Kẹo nào nha sĩ khuyên dùng?
Ở xứ mình, hễ cái gì ngọt ngào và hơi cưng cứng thì cứ gọi là kẹo, vì thế sô-cô-la (chocolate) cũng được gọi là kẹo. Trẻ em ngay từ nhỏ đã thuộc nằm lòng rằng ăn kẹo sẽ làm “sún răng”, nhưng vẫn có một loại “kẹo” được “ưu ái” cho sức khỏe răng miệng.
Sô-cô-la rất tốt cho răng. Những nghiên cứu mới nhất được thực hiện tại Nhật Bản, Anh và Mỹ đã cho thấy rằng sô-cô-la rất hiệu quả trong việc bảo vệ răng, chống sâu răng, chống lại việc hình thành các mảng vữa bám trên răng.
Hạt cacao chứa rất nhiều tannins, polyphenols và flavonoids. Đây là 3 chất chống ôxy hóa “lão làng” có tác dụng bảo vệ sức khỏe cho răng miệng. Tannins làm cho sô-cô-la đen có vị hơi đắng và cũng làm cho sô-cô-la có màu sậm đen. Điều “ăn tiền” nhất là tannins có tác dụng ngăn ngừa sâu răng bằng cách “trục xuất” vi khuẩn bám vào bề mặt của răng.
Trong khi đó, chất polyphenols thì có tác dụng làm hạn chế tác động của vi khuẩn, có nghĩa là chất này sẽ “bình định” các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây hơi thở có mùi “dễ xa nhau”; polyphenols cũng “kiêm” luôn tác dụng ngăn ngừa sự viêm nướu răng và chống sâu răng. Còn hợp chất flavonoids thì có tác dụng kiềm hãm, làm chậm lại tiến trình sâu răng.
Ăn socola tốt cho răng miệng
Sô-cô-la trên thị trường có rất nhiều loại như sô-cô-la đen, sô-cô-la sữa và sô-cô-la trắng. Sô-cô-la đen là loại “thuần khiết” nhất do được xử lý ít nhất nên hầu như còn giữ lại “tài sản” của hạt cacao nguyên chất. Vì vậy sô-cô-la đen được cho là “anh cả” của các loại sô-cô-la về lợi ích cho sức khỏe. Để hưởng lợi ích tối đa của sô-cô-la, khi mua nên chọn những loại có chứa từ 70% trở lên thành phần cocao.
Video đang HOT
Vì sao sô-cô-la đen lại rất tốt cho răng? Nói có sách mách có chứng, trong miệng của chúng ta bao giờ cũng có sự “xâm chiếm” của một loại vi khuẩn tên là streptococci vốn tạo ra nhiều acid gây hư hỏng men răng. Những chất ôxy hóa có trong sô-cô-la đen sẽ đóng vai trò như những chất kháng vi khuẩn, có tác dụng cản trở các vi khuẩn tạo thành acid gây hại cho men răng. Hơn nữa, chất bơ cocoa sẽ có tác dụng bao bọc răng, không cho các mảng vữa có cơ hội lai vãng, bám vào răng.
Ngoài 3 loại chất chống ôxy hóa “thượng thừa” kể trên thì sô-cô-la còn chứa hằng hà sa số các hợp chất chống ôxy hóa khác. Các chất chống ôxy hóa có trong sô-cô-la đen được cho là cao gấp 4 lần so với trà xanh. Các chất này không những ức chế quá trình tạo ra các mảng bám ở răng mà còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh nha chu vốn gây viêm và sưng nướu. Những loại vi khuẩn có “dây mơ rễ má” với bệnh nha chu cũng sẽ đi vào hệ tuần hoàn máu và sẽ “giở trò”, gây nên các bệnh về tim mạch. Vì vậy ăn sô-cô-la xem như một công ba bốn chuyện, vừa bảo vệ răng miệng, bảo vệ tim mạch, vừa tận hưởng khoái cảm trên chót lưỡi đầu môi…
Để hưởng lợi ích tối đa của sô-cô-la, điều quan trọng cần nhớ đây là sô-cô-la chứ không phải là…rau cải, nghĩa là chúng vẫn chứa đường và chất béo. Lý tưởng nhất là mỗi ngày chỉ dùng khoảng 28 g thôi.
Theo TTVN
4 công dụng tuyệt vời của nha đam
Bên cạnh đặc tính kháng khuẩn, nha đam còn chứa một hợp chất chống viêm có tác dụng làm dịu triệu chứng khó tiêu do axit, diệt vi khuẩn đường miệng - vốn khiến hơi thở có mùi.
Nha đam là loài thực vật phổ biến nhất thuộc chi lô hội, có nguồn gốc từ châu Phi và vùng Trung Đông. Chúng nổi tiếng với các công dụng chữa bệnh, được sử dụng hàng nghìn năm nay để điều trị rất nhiều tình trạng bệnh lý, từ dị ứng da, mụn rộp đến táo bón và tiểu đường. Loài cây thân nhầy và mọng nước này là một trong những loại dược liệu được sử dụng rộng rãi nhất trong suốt thế kỷ 18 và 19.
Lá nha đam chứa một nguồn dồi dào vitamin và khoáng chất chống lại bệnh tật. Đây cũng là thành phần phổ biến trong rất nhiều loại mỹ phẩm. Mới đây người ta còn phát hiện ra nhiều công dụng khác của nha đam như:
Dùng làm gel cạo râu
Nha đam là dược liệu tự nhiên thay thế cho các loại gel và kem hóa học được bán trong các tiệm thuốc. Loại cây này chứa khoảng 95% nước, giúp làm trơn bề mặt da, tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu.
Trong thành phần nha đam còn chứa các enzim chống viêm, bảo vệ da khỏi nhiễm trùng khi bị trầy xước hoặc nốt mụn bị vỡ ra. Bên cạnh đó, nó giữ ẩm và nuôi dưỡng da, giúp da luôn mềm mại và trẻ trung. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng gel nha đam nguyên chất để cạo râu hoặc kết hợp với một số thành phần khác như dầu hạnh nhân hoặc dầu bạch đàn cạo râu rất sạch sẽ và êm ái.
Nha đam. Ảnh: Naturalnews.
Điều trị hơi thở có mùi
Hơi thở có mùi (hôi miệng) là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 1/4 dân số thế giới. Mặc dù các loại kem đánh răng và nước súc miệng có thể giúp điều trị tình trạng này, song những thành phần hóa học thường không cho hiệu quả mong muốn.
Thay vào đó, bạn hãy dùng nha đam. Bên cạnh đặc tính kháng khuẩn, nha đam còn chứa hợp chất chống viêm gọi là beta-Sisterol, có tác dụng làm dịu triệu chứng khó tiêu do axit, diệt vi khuẩn đường miệng - một trong những nguyên nhân chính khiến hơi thở có mùi.
Nha đam không có tác dụng như nước súc miệng và kem đánh răng, nhưng khi dùng kết hợp với thuốc muối sẽ đem lại hiệu quả khử mùi tuyệt vời.
Tẩy trang
Không như các chất tẩy trang hóa học, gel nha đam là phương pháp tự nhiên và nhẹ nhàng để tẩy trang (kể cả những đường kẻ quanh mắt ở vùng da mỏng nhất). Bạn chỉ cần cho một ít gel vào bông gòn và nhẹ nhàng lau mặt. Liệu pháp này còn giúp cải thiện tình trạng mắt mệt mỏi và sưng húp.
Điều trị rám nắng
Nha đam có công dụng như một loại kem dưỡng ẩm, nhưng ít người biết loại thực vật này còn có công dụng chữa rám nắng. Do thuộc tính làm mát và dưỡng ẩm, nha đam giúp điều trị rám nắng rất hiệu quả. Bạn chỉ cần bôi gel hoặc dầu nha đam lên những nơi bị rám nắng. Chúng sẽ hoạt động như một lớp màng bảo vệ và bổ sung độ ẩm cho da. Các loại da nhờn thường phục hồi nhanh hơn da khô.
Thi Trân (theo Naturalnews)
6 cách làm trắng răng tự nhiên Làm trắng răng tưởng như là một việc không tưởng khi thực hiện tại nhà, thế nhưng sự thực thì từ những vật liệu vô cùng đơn giản xung quanh, bạn đã có một nụ cười tỏa nắng. Ảnh minh họa: Internet Dâu tây Không cần pha chế phức tạp, thật đơn giản là bạn chỉ cần cắn răng ngập quả dâu tây...