Kẹo thuốc lá: Sản phẩm “đầu độc” người dùng
Kẹo thuốc lá khi mới ăn sẽ có vị ngọt, nhưng càng nhai sẽ càng thấy đắng và hắc. Đặc biệt, nếu ăn liên tục vài ngày, miệng và lưỡi sẽ bị bỏng, xuất hiện những nốt đỏ và ngứa.
Kẹo thuốc lá trở lại
Ngày 17/10, Công an quận Hoàng Mai (TP Hà Nội) cho biết vừa có văn bản gửi tới các trường học trên địa bàn quận. Nội dung văn bản đề cập tới việc tăng cường đảm bảo an ninh trật tự tại cổng trường, phát hiện và ngăn chặn hiện tượng học sinh mua kẹo thuốc lá.
Văn bản nêu rõ, hiện nay xuất hiện tình trạng một số hàng rong xung quanh cổng trường học trên địa bàn quận bán kẹo thuốc lácho học sinh. Loại kẹo này có giá thành rẻ (khoảng 1.500 – 2.000 đồng/chiếc), mẫu mã bắt mắt (hình con lạc đà nhãn hiệu CAMEL, hoặc bao bì giống các nhãn hàng thuốc lá). Kẹo thuốc lá có hình dáng bao bì giống như thuốc lá thật, vừa ăn vừa có thể nhả khói, vị ngọt thơm nên được học sinh ưa thích.
Tình trạng này được cho là một hình thức quảng cáo cho thuốc lá tiếp cận đến các học sinh. Về lâu dài sẽ hình thành thói quen, sở thích hút thuốc lá trong học sinh. Hiện nay, các loại kẹo thuốc lá đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng. Vì vậy, việc tiêu thụ sản phẩm có thể có những tác hại.
Để bảo đảm an ninh trật tự xung quanh cổng trường, phòng ngừa ngăn chặn tình trạng học sinh mua, ăn kẹo thuốc lá, Công an quận Hoàng Mai đề nghị ban giám hiệu các trường trên địa bàn quận thông báo, tuyên truyền đến toàn thể cha mẹ học sinh biết về tác hại của kẹo thuốc lá. Qua đó, để phụ huynh học sinh cùng phối hợp quản lý, đặc biệt không để con em mua kẹo thuốc lá, ăn quà vặt xung quanh cổng trường.
Video đang HOT
Cũng theo văn bản này, Công an quận Hoàng Mai đề nghị ban giám hiệu các trường phối hợp, triển khai các nội dung trên. Nếu phát hiện các trường hợp phức tạp có liên quan, cần thông báo kịp thời đến Công an quận Hoàng Mai để giải quyết.
Đây không phải lần đầu tiên kẹo thuốc lá xuất hiện tại Việt Nam. Trước đó, năm 2010, không ít cửa hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội được phát hiện bày bán lén lút nhiều loại bánh kẹo đồ chơi có xuất xứ nước ngoài. Những loại bánh kẹo này có dấu hiệu độc hại và hình thức phản cảm, nguy hại đến nhận thức và sức khỏe của trẻ em, trong đó có kẹo thuốc lá.
Loại kẹo thuốc lá này được nhập lậu qua đường biên giới cùng thời điểm kẹo phát sáng vào đầu năm 2010. Vì tác hại nghiêm trọng, kẹo thuốc lá đã bị cấm lưu hành và bày bán ở Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian gần đây, ở một số vùng ngoại thành Hà Nội và TPHCM, loại kẹo này lại tiếp tục được bày bán công khai.
Kẹo thuốc lá có hình thức tinh vi, vỏ được “ngụy trang” giống bao thuốc lá. Do bên trong có 5 – 19 thanh kẹo giống như các điếu thuốc, mùi hắc, vị ngọt gắt… nên khó phat hiện. Ở mỗi thanh kẹo lại có từ 20 – 22 viên kẹo nhỏ có màu trắng hay màu trắng sữa. Những thanh kẹo thuốc lá chỉ từ 1.500 đồng/cây, chiều dài 15cm và đường kính 0,8cm.
Trên vỏ kẹo ghi nhiều dòng chữ Trung Quốc, nhưng không hề ghi ngày, tháng sản xuất cũng như hạn sử dụng và thành phần. Khi mới ăn kẹo có vị ngọt, khiến trẻ rất thích thú. Tuy nhiên, càng nhai, vị ngọt sẽ chuyển thành đắng và hắc.
Sản phẩm chứa chất gây ung thư
Trong một nghiên cứu đối với nhiều báo cáo của các trung tâm kiểm soát chất độc tại Mỹ, các nhà điều tra phát hiện, có gần 14.000 trẻ em dưới 6 tuổi đã vô tình bị nhiễm độc bởi các sản phẩm thuốc lá. Trong đó, hơn 70% nạn nhân là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Thủ phạm đầu tiên chính là khói thuốc lá. Theo sau đó là các sản phẩm thuốc lá không khói dưới dạng kẹo nhai.
Đối với một trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ, chỉ lượng rất nhỏ chất nicotin, thậm chí chỉ khoảng 1 mlg, cũng có thể gây ra các triệu chứng buồn nôn và nôn mửa. Liều lượng lớn hơn có thể gây suy yếu, co giật, ngừng hô hấp và thậm chí là tử vong tại chỗ.
Các công ty sản xuất thuốc lá thường quảng cáo, sản phẩm mới có hình dạng que hoặc viên và có hương thơm giống như kẹo này có thể là một cách thức mới giúp những người hút thuốc thỏa cơn nghiện. Người dùng sẽ không xả ra khói khi sử dụng sản phẩm này.
Điều đó nghĩa là loại thuốc lá dạng viên được coi là vô hại. Tuy nhiên, thực tế, một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học chứng minh rằng, chính những sản phẩm mới này có nguy cơ, khiến những người xung quanh vô tình bị đầu độc. Đặc biệt, nhóm người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là trẻ nhỏ.
Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã và đang thu thập các dữ liệu nghiên cứu từ các công ty sản xuất thuốc lá cũng như những nhà nghiên cứu độc lập về loại thuốc lá dạng kẹo tan. Từ đó, có thể đưa ra các quyết định về quy định đối với những sản phẩm thuốc lá “biến tướng” này.
Những kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy, trong kẹo thuốc lá có chứa chất PAH. Đây là một chất gây ung thư và đột biến gen. Khi mới ăn sẽ thấy có vị ngọt, nhưng càng nhai, vị ngọt sẽ chuyển thành đắng và hắc. Đặc biệt, nếu ăn liên tục vài ngày, miệng và lưỡi sẽ bị bỏng, xuất hiện những nốt đỏ và ngứa.
Trước đây, FDA đã ra lệnh cấm các loại thuốc lá có khói thêm hương vị kẹo hoặc trái cây. Tuy nhiên, lệnh cấm này không áp dụng với các sản phẩm thuốc lá khác, bao gồm loại dưới dạng kẹo nhai.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ năm 2007 cho thấy, những trẻ em sử dụng kẹo thuốc lá có thể có nguy cơ cao hơn trở thành những người hút thuốc lá trong tương lai. Nghiên cứu được báo cáo trên tạp chí Y tế dự phòng chỉ ra rằng, trong số 25.887 người trưởng thành ở Mỹ, có 12% người hút thuốc lá chưa bao giờ sử dụng kẹo thuốc lá. Con số này là 22% đối với những người không bao giờ hút thuốc. Trong khi đó, có tới 22% người hút thuốc thường xuyên sử dụng kẹo thuốc lá.
Tiếp xúc với không khí ô nhiễm và thuốc lá, trẻ dễ bị béo phì
Một nghiên cứu kết hợp giữa Tây Ban Nha và Mỹ đã điều tra mối liên quan giữa ô nhiễm và tình trạng thừa cân ở trẻ nhỏ.
Hình: AP
Nghiên cứu quy mô lớn được Viện Sức khỏe Toàn cầu Barcelona (ISGlobal) của Tây Ban Nha và ại học Nam California của Mỹ dẫn đầu .
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của hơn 1.300 trẻ em từ 6-11 tuổi tại 6 quốc gia châu Âu: Pháp, Hy Lạp, Litva, Na Uy, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh. Các tác giả cũng đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI), chu vi vòng eo, độ dày nếp gấp của da và khối lượng mỡ trong cơ thể để xác định tình trạng thừa cân và béo phì của trẻ em. Các mẫu máu và nước tiểu của trẻ và người mẹ lúc mang thai cũng được phân tích.
Các chất gây ô nhiễm được xem xét bao gồm những thành phần có trong không khí, môi trường xây dựng, không gian xanh, tình trạng hút thuốc và các hóa chất gây ô nhiễm (chất hữu cơ tồn tại lâu trong môi trường, kim loại nặng, phthalate, phenol và thuốc trừ sâu).
Kết quả cho thấy: Bình quân có 29% trẻ thừa cân hoặc béo phì. Trong đó, những trẻ phơi nhiễm khói thuốc (cả khi còn trong bụng mẹ và hút thuốc thụ động thời thơ ấu), ô nhiễm không khí (bụi mịn PM2.5 và PM10 và nitơ dioxide, trong nhà cũng như ngoài trời), một số đặc điểm của môi trường xây dựng có liên quan đến BMI cao hơn.
"Những phát hiện này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy ngăn chặn việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm trong giai đoạn đầu đời có thể hạn chế nguy cơ béo phì và các biến chứng liên quan" - chuyên gia Martine Vrijheid cho biết.
Nhìn chung, nghiên cứu giúp xác định các loại ô nhiễm liên quan đến tình trạng béo phì - vốn tác động lớn tới sức khỏe cộng đồng, từ đó xác lập mục tiêu phòng ngừa và can thiệp sớm.
Chất gây ung thư trong bếp hại ngang hút 2 bao thuốc lá, nhiều người tiếp xúc mà không biết Nấu ăn trong điều kiện thông gió kém, khói bốc ra từ quá trình chế biến thức ăn sẽ gây hại sức khỏe tương đương với việc hút 2 bao thuốc lá một ngày và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Tần Hoan, 25 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư phổi. Điều này khiến cả gia đình rất sốc bởi...