Kéo phanh tay sau khi đỗ xe ô tô- thói quen tiềm ẩn nhiều rủi ro tài xế cần tránh
Nhiều tài xế có thói quen sau khi rửa xe ô tô hoặc đi mưa thường kéo ngay phanh tay và đỗ xe trong thời gian dài, điều này có thể khiến phanh bị bó lại.
Phanh là hệ thống rất dễ xảy ra sự cố, trong đó bó phanh là một trong những vấn đề nan giải, đặc biệt là khi đang di chuyển trên đường. Nguyên nhân đôi khi xuất phát từ việc chủ xe không biết cách sử dụng và bảo dưỡng đúng.
Một trong những thói quen không tốt của tài xế chính là kéo phanh tay khi đỗ để đảm bảo xe không bị xê dịch khi có tác động từ bên ngoài. Tuy vậy, một rủi ro có thể xảy ra là phanh bị khóa khi đỗ xe lâu, đặc biệt đỗ xe khi mới rửa hoặc đi trời mưa.
Hiện tượng bó phanh vì kéo phanh tay trong thời gian dài xảy ra với cả phanh đĩa và phanh đùm. Khi lọt nước kèm cát, bụi bẩn, các chi tiết bằng kim loại ở hệ thống phanh bị gỉ sét, má phanh do đó có thể không nhả khỏi đĩa.
Nhiều tài xế có thói quen kéo phanh ô tô ngay sau khi rửa hoặc đi mưa khiến phanh bị bó.
Theo suy nghĩ của nhiều người, việc chuyển cần số về vị trí P hay kéo phanh trước thường không quan trọng khi đã đảm bảo thực hiện hết các thao tác để đỗ xe an toàn. Tuy nhiên, khi đỗ xe, đặc biệt tại các vị trí không bằng phẳng, việc tài xế chuyển cần số về vị trí P trước khi kéo phanh tay sẽ góp phần gây ảnh hưởng xấu cho các chi tiết trong cơ cấu hộp số.
Video đang HOT
Xét về chức năng, cả phanh tay ô tô và việc chuyển cần số về vị trí P trên hộp số tự động đều có tác dụng giữ cho xe đứng yên khi người lái dừng, đỗ xe. Tuy nhiên, cơ chế để giữ xe đứng yên của phanh tay và chế độ P trên hộp số hoàn toàn khác nhau. Trong khi, phanh tay tác dụng lực ép guốc phanh vào tang trống hoặc thắng đĩa giúp xe đứng yên, thì chế độ P trong hộp số tự động của ô tô đa phần đều dùng cơ cấu khóa chốt đỗ hay còn gọi là bánh răng cóc (parking pawl) vào các ngàm giữ trên trục ra của hộp số, để giữ cho xe không di chuyển.
Do đó, theo các tài chuyên gia, nên dùng búa bọc lớp vải và gõ nhẹ vào la-zăng, đĩa phanh vài lần. Rung động có thể giúp gỉ sét rơi bớt, tách đĩa và má. Sau đó lên xe, cài số D đạp ga, chuyển số R đạp ga tiếp, làm một vài lần sẽ giúp má phanh hết bó. Nếu đã thực hiện những bước này mà không xử lý được, cần gọi thợ kỹ thuật.
Để tránh bị bó phanh, sau khi rửa xe tài xế nên chạy một quãng đường dài, thực hiện rà, nhả liên tục để làm nóng phanh, kết hợp với gió sẽ nhanh khô hơn. Nếu đi vào trời mưa, khi đỗ không nên kéo phanh tay, về P là đủ giữ xe không di chuyển. Với xe số sàn gài số 1. Cẩn thận hơn, có thể dùng gỗ, gạch để chèn bánh.
Sau những ngày mưa liên tục, khi trời tạnh tài xế nên rửa xe ngay, chú ý những phần dễ bị nhét cát, bụi, rác mà không nhìn thấy bên ngoài. Làm sạch những chi tiết này để giữ kim loại bền hơn, không bị gỉ sét gây những tác hại khác.
Ngoài ra, khi đỗ xe, các lái xe nên thực hiện theo các bước đạp phanh chân cho xe dừng hẳn, kéo phanh tay sau đó chuyển vị trí cần số từ D về P rồi mới tắt máy. Điều này sẽ góp phần giảm thiểu sự mài mòn cũng như hư hại các chi tiết trong hộp số.
An Dương (T/h)
Theo Viet Q
Số liệu chứng minh phụ nữ lái xe... an toàn hơn đàn ông nhiều lần
Số liệu rõ rành rành là thế, nhưng sự thực là mỗi khi nữ tài xế trổ tài thì thường dẫn tới những tình huống thực sự khó đỡ.
Giữa nam giới và nữ giới, đâu mới thực sự là tài xế tốt hơn? Đây có thể là một vấn đề gây nên những cuộc tranh cãi nẩy lửa thời nay, nhưng số liệu không biết nói dối. Và dựa theo một nguồn dữ liệu nghiên cứu mới cho hay, đàn ông tỏ ra nguy hiểm hơn phụ nữ khi họ làm chủ tay lái.
Cụ thể là dựa theo một nghiên cứu mới của cơ sở Driver and Vehicle Licensing Agency (DVLA) ở Anh Quốc, các chuyên gia nghiên đã chỉ ra số liệu chính xác các hành vi vi phạm liên đến chuyện lái xe của nam giới và nữ giới.
Nhìn vào các con số, người ta có thể khẳng định rằng cánh mày râu thường làm gì đó phạm pháp và nguy hiểm mỗi khi ngồi sau tay lái hơn ví như lái xe với bằng lái bị cấm, lái mạo hiểm và lái dưới tác dụng của thuốc. Lỗi duy nhất mà dường như có tỷ lệ nam và nữ tài xế vi phạm tương đương nhau là lái xe khi say.
Đàn ông có tỷ lệ phạm pháp khi lái xe cao hơn gấp nhiều lần phụ nữ
Dữ liệu của DVLA đã được thu thập từ giữ tháng 1 năm 2014 tới tháng 7 năm 2018 còn cho biết rằng đã có 421.565 người đàn ông đã bị cấm lái xe, trong khi chỉ có 66.272 người phụ nữ đã bị đình chỉ bằng lái trong cùng thời gian đó. Đàn ông tuổi 26 dường như là đối tượng phạm pháp tệ nhất khi có hơn 18.107 người ở độ tuổi này đã bị cấm lái xe trong khung thời gian nghiên cứu.
Về cơ bản, khoảng cách tỷ lệ phạm pháp giữa nam và nữ khi lái xe là có một sự chênh lệch rất rõ ràng: đàn ông thường bị đình chỉ bằng lái vì hành động lái xe nguy hiểm hơn gấp 23 lần, thường lái xe với một bằng lái đình chỉ hơn gấp 16 lần, thường lái xe trong khi đang dùng thuốc hơn gấp 15 lần, và thường lái xe "không quan tâm hoặc nhìn nhận những người đi dường khác" hơn gấp 10 lần.
Điều mà báo cáo trên không đề cập là sự thực rằng, trong khi tài xế nam giới dường như tệ hơn hẳn nữ giới, sự cách biệt về tỷ lệ phạm pháp còn có thể được giải thích bởi sự khác biệt về số lượng tài xế. Nói đơn giản: có nhiều tài xế nam trên đường hơn là nữ, dù là ở Anh Quốc hay ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
Nhưng có một sự thực đó là số lượng tài xế nam lớn hơn gấp nhiều lần tài xế nữ ở ngoài kia
Tuy nhiên, " các khám phá này có ủng hộ mạnh mẽ nghiên cứu của chúng tôi và của Chính phủ, cho thấy chúng ta cần nhắm tới nhóm tài xế nguy hiểm nhất ở Anh Quốc là những chàng trai trẻ trong độ tuổi đầu tới giữa 20," Rodney Kumar, người phát ngôn cho quỹ từ thiện an toàn đường phố Anh Quốc IAM RoadSmart, nói.
" Nếu chúng ta muốn giảm bớt đáng kể số lượng người bị chết hoặc bị thương trên đường phố, chúng ta cần ảnh hưởng trực tiếp tới nhóm này thông qua hình thức tái giáo dục thái độ từ thuở nhỏ, hỗ trợ bởi sự không khoan nhượng trong hành pháp để ngăn chặn họ trên đường và đảm bảo họ nhận ra hành vi lái xe tồi tệ là không đáng," ông Kumar nói thêm.
Duy Thành
Theo tin xe
3 nguy cơ khi lười thay dầu phanh ô tô Thay dầu phanh ô tô là việc cần thiết mỗi chủ xe phải quan tâm để ý tới. Nếu lười thay dầu phanh, không chỉ làm các bộ phận nhanh hỏng mà còn gây những nguy hiểm khi lưu thông trên đường... Dưới đây là 3 nguy cơ có thể xảy ra khi bạn không chú ý đến dầu phanh xe: 1. Phanh...