy hiệu trưởng từ chối, cho rằng không nên để “4 người lớn cúi đầu xin lỗi một trẻ em”.
Thầy hiệu trưởng cũng nhận lỗi
Cha mẹ em S, những nông dân thật thà chất phác, biết trọng đạo lý chẳng những đã cảm thông, tha thứ đối với hành vi sai trái của bảo vệ siêu thị, mà còn chủ động đến xin lỗi ngược lại cán bộ nhân viên, cho rằng con mình ít nhiều cũng có sai, muốn con mình nhận ra đây là bài học nhớ đời. Được thầy cô, bạn bè, gia đình quan tâm chu đáo, em S. chỉ nghỉ một buổi học, sau đó đã tham gia mọi sinh hoạt với tập thể lớp.Thầy Thái Duy Hằng – Hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An chia sẻ: “Qua sự việc này, tôi nhận ra người lớn còn nợ trẻ em rất nhiều điều. Tôi thấy mình có lỗi trong việc để thư viện nhà trường quá chật chội, không đủ chỗ để giáo viên học sinh vào đọc và mượn được hết 2,5 vạn đầu sách trường đang có.
Em S. có đức tính say mê đọc sách, cũng là một độc giả thường xuyên của thư viện, nhưng do trường có gần 2.000 học sinh, 100 cán bộ giáo viên mà phòng đọc chỉ rộng 72 m2, bố trí tối đa chỉ được 50 chỗ, dù trường linh hoạt tạo điều kiện cho các cháu mượn sách về nhà nhưng vẫn không đáp ứng được hết nhu cầu.
Nữ sinh bị buộc đeo biển tôi là người ăn trộm.
Video đang HOT
Tôi nhận ra người lớn còn nợ trẻ em rất nhiều điều. Tôi thấy mình có lỗi trong việc để thư viện nhà trường quá chật chội, không đủ chỗ để giáo viên học sinh vào đọc”.
Sau sự cố đáng tiếc, trường đã làm tờ trình xin huyện cho xây thêm một phòng đọc 60 m2 bên cạnh thư viện. Chủ tịch huyện đã đồng ý về chủ trương, mục tiêu đầu năm học tới có thể khánh thành.
Thầy Hằng cho biết: “Chờ học sinh thi xong, trường sẽ tổ chức 3 ngày hội sách, từ 15/5-17/5, biến các hành lang lớp học thành nơi đọc sách rộng rãi cho mọi người. Mấy năm trước, trường chỉ đặt mua sách tham khảo và đầu tư cơ sở vật chất. Năm nay, thư viện trường đã được công nhận là thư viện tiên tiến, không cần mua thêm thiết bị, lãnh đạo trường nhất trí dồn tiền, đặt mua thêm các loại sách truyện thiếu nhi mà học sinh rất thích đọc, chuẩn bị cho hội sách”.
Từ một sự cố đáng tiếc, các bên liên quan đều đã có cách hành xử cầu thị đúng đắn, biến cái sai thành bài học kinh nghiệm và tận dụng sự tỉnh ngộ này để sửa sai, đem lại cơ hội trau dồi tri thức thuận lợi hơn cho con trẻ.
Theo Zing/TP
Bắt giữ, trói treo biển làm nhục cháu bé ăn trộm sách phạm tội gì?
Chiều ngày 25-4 cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Chư Sê đã tống đạt lệnh khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 4 đối tượng gồm: Nguyễn Ngọc Tân (31 tuổi), Lê Trần An (23 tuổi), Nguyễn Thị Thanh Cưng (26 tuổi) và Phan Văn Hải (25 tuổi) đều là nhân viên của siêu thị Vĩ Yên, trong vụ nữ sinh bị làm nhục tại siêu thị Vĩ Yên.
Nội dung vụ án
Trước đó, vào sáng 10-4, S. và một số bạn học cùng lớp vào siêu thị Vĩ Yên chơi. S đã trộm hai cuốn truyện tranh Dâu chua và Đào trường thọ. Bốn nhân viên của siêu thị phát hiện việc S. lấy cắp, đã yêu cầu S. viết bản tường trình, và dán vào ngực S. tờ giấy có in dòng chữ "Tôi là người ăn trộm".
Tại buổi làm việc với Công an thị trấn Chư Sê chiều 14-4, ông Phan Văn Hải, bảo vệ siêu thị Vĩ Yên thừa nhận đã cùng ba nhân viên của siêu thị gồm Cưng, An, Tân bắt giữ cháu S. lại. Ông Hải nói rằng lúc đó do S. không chịu khai nên nhóm nhân viên đã cùng nhau trói, dùng băng dính bó chặt hai tay S. vào lan can sắt. Ông Hải đã dùng điện thoại chụp hình lại và đến chiều cùng ngày tung lên Facebook để "chém cho vui".
Vấn đề cần trao đổi là những người liên quan trong vụ việc này có phạm tội không và nếu có thì phạm tội gì? Việc tạm giam 4 nhân viên siêu thị và bảo vệ có hợp lý không?
Ý kiến bạn đọc
Cần xử lý nghiêm để làm gương
Sự việc cháu S. bị bắt trói tại siêu thị là vụ việc chấn động, được dư luận tại tỉnh Gia Lai quan tâm. Chắc chắn, lãnh đạo tỉnh, Công an tỉnh và các đơn vị liên quan đã yêu cầu làm rõ sự việc này. Trên cơ sở các chứng cứ thu thập được, tôi nghĩ việc trói và dán biển vào người cháu S bắt cháu đứng giữa chốn đông người là hành vi bắt người trái pháp luật.
Nếu cháu S vi phạm thì có pháp luật xử lý chứ không được tự xử như vậy. Song tôi cũng cho rằng các cơ quan điều tra cũng phải củng cố chắc chắn hồ sơ, xem xét hết các khía cạnh, tình tiết để truy tố đúng người đúng tội, tránh oan sai, tránh vì dư luận mà làm sai sự thật vụ án.
Ông Phạm Văn Mỹ (Thị trấn Chư Sê tỉnh Gia Lai)
Đây là hành vi làm nhục người khác
Sự việc của cháu S. không phải là vụ án quá nghiêm trọng nhưng lại gây chú ý đặc biệt của dư luận. Yếu tố chính của sự việc này là hành động tung ảnh cháu S. bị trói lên Facebook, khiến dư luận hết sức bức xúc. Cháu bé mới học lớp 7, việc làm như vậy là tổn thương đến tâm lý của cháu, ảnh hưởng lớn về mặt tâm lý sau này. Tôi cho rằng hành vi của các nhân viên siêu thị và bảo vệ là hành vi làm nhục người khác nên phải xử lý theo quy định của pháp luật. Luật hình sự cũng đã có quy định về tội làm nhục người khác. Quan trọng nhất là để có bài học sau này, những người bảo vệ các cơ sở không còn coi thường pháp luật, cứ tưởng mình làm bảo vệ và người khác phạm lỗi thì muốn làm gì thì làm.
Anh Nguyễn Văn Ba (Gia Lai)
Có nhất thiết phải tạm giam họ không?
Đành rằng em S. có sai phạm khi trộm cắp hai quyển sách ở siêu thị Vĩ Yên, nhưng dư luận lại rất bức xúc trước việc 4 nhân viên siêu thị bắt giữ và bêu xấu em này trên mạng Internet. Điều gây phẫn nộ nhất chính là việc nhóm nhân viên đã đeo vào ngực S. tờ giấy in dòng chữ "Tôi là người ăn trộm". Từ đó, có nhiều ý kiến đề nghị phải xử lý nghiêm những người liên can và đa số đều tập trung vào các nhân viên siêu thị đã có hành vi làm nhục S. Song cũng cần phải nhắc lại rằng theo điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự, các bị can trong vụ án bắt trói em S. thuộc phạm tội ít nghiêm trọng và không có căn cứ để khẳng định họ có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hay tiếp tục phạm tội. Vậy có nhất thiết phải tạm giam họ không?
Nguyễn Thị Ngọc (Đoàn luật sư TP.HCM)
Khởi tố là đúng
Theo tôi, khởi tố hành vi bắt giữ người trái pháp luật đối với nhóm nhân viên siêu thị bắt trói em S. là đúng. Trong trường hợp này, cháu bé không những bị bắt giữ trái phép, lại còn bị làm nhục khi phải đeo tấm biển trước ngực để mọi người nhìn thấy. Đặc biệt, hành vi của nhóm nhân viên siêu thị có tình tiết tăng nặng bởi đối tượng bị bắt giữ là trẻ em. Pháp luật vừa để giáo dục, nhưng cũng cần phải răn đe. Chúng ta không cổ xúy cho hành vi ăn cắp, nhưng cũng không bảo vệ hành vi xúc phạm nhân phẩm danh dự một con người, nhất là trẻ em.
Ông Lê Quý (Quận 3 TP.HCM)
Bình luận của luật sư
Trong vụ án này có 5 người liên can gồm: Cháu S. và 4 bảo vệ. Xem xét các hành vi, ở đây có dấu hiệu phạm hai nhóm tội, nhóm thứ nhất là xâm phạm quyền sở hữu tài sản, cụ thể là tội trộm cắp, nhóm thứ hai là xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người với các tội danh: bắt giữ trái phép, làm nhục người khác. Ngoài ra việc tung clip lên mạng internet còn có thể phạm tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử.
Chúng ta cần phân tích để thấy rõ hành vi của những người liên quan trong vụ án này phù hợp với tội danh nào được quy định trong Bộ Luật Hình sự.
Thứ nhất cần phải khẳng định, cháu S. đã có hành vi trộm cắp. Song theo quy định của điều 138 Bộ luật Hình sự về tội trộm cắp tài sản: Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Như vậy với tài sản trộm cắp là hai cuốn sách, cháu S. không thể bị truy tố về tội trộm cắp tài sản. Thêm nữa, cháu còn đang ở độ tuổi thiếu nhi, càng không thể truy tố cháu được. Chế tài duy nhất có thể áp dụng cho cháu S. là phạt hành chính với điều kiện phải có người giám hộ và người nộp phạt là người giám hộ.
Thứ hai, nhóm 4 nhân viên siêu thị và bảo vệ đã làm điều sai trái. Hành vi của các bảo vệ ban đầu, khi giữ cháu lại là đúng vì nó thể hiện việc bắt quả tang hành vi vi phạm pháp luật. Lẽ ra sau đó, các bảo vệ phải mời gia đình, hoặc người giám hộ của cháu S. đến để bàn việc giải quyết hoặc mời công an đến giải quyết. Nếu chỉ vậy, các bảo vệ sẽ không phạm tội. Nhưng trong vụ án này, các bảo vệ đã có hành vi bắt trói, tự xử lý có dấu hiệu của tội bắt giữ người trái phép với tình tiết tăng nặng là bắt giữ trẻ em theo khoản 2 điều 123 Bộ luật Hình sự với tội danh: Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.
Hành vi sai trái thứ hai của các bảo vệ là treo lên người cháu bé tấm biển có dòng chữ "Tôi là người ăn trộm" và đưa ra trói ở nơi công cộng. Hành vi này có dấu hiệu vi phạm điều 121 Bộ luật Hình sự với tội danh: Tội làm nhục người khác. Tội này có mức hình phạt như sau: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm. Tuy nhiên tội làm nhục người khác chỉ có thể bị khởi tố nếu có yêu cầu của người bị hại. Trong vụ án này, do không có yêu cầu của cháu S. hoặc gia đình cháu, 4 nhân viên và bảo vệ sẽ không bị khởi tố.
Hành vi cuối cùng là hành vi tung clip làm nhục cháu S. lên mạng internet. Hành vi này có thể bị truy tố theo điều 225 Bộ luật Hình sự với tội danh: Tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử. Tuy nhiên trong vụ án này, cơ quan điều tra có thể coi hành vi đưa clip lên mạng internet là tình tiết tăng nặng của tội làm nhục. Với nguyên tắc làm sao có lợi nhất cho người bị truy tố, cơ quan điều tra có quyền làm điều này.
Như vậy chúng ta nhận thấy từ việc phát hiện một hành vi phạm pháp là một thành tích tới việc bất chấp các quy định pháp luật để tự xử đã biến các bảo vệ thành tội phạm. Đây là bài học cần thiết cho tất cả mọi người. Trong vụ việc này, các bảo vệ mặc dù đã phạm nhiều tội, tuy nhiên do có những quy định pháp luật cụ thể, các bảo vệ chỉ bị khởi tố theo tội danh bắt giữ người trái phép là hợp lý.
Tuy nhiên còn một vấn đề cần tranh luận nữa: Có cần tạm giam các bảo vệ phạm tội hay không? Theo điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự, tại điểm B khoản 1 quy định: B) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Các bảo vệ phạm tội ít nghiêm trọng theo quy định hình phạt dưới 2 năm tù. Vì vậy cơ quan điều tra sẽ cân nhắc khả năng có hay không khả năng trốn hoặc cản trở điều tra để quyết định việc tạm giam. Cái này hoàn toàn thuộc quyền đánh giá của cơ quan điều tra.
Luật sư Nguyễn Văn Hướng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
Theo ANTD
Italy xử tội làm nhục trên mạng xã hội, Việt Nam thì... Dùng mạng xã hội để nói xấu, sỉ nhục...kể cả khi không nhắc đến tên của ai, có thể sẽ bị truy tố về tội làm nhục người khác. Đó là kết luận mà Tòa án tối cao Italy đưa ra ngày 17/4 liên quan đến một vụ sỉ nhục người khác trên Facebook mà họ đã thụ lí. Vụ việc bắt đầu...