Kéo điện bẫy chuột, vợ chết, chồng nguy kịch
2 vợ chồng ở tỉnh Quảng Nam kéo đường dây điện để bẫy chuột thì không may bị điện giật khiến người vợ tử vong, chồng nguy kịch.
Tối 4-3, Công an xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, xác nhận tại địa phương vừa có một cặp vợ chồng gặp nạn trong quá trình kéo điện ra ruộng để bẫy chuột.
2 vợ chồng ông A gặp nạn khi kéo điện bẫy chuột (Ảnh minh họa)
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 17 giờ cùng ngày, ông Võ A cùng vợ là bà Huỳnh Thị Đại (ngụ thôn Cây Sanh, xã Tam Dân) kéo dây điện ra cánh đồng lúa để bẫy chuột. Trong lúc kéo điện, bà Đại không may bị điện giật ngã xuống ruộng, tử vong. Ông A cũng bị điện giật nguy kịch, được người dân phát hiện đưa đi cấp cứu.
Video đang HOT
Hiện tại, hàng xóm và chính quyền địa phương đang giúp đỡ gia đình tổ chức hậu sự cho bà Đại. Công an huyện Phú Ninh cũng đang điều tra nguyên nhân vụ việc.
Tr.Thường
nld.com.vn
Điều chuyển Chỉ huy trưởng quân sự xã sang vị trí khác
Thượng tá Nguyễn Hữu Tuất, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự huyện Phù Ninh khẳng định sẽ điều chuyển sang công tác khác đối với trường hợp ông Khuất Văn Quý hiện là Chỉ huy trưởng Quân sự xã Phù Ninh sau khi rà soát lại như Báo điện tử Congluan.vn phản ánh.
Ngày 24/12/2018, trao đổi với phóng viên, Thượng tá Nguyễn Hữu Tuất khẳng định, những nội dung Báo điện tử Congluan.vn phản ánh về trường hợp Chỉ huy trưởng Quân sự xã Phù Ninh Khuất Văn Quý khi là Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Phù Ninh là hoàn toàn đúng. Ông Tuất cho biết, do thời điểm đó không có ai đủ điều kiện bổ nhiệm nên "đành" lựa chọn ông Quý luân chuyển sang.
Trường hợp ông Khuất Văn Quý khi được bổ nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng quân sự xã khi chưa có bằng cấp đầy đủ. "Sau khi báo phản ánh, chúng tôi cho rà soát lại toàn bộ các chức danh trên toàn địa bàn huyện, hiện nay còn một số xã Chỉ huy trưởng vẫn chưa có bằng cấp quân sự. Đây là tình hình chung, không chỉ xảy ra ở địa bàn huyện Phù Ninh mà còn diễn ra ở một số nơi khác. Những trường hợp này được bổ nhiệm do đặc thù địa phương không có người thay thế. Đối với trường hợp ông Quý chúng tôi sẽ đề xuất lên huyện có phương án điều chuyển làm nhiệm vụ khác", ông Tuất thông tin.
Sẽ điều chuyển Chỉ huy trưởng quân sự xã Phù Ninh sang vị trí khác. Ảnh A.Đ
Ngoài ra, đối với trường hợp ông Nguyễn Văn Kiện, Chỉ huy phó Quân sự xã Phù Ninh, ông Tuất cho biết, hiện nay ông Kiện đã hoàn thành bằng cấp về quân sự, có đủ điều kiện sức khỏe nên lãnh đạo huyện vẫn tiếp tục giữ lại vị trí công tác. Còn về việc giám định sức khỏe do các cơ quan Thương binh xã hội nắm rõ.
Trước đó, như Báo điện tử Congluan.vn đã thông tin, tháng 9/2014, sau khi xét tờ trình của Ban Chỉ huy quân sự huyện Phù Ninh, tờ trình của UBND xã Phù Ninh, Chủ tịch UBND huyện Phù Ninh Nguyễn Ngọc Hơn ký Quyết định điều động và bổ nhiệm giữ chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự xã Phù Ninh đối với ông Khuất Văn Quý sinh năm 1980 khi đó là Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Phù Ninh. Theo phản ánh, thời điểm này, ông Quý chưa có bằng tốt nghiệp trình độ chuyên ngành quân sự.
Ngoài ra, năm 2011, cũng tại xã Phù Ninh, ông Nguyễn Văn Kiện cũng được bổ nhiệm giữ chức danh Chỉ huy phó Quân sự xã này. Tuy nhiên, theo phản ánh, thời gian được điều động bổ nhiệm giữ chức danh này, ông Kiện lại đang hưởng chế độ Chất độc da cam. Cử tri cho rằng, khi bổ nhiệm, lãnh đạo huyện Phù Ninh đã không xem xét đầy đủ các tiêu chuẩn, đặc biệt là về sức khỏe, liệu có đáp ứng được nhu cầu công việc cho đơn vị?
Đối với trường hợp này, cử tri có nhiều ý kiến về điều kiện hưởng gián tiếp chế độ chất độc da cam. Phóng viên đã liên hệ với Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Phú Thọ để lại nội dung cụ thể đề nghị cung cấp hồ sơ liên quan. Tuy nhiên, sau nhiều tháng vẫn chưa thấy cơ quan này hồi âm.
Tuy nhiên, căn cứ theo Khoản 14 Điều 1 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung 2012: Trường hợp con đẻ bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học không tự lực được trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt được hưởng trợ cấp hàng tháng; được Nhà nước mua bảo hiểm y tế, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào tình trạng dị dạng, dị tật;" Ngoài ra, theo Phụ lục 01 Nghị định 20/2015/NĐ-CP thì dựa vào mức suy giảm khả năng lao động để xác định mức trợ cấp hàng tháng, cụ thể: Suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Như vậy, đối với trường hợp ông Kiện được hưởng gián tiếp trợ cấp hàng tháng chế độ chất độc da cam thì phải thuộc những quy định trên. Nếu không thuộc những trường hợp trên mà khỏe mạnh bình thường công tác tốt như lời ông Tuất nói thì những thắc mắc của cử tri ở xã Phù Ninh về hành vi khai khống để hưởng chế độ chính sách là có cơ sở.
Đề nghị Sở Lao động Thương binh và Xã Hội tỉnh Phú Thọ trưng cầu giám định đối với trường hợp này. Nếu đúng việc ông Kiện bị ảnh hưởng chất độc da cam thì sẽ không đủ điều kiện tham gia chỉ huy quân sự xã Phù Ninh. Còn nếu không đủ thì cần có biện pháp thu hồi hoặc cắt chế độ trên, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm.
Anh Đức
Theo CLO
Quảng Nam: Nuôi heo mọi, bán dễ như ăn kẹo, thu 300 triệu đồng Ông Phan Như Phi (thôn Đàn Thượng, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) hồ hởi khoe với chúng tôi: "Hơn 10 năm nay, gia đình tôi có nguồn thu nhập khá, cuộc sống không còn khó khăn như trước. Tất cả là nhờ nuôi heo đen-hay còn gọi là heo mọi. "Năm 2018, tôi bán không dưới 70 con heo...