Kẹp 3 đâm vào đuôi xe tải, 2 người chết tại chỗ
Kẹp 3 chạy với tốc độ nhanh lao vào đuôi xe tải, 2 thanh niên chết ngay tại chỗ, một nguy kịch.
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 19h tối ngày 7/11, trên Quốc lộ 12A đoạn chạy qua phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình).
Hiện trường vụ tai nạn
Thời điểm xảy ra tại nạn, 3 nam thanh niên không đội mũ bảo hiểm ngồi trên 1 chiếc xe máy mang BKS 73K1 – 013.65 chạy với tốc độ nhanh. Do không làm chủ tốc độ, xe máy đã đâm mạnh vào đuôi chiếc xe tải chở cát mang đang đỗ bên lề đường.
Sau cú tông mạnh, cả 3 thanh niên bị văng ra xa, 2 người chết ngay tại chỗ còn một người bị thương nặng được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viên Đa khoa Bắc Quảng Bình trong tình trạng nguy kịch.
Danh tính 2 nạn nhân tử vong được xác định là Trần Văn Nhân (SN 1994, trú xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn) và Nguyễn Văn Thắng (SN 1992, trú xã Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn) còn người bị thương là tên là Hải (SN 1992, trú xã Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn).
Được biết, chiếc xe tải bị hỏng nên phải dừng lại sửa. Sau khi tai nạn xảy ra, tài xế đã rời khỏi hiện trường.
Video đang HOT
Nguyên nhân vụ tai nạn đang được lực lượng chức năng điều tra và làm rõ.
Theo Đông Phong (Khám phá)
Bộ trưởng KHCN đã khích lệ người chế tạo trực thăng...
Sau khi xem chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời, anh Thắng chế tạo trực thăng ở HN cho rằng còn nhiều vướng mắc với "khoa học chân đất" như anh.
Trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời ngày 2/11/2014, trường hợp của anh Nguyễn Văn Thắng chế tạo máy bay ở Long Biên (Hà Nội) đã được khán giả gửi đến bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ như sau:
"Trước việc ông Nguyễn Văn Thắng (Hà Nội) tự chế ra chiếc máy và khi bay thử nghiệm bị Công an lập biên bản nghiêm cấm bay, hay một số trường hợp người dân sáng chế ra rồi để đấy, dư luận băn khoăn liệu điều này có làm tiêu tan nhiệt huyết nghiên cứu khoa học?; Bộ trưởng Nguyễn Quân trả lời: khẳng định Đảng và Nhà nước luôn luôn khuyến khích mọi người dân đam mê sáng tạo, tạo ra những sản phẩm phục vụ cho gia đình, làng xóm, xã hội.
Nhưng để những sáng tạo, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, sáng chế, những sản phẩm thương mại hóa được xã hội và cơ quan quản lý chấp nhận, thì người dân phải thực hiện theo đúng quy trình, quy định.
Chiếc máy bay của anh Nguyễn Văn Thắng trong lần thử nghiệm thất bại và ngay sau đó bị cấm đoán chế tạo
Năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định về sáng kiến, trong đó quy định rõ người dân làm gì, cơ quan quản lý Nhà nước hỗ trợ và chia sẻ chủ sở hữu kết quả nghiên cứu thế nào. Vì vậy, ngay từ khi có ý tưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, người dân cần liên hệ với cơ quan quản lý khoa học và công nghệ địa phương.
Hiện Bộ đã yêu cầu 63 Sở Khoa học và Công nghệ phải quan tâm đến sáng kiến của người dân, khi người dân tìm đến phải có hướng dẫn, hỗ trợ, trường hợp vượt quá thẩm quyền phải có báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên.
Về vấn đề bản quyền, Bộ trưởng cho biết người sáng chế không sử dụng ngân sách nhà nước thì họ là chủ sở hữu 100%, còn có sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước cùng với kinh phí của người tạo ra sáng chế thì chia sẻ quyền sở hữu theo tỷ lệ kinh phí đóng góp.
Đồng thời, khi đến với cơ quan nhà nước thì nhà nước sẽ hỗ trợ việc đăng ký sáng chế, đăng ký bản quyền và họ được bảo hộ. Còn nếu họ không đến với cơ quan nhà nước, khi ý tưởng của họ thành công mà bị bắt chước thì họ sẽ mất quyền lợi rất nhiều.
Vì vậy, việc "kết nối" với Sở Khoa học và Công nghệ địa phương là cần thiết và có vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ bản quyền.
Chia sẻ với phóng viên báo Đất Việt tối cùng ngày, nhân vật chính được nhắc đến trong câu hỏi dành cho Bộ trưởng và Bộ trưởng, anh Nguyễn Văn Thắng nói:
"Tôi rất bất ngờ vì mình vẫn còn được dư luận quan tâm. Từ sau khi chiếc máy bay bị cấm thử nghiệm cho đến nay đã hơn nửa năm, chiếc máy bay vẫn được tôi giữ nguyên hiện trạng. Được nghe việc nhà nước quan tâm khuyến khích người dân phát triển sáng tạo khoa học, còn quy định rõ việc bảo vệ bản quyền sáng chế cho người dân như vậy là rất đáng mừng. Bản thân tôi cũng thấy được khích lệ nhiều."
Tuy nhiên, anh Thắng cũng bày tỏ, trước đây khi bị cấm thử nghiệm, anh cũng nhận được lời đề nghị từ phía những người cấm đoán về việc làm hồ sơ đề tài, trình bày rõ thiết kế, tính toán, từng bước thử nghiệm, chi phí đề tài... để xin được cấp phép cho chế tạo.
Nhưng thời điểm đó, anh Thắng vướng mắc ở hai vấn đề: Dù là một người thợ cơ khí lành nghề, cho ra những sản phẩm đầy sáng tạo, tinh hoa, có giá trị cao về cả tính năng lẫn thẩm mỹ, nhưng anh mới chỉ học đến lớp 9. Một người thợ lành nghề như anh không biết phải viết một hồ sơ dự án như thế nào, trình bày lớp lang để được duyệt ra sao.
Thứ hai, mỗi năm các cơ quan đó nhận được hàng nghìn đề tài của các viện nghiên cứu, các trường đại học, anh Thắng lo rằng đề tài của mình có lẽ sẽ mãi nằm ở đáy ngăn tủ hồ sơ nếu được gửi đi.
Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời
Anh Nguyễn Văn Thắng cho biết: "Tôi đang dự định sáng tạo một chiếc máy bay thứ hai với đầy đủ tiêu chuẩn của nước ngoài. Khi hoàn thiện, tôi sẽ thuê một nhà kho đủ rộng để tập bay, cho nó bay lòng vòng trong đó, chẳng ảnh hưởng tới ai. Và quan trọng là đam mê của tôi vẫn được duy trì."
Khi được hỏi về tính ứng dụng của máy bay trực thăng mini, anh Nguyễn Văn Thắng chia sẻ: "Tính ứng dụng thì không có kể vài trang giấy cũng không hết: tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, kiểm lâm, tuần biên... từ quân sự đến dân sự, từ kinh tế đến an ninh đều có thể áp dụng được hết."
Theo Đất Việt
Tài xế ngủ gục, 2 người thiệt mạng Lúc 3 giờ 30 ngày 26.7, trên QL1A đoạn qua thôn Long Thạnh 1, xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi), đã xảy vụ tai nạn giao thông làm 2 người chết. Hiện trường vụ tai nạn Vào thời điểm trên, xe tải chở vịt do Nguyễn Huy Hoàng (26 tuổi, quê Phù Cát, Bình Định) điều khiển chạy theo hướng bắc...