Kẹo hồ lô là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và cách làm kẹo hồ lô
Nếu bạn muốn tìm hiểu thật sự kẹo hồ lô là gì, nguồn gốc và ý nghĩa của kẹo hồ lô ? Hãy cùng Bách hóa XANH theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Nếu bạn là một người thích xem cổ trang Trung Quốc thì chắc chắn sẽ nghe qua 1 lần về kẹo hồ lô này được lồng ghép trong các bộ phim. Nếu bạn muốn tìm hiểu thật sự kẹo hồ lô là gì, nguồn gốc và ý nghĩa của kẹo hồ lô ? Hãy cùng tìm hiểu về loại kẹo này ngay trong bài viết này nhé.
1 Kẹo hồ lô là gì ? Ý nghĩa của kẹo hồ lô với người dân Trung Quốc
Vài nét về kẹo hồ lô
Kẹo hồ lô (糖葫芦), hay còn gọi là băng đường hồ lô (冰糖葫芦) trong tiếng Hán, có từ rất lâu về trước tại đất nước Trung Hoa. Với nguyên liệu chủ yếu là trái cây và phủ một lớp đường được xiên vào que tre dài đã trở thành một món ăn đường phố nổi tiếng nhất của đất nước này.
Kẹo hồ lô (糖葫芦), hay còn gọi là băng đường hồ lô (冰糖葫芦) trong tiếng Hán
Màu đỏ óng ánh của xiên kẹo hồ lô cùng vị ngọt của đường đặc trưng hòa quyện với vị thanh mát từ hoa quả thu hút cả người lớn lẫn trẻ em không kìm được mà thưởng thức.
Loại kẹo hồ lô này lúc đầu chỉ được làm bằng trái táo gai kết hợp cùng đường trưng nhưng ngày nay đã được biến tấu với đa dạng trái cây cùng lớp siro đủ màu sắc bên ngoài.
Ý nghĩa của kẹo hồ lô
Một món ăn với vẻ ngoài màu đỏ óng ánh được xuất hiện với tần suất khá nhiều trong các bộ phim cổ trang còn mang một ý nghĩa khác. Kẹo hồ lô được người Trung Quốc truyền tai nhau là biểu tượng của may mắn, điều tốt lành cho người ăn. Bên cạnh đó chính ngoại hình căng tròn, đầy sức sống của từng viên kẹo đã gợi lên ý nghĩa về sự no đủ, sung túc trong cuộc sống.
Tại xứ sở tỷ dân, kẹo hồ lô gần như là nét đẹp ẩm thực đường phố có quanh năm đặc biệt được bán rầm rộ nhất vào dịp năm mới đến.
Đặc biệt nhất, lễ hội kẹo hồ lô với 700 năm lịch sử được tổ chức tại Thanh Đảo, Trung Quốc vào ngày 9/1 hàng năm không chỉ thu hút khách du lịch khắp nơi trên thế giới mà cả dân địa phương.
2 Lịch sử của kẹo hồ lô ngào đường
Dưới thời Tống ( 960 -1279 ) cụ thể là Tống Quang Tông, ông vua trị vì Cao Ly – Trung Quốc lúc bấy giờ. Có một vị phi tần trong cung bị phát hiện là mắc bệnh trầm cảm, một căn bệnh không phổ biến cũng như không có cách chữa trị đã khiến bao thái y liên tục lắc đầu.
Một điều bất ngờ, có vị thần y dân gian chỉ cách nhúng 5-10 quả táo gai với nước đường rồi cho bệnh nhân ăn mỗi ngày trước mỗi bữa ăn. Kết quả vị phi tần đó đã khỏe mạnh, vui tươi trở lại chỉ sau 2 tuần ăn loại quả đó. Kẹo hồ lô từ đó phổ biến và bắt đầu lan truyền hết đời này qua đời khác, cuối cùng trở thành món ăn đường phố thơm ngon thu hút mọi lứa tuổi.
Video đang HOT
3 Cách làm kẹo hồ lô trái cây ngay tại nhà
Nếu không có dịp vi vu qua Trung Quốc thử món ăn này, tại sao bạn không tự thử làm kẹo hồ lô sáng tạo từ nhiều loại trái cây khác nhau ngay tại nhà cực đơn giản và dễ làm này.
Nguyên liệu làm kẹo hồ lô trái cây
6 – 9 quả dâu tây
3-6 quả nho
3-6 quả quýt
200 ml nước lọc
200g đường
Lưu ý: Tùy vào sở thích mà bạn lựa chọn cũng như điều chỉnh số lượng trái cây để làm
Cách chọn quýt ngon: Bạn nên chọn quả dẹt, to vừa phải, lớp vỏ bóng nhẹ. Khi bóp vào có độ đàn hồi, không quá cứng cũng không mềm nhũn.
Cách chọn nho ngon: Bạn chọn những quả vừa, lớp vỏ căng bóng, không bị dập
Cách làm kẹo hồ lô trái cây
Bước 1 Sơ chế trái cây
Bạn rửa sạch dâu tây, nho, quýt với nước sạch rồi để cho ráo.
Sau đó cắt phần núm dâu, bóc vỏ quýt ra cho vào 1 cái chén rồi xiên từng quả vào cây tăm tre.
Bước 2 Đun nước đường
Bạn cho 200g đường với 200ml nước vào nồi đun sôi đến khi phần nước đường keo lại. Có thể bỏ 1 vài lát dâu vào cho thơm hơn.
Bạn rưới phần đường keo lên xiên trái cây đã làm lúc nãy, để nguội 1 lúc cho lớp đường cứng lại. Cuối cùng bạn đã có thể thưởng thức được loại kẹo hồ lô này rồi.
Rưới nước đường lên phần trái cây đã xiên que
Thành phẩm
Chỉ sau 2 bước cực đơn giản, món kẹo hồ lô với lớp đường giòn tan ngọt lịm cùng vị thanh mát của trái cây đã ra đời thật sự là món ăn vặt tuyệt hảo.
Kẹo hồ lô ngon tuyệt vời
Vậy là Bách hóa XANH đã giúp bạn hiểu hơn về loại kẹo nổi tiếng của đất nước Trung Hoa. Nếu được bạn hãy thử làm món ngon này nha, chắc chắn cả gia đình ai cũng đều ưa thích cho mà xem.
5 món ăn đường phố Trung Quốc hút khách du lịch
Trung Quốc là một đất nước siêu phát triển về du lịch. Nơi đây nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những cao nguyên bạt ngàn.
Không những thế, đất nước này còn có nền văn hóa cực kì đặc sắc và đa dạng. Và trên hết, ẩm thực đường phố nơi đây có sức hút rất lớn đối với khách du lịch.
1. Kẹo hồ lô
Kẹo hồ lô đã xuất hiện ở Trung Quốc từ rất lâu đời và trở thành biểu tượng khi du khách nhớ về Trung Quốc. Ban đầu một xiên kẹo như vậy chỉ có 2 quả táo gai, một quả nhỏ phía trên và một quả lớn phía dưới, nhìn giống hệt như hồ lô nên người dân đặt cho nó cái tên đấy. Sau dần, khi triều đại cũng như con người thay đổi thì thì kẹo hồ lô cũng có nhiều sự cải biên, đó là một xiên kẹo tăng lên từ 8 đến 10 viên nhưng tên gọi kẹo hồ lô thì vẫn giữ như trước. Nguyên liệu làm kẹo hồ lô cũng đa dạng hơn như: chuối, dâu tây, dứa...
Hẹo hồ lô từ một món ăn đường phố đã vươn mình lên trở thành biểu tượng văn hóa của Trung Quốc. Với mùi vị thơm ngon, cách chế biến đơn giản nó đã chiếm được sự yêu mến của bao du khách khi ghé thăm xứ Trung Hoa này.
2. Bánh bao
Bánh bao là món ăn phổ biến ở Trung Quốc. Đặc biệt là món ăn tiện lợi vào buổi sáng cho những người bận rộn. Bánh bao thường được giữ nóng trong những lồng hấp lớn bằng tre. Nhân món ăn này rất phong phú, có cả nhân ngọt (như nhân đậu đỏ, rong biển...) hay nhân mặn (như các loại thịt trộn rau củ, xá xíu...), thậm chí còn có cả bánh bao không nhân (màn thầu).
3. Sủi cảo
Sủi cảo là món ăn bạn có thể tìm thấy ở bất cứ đâu trên đất nước rộng lớn này, từ những quầy hàng nhỏ xíu ở ga tàu điện đến những quán ăn ở các con phố đông đúc hay thậm chí là những nhà hàng hạng sang.
Những viên sủi cảo thường có kích thước vừa một miếng ăn, được gói thành hình lưỡi liềm với nhân thịt và rau (thông thường là thịt lợn và cải bắp). Sủi cảo ngon phải mềm mịn, vỏ mỏng, nhân mềm ngọt. Món ăn này thường được chấm cùng nước tương đậu nành hoặc tương cay để tăng hương vị. Sủi cảo là món ăn thường được làm vào những dịp tụ họp gia đình hay vào dịp tết Nguyên Đán.
4. Bánh kếp jianbing Bắc Kinh
Được gọi là bánh kếp của Trung Quốc, jianbing là một trong những món ăn đường phố phổ biến nhất được ăn vào bữa sáng của người dân nơi đây. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm món ăn này ở các góc phố, bên ngoài ga tàu điện ngầm hoặc các điểm du lịch ở Trung Quốc.
Mặc dù bánh jianbing sẽ được chế biến tùy theo khẩu vị từng thành phố nhưng chúng vẫn đảm bảo có các nguyên liệu cơ bản là bột mì, bột ngũ cốc và trứng. Phần nhân ở giữa sẽ có đầy đủ hành lá, rau răm, ngò tí và tương ớt đậm đà.
5. Bánh kẹp Xian bing
Mặc dù một số ý kiến cho rằng món ăn này hơi khô nhưng bất kì ai đã từng thử qua Xian bing đều phải công nhận nó ngon tuyệt. Xian bing là món ăn có xuất xứ từ vùng Tây An Trung Quốc. Về cơ bản đây là một loại bánh kẹp với nhân là thịt, gừng tươi, hành tây, chút rượu gạo và dầu ớt. Sau đó bánh được áp chảo với một chút dầu cho đến khi vàng cả hai mặt và có mùi thơm.
Xian bing có thể ăn không khi còn nóng, hay chấm với nước tương, tuy nhiên nhiều người cho rằng khi nguội nó vẫn có hương vị ngon tuyệt.
8 món ăn vặt Trung Quốc khiến thực khách 'xiêu lòng' Nếu là người say mê hương vị ngọt ngào bạn không thể bỏ qua những món ăn vặt Trung Quốc truyền thống nổi tiếng cực rẻ này. Là một quốc gia rộng lớn với nhiều vùng miền khác nhau, Trung Quốc sở hữu nền ẩm thực vô cùng phong phú và đặc sắc khiến mọi thực khách đều say lòng khi thưởng thức....