Kết cấu bài thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN như thế nào?
Việc tổ chức thi tuyển vào 2 đợt cuối tháng 5 và đầu tháng 8, tức trước và sau khi diễn ra kỳ thi THPT quốc gia, bài thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN hứa hẹn tăng thêm cơ hội vào ĐH cho các thí sinh.
Nếu mọi việc thuận lợi thì đây hứa hẹn sẽ là một bước đột phá trong phương thức đánh giá năng lực. Tuy nhiên vấn đề cần quan tâm bây giờ là việc vận hành quy trình này trong kỳ thi sắp tới của ĐHQG Hà Nội sẽ ra sao.
Để giải đáp những băn khoăn của không ít các thí sinh, phụ huynh, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Kim Sơn, Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội xung quanh hình thức thi mới này:
Thưa ông, với một hình thức thi mới là làm bài thi trắc nghiệm trên hệ thống máy tính thì những trục trặc kỹ thuật là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy công tác chuẩn bị của Đại học Quốc gia Hà Nội có gặp khó khăn gì không?
Đối với ĐHQGHN khi triển khai phương thức thi mới này gặp phải một số khó khăn. Thứ nhất, chúng tôi chưa thể ước tính được một cách chính xác là sẽ có bao nhiêu thí sinh đăng ký. Nếu số thí sinh dự thi quá ít là một điều không hay. Nhưng nếu số thí sinh vượt quá dự kiến thì chứng tỏ đó cũng là một sự thành công. Song lại đặt ra thách thức, bởi chưa nói đến chất lượng máy tính mà số lượng máy tính đã.
Nếu ước tính có 40.000 thí sinh thi thì chúng tôi cần phải chuẩn bị 10.000 máy tính, nếu tăng hơn nữa thì phải chuẩn bị thêm cơ sở dự phòng. Vì vậy vừa phải chuẩn bị số lượng đủ để đáp ứng, sau khi thí sinh đăng ký thì chúng tôi sẽ dựa trên con số tương đối đó để chốt chuẩn bị cơ sở vật chất đủ cho kỳ thi, nhưng số lượng máy tính dự trữ bao giờ cũng phải đạt 10-15%.
Một khó khăn nữa, ngoài số lượng thì chất lượng một số máy tính tại các cụm thi địa phương thì chất lượng không đồng đều. Chúng tôi đã có đội cán bộ kỹ thuật để rà soát từng máy một, trong quá trình làm bài mà máy tính có trục trặc thì sẽ xử lý ngay. Nếu thời gian chờ sửa chữa máy móc vượt quá thời gian quy định thì các em được chuyển sang ca thi dự trữ, không vì lí do kỹ thuật mà ảnh hưởng đến thời gian làm bài của các em, đảm bảo làm sao kết quả phản ánh đúng nhất năng lực của các em.
Nhưng tôi nghĩ với một sự chuẩn bị chu đáo và có sự ủng hộ vào cuộc của các địa phương thì điều đó hoàn toàn giải quyết được.
Ông Nguyễn Kim Sơn, Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
Video đang HOT
Đề thi trắc nghiệm lại được lựa chọn ngẫu nhiên, có khi nào xảy ra trường hợp thí sinh đỗ vào là do may mắn trúng các câu hỏi dễ không, hay ngược lại khi gặp đề nhiều câu khó hơn?
Thi trắc nghiệm nên chúng tôi đã tính đến chuyện này và có phương án ứng phó. Đề thi được tổ hợp ngẫu nhiên nhưng theo ma trận đề thi, đã có cấu trúc chi tiết được máy tính lập trình sẵn (chỉ chọn một trong những câu hỏi được lập trình đấy thôi) chứ không phải xáo trộn tất cả.
Ví dụ như thí sinh sẽ lựa chọn trong 140 ô của chúng tôi, mỗi ô có khoảng 100 câu đã được chuẩn hoá. Và mức độ khó dễ đã được thẩm định, đánh giá, thử nghiệm từ trước. Trong quá trình thi thì có neo đề và cân bằng độ khó, mỗi thí sinh rút ra một đề về cơ bản độ khó tương đương nhau cả.
Hiện nay chúng tôi có ngân hàng gần 4000 câu hỏi đã được chuẩn hóa các câu hỏi từng ô sẽ tương đương nhau chứ không hề có sự phân biệt. Do đó không thể có sự may rủi diễn ra.
Ngoài ra chúng tôi cũng chống việc thí sinh “đoán mò” bằng việc trong đề thi môn Toán có 15/50 câu thí sinh phải làm tự luận, phải tính toán để điền số, điền giá trị ra chứ không phải trắc nghiệm hoàn toàn.
Xin khẳng định đề thi đã được chuẩn hóa và cân bằng độ khó.
Cơ hội vào được ĐH của thí sinh tham gia dự bài thi đánh giá năng lực sẽ như thế nào, thưa ông?
Chúng tôi sẽ tổ chức làm 2 đợt thi. Đợt một vào ngày 30-31/5, diễn ra trước kỳ thi THPT quốc gia do Bộ GDĐT tổ chức. Thời điểm đó các thí sinh cũng hầu như hoàn tất chương trình phổ thông rồi nên hoàn toàn có thể thoải mái tham gia được.
Chậm nhất đến ngày 30/6 chúng tôi đã công bố những thí sinh nào đã đạt ngưỡng trúng tuyển của ĐHQGHN. Do đó thí sinh biết mình trúng tuyển ĐH rồi lúc đó chỉ cần thêm điều kiện tốt nghiệp THPT thì các em sẽ đi thi ở kỳ thi THPT quốc gia với một tinh thần hoàn toàn thoải mái.
Các thí sinh do đợt 1 còn băn khoăn thì có thể đăng ký dự thi vào đợt 2 bài thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN sẽ diễn ra vào đầu tháng 8. Như vậy rõ ràng các em sẽ tăng cơ hội vào ĐH của mình.
Điều đặc biệt các thí sinh đăng ký dự thi đợt 1 nhưng bài thi lại chưa đạt yêu cầu thì có thể thoải mái tiếp tục đăng ký vào đợt 2 để tìm kiếm cơ hội.
Miễn là chưa đủ ngưỡng trúng tuyển vào đợt 1. Nếu thí sinh đã dự thi rồi, dự xét tuyển và trúng tuyển vào một đơn vị nào đó của ĐHQGHN thì sẽ không được tham gia dự thi ở đợt 2 nữa.
Trường hợp thi đợt 1 rồi nhưng không nộp vào mà giữ kết quả đó để mong có kết quả cao hơn rồi mới nộp thì vẫn hoàn toàn thi được đợt 2.
Theo_Dân việt
Hai em bé bị văng từ tàu lượn như thế nào?
Khi tàu lượn chạy từ trên cao xuống khúc cua nghiêng gần mặt đất thì toa tàu bé Branyn và cô em họ ngồi bị trật khỏi đường ray, hất văng hai đứa trẻ. Cả hai người đầy máu, kêu khóc hoảng loạn.
Bé Branyn Đình Trần đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: An Nhơn
Sáng 14/3, Branyn Đình Trần (10 tuổi, Việt kiều Australia) - một trong hai bé bị thương vì văng khỏi tàu lượn trong Nhà văn hóa thiếu nhi Cà Mau - đã được chuyển lên điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM). Trong khi bé Nguyễn Kim Ánh (14 tuổi, em bạn dì của Branyn) bị thương nhẹ hơn đang nằm theo dõi ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau.
Ông Dương Minh Tâm (cậu của bé) cho biết, 4 đứa cháu của ông mua 4 vé chơi tàu lượn tại khu vui chơi Nhà văn hóa thiếu nhi Cà Mau, tối qua. Tuy nhiên, cậu anh trai sinh đôi của Branyn và một bé gái khác vì sợ cảm giác mạnh nên không chơi mà ngồi phía ngoài. Toa tàu đầu tiên có hai ghế, Branyn thích thú nên ngồi trước, phía sau là bé Ánh.
Mới chạy được vài vòng, khi tàu lượn lao từ trên cao xuống, tới khúc cua nghiêng gần mặt đất thì toa tàu Branyn và Ánh ngồi bị trật khỏi đường ray, hất văng hai đứa trẻ ra ngoài. Cậu bé bị ghế và Ánh đè lên người, cả hai đầy máu và rất hoảng loạn. "Anh sinh đôi của Branyn chạy vào đỡ nhưng thấy em chảy nhiều máu quá nên hoảng sợ. Mọi người xung quanh mới đưa cả hai vào bệnh viện", ông Tâm kể lại câu chuyện tìm hiểu được.
Nhăn nhó vì cơn đau ê ẩm khắp cơ thể và những vết xước đầy gương mặt, bé Ánh nói giọng nhát gừng: "Trước khi toa tàu rơi xuống tụi con không phát hiện điều gì bất thường. Thỉnh thoảng tàu có khựng lại, hay phát ra tiếng kêu nhưng con nghĩ đó là điều bình thường khi tàu lượn chạy. Tụi con bị hất văng xuống đất, cách đoàn tàu khá xa. Lúc đó anh Branyn hoảng loạn, kêu khóc dữ lắm. Cả con cũng vậy".
Bé Ánh đang được theo dõi ở bệnh viện Cà Mau. Ảnh: Phúc Hưng
Bà Dương Kim Chi (mẹ bé Branyn) cho biết, sau khi kiểm tra sức khỏe, các bác sĩ cho biết con bà bị gãy xương vai trái, xương đòn trái, xương sườn số 6 bên trái, dập phổi... "Hiện cháu tỉnh táo nhưng còn rất sợ hãi. Các bác sĩ cho biết sẽ tiếp tục theo dõi vài ngày", bà Chi nói.
Theo bà Chi, bà cùng hai con trai sinh đôi về Việt Nam hôm mùng 4 Tết. Chiều qua gia đình tổ chức tiệc để chuẩn bị tiễn ba mẹ con quay lại Australia vào ngày 18/3. Trong lúc ăn tiệc, mấy đứa đón taxi đến Nhà văn hóa thiếu nhi Cà Mau chơi.
"Đang ở nhà, tôi hốt hoảng khi đứa con trai gọi Mẹ ơi chạy vào bệnh viện, em bị tai nạn. Đến nơi, bé Branyn nói Mẹ ơi con đau quá. Nó rất hoảng loạn. Tôi rất choáng, ôm bé khóc", bà Chi nói và bày tỏ mong muốn qua tai nạn của con cháu bà, các khu vui chơi cho trẻ em cần phải rà soát, đảm bảo an toàn cho người chơi để không có những tai nạn tương tự xảy ra.
Tàu lượn bị văng khỏi đường ray khiến hai bé bị thương rất cũ kỹ. Ảnh: Phúc Hưng
Ông Đặng Đức Huy - Giám đốc Công ty TNHH - SXTM Đăng Khoa (quận Thủ Đức, TP HCM), đơn vị lắp đặt trò chơi tàu lượn tại Nhà văn hoá Cà Mau, cho biết công ty đã lặp ráp hơn 40 bộ (trò chơi tàu lượn) tại Việt Nam và đều được ngành chức năng kiểm định tính an toàn cao. Tuy nhiên, ông này thừa nhận các toa tàu xảy ra sự cố tối hôm qua "có vấn đề" nhưng do nhân viên kỹ thuật không thực hiện sữa chữa đúng quy trình, gây tai nạn. "Tôi định vài ngày nữa thì xuống Cà Mau cho thay mới các toa tàu nhưng chưa kịp đi thì xảy ra sự việc đáng tiếc này", ông Huy phân trần.
Ông Huỳnh Chí Dũng - Giám đốc Nhà thiếu nhi Cà Mau, cho biết hồi tháng 2 công ty của ông Huy mới có báo cáo giám sát kỹ thuật gửi Ban giám đốc. Theo bản giám sát này thì trò chơi tàu lượn có đủ tính an toàn, được đảm bảo đến ngày 10/2/2017.
"Đây là tai nạn đáng tiếc, chúng tôi sẽ làm việc lại với các chủ trò chơi công nghệ cao, yêu cầu họ kiểm tra lại lần nữa tính an toàn. Hiện, đơn vị phối hợp với cơ quan chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn", ông Dũng nói.
An Nhơn - Phúc Hưng
Theo VNE
Tết Âm lịch tác động như thế nào đến số liệu thống kê kinh tế? Vì 2014 là năm nhuận, Tết Âm lịch đến muộn hơn. Nhiều người còn cho rằng số liệu kinh tế mới nhất của Trung Quốc ảm đạm hơn mọi năm vì năm nay cuối tháng 2 mới là Tết. Ngoài cách tính ngày tháng theo chuẩn quốc tế, người châu Á nói chung thường tính đến cả âm lịch (thực chất đây là...