Kéo dài tuổi thọ Su-22 Việt Nam bằng công nghệ in 3D
Máy in 3D giúp chế tạo các mẫu chi tiết nhanh mà không có bất kỳ lỗi hình học nào so với các chi tiết thực tế
Các kỹ sư của Zortax cho biết, các thành phần cụ thể được thiết kế tại nhà máy cho MiG-29 và Su-22, khung thân máy bay có thể được gia công trong vòng một vài giờ sau khi hoàn thành in 3D theo mẫu.
Dòng máy bay MiG đã gây nên nỗi kinh hoàng đối với các phi công phương Tây trong các tình huống đối đầu kể từ cuộc chiến tranh Việt Nam.
Trong giữa những năm 1960, các phi công trên các máy bay ném bom chiến đấu siêu thanh như F-105 đã chứng kiến những tổn thất nặng nề trước các máy bay MiG của Liên Xô.
Cho đến khi Mỹ đưa ra được những máy bay có thể dành ưu thế trên không và tấn công từ đường chân trời như F-15 thì sự cân bằng mới được lập lại, tuy nhiên dòng máy bay MiG vẫn là những đối thủ đáng sợ đối với các máy bay chiến đấu phương Tây.
Cho đến khi các máy bay chiến đấu MiG-29 Fulcrum bước ra từ phía sau bức màn bí ẩn vào ngày 10 tháng 9 năm 1989, khi Hungary mở biên giới với Áo, nhưng những bí ẩn về MiG-29 vẫn còn nguyên vẹn. Nhưng từ sau năm 1991 khi Liên Xô tan rã, biểu tượng huyền thoại về máy bay MiG bắt đầu tan.
Liên Xô tan ra đã tạo điều kiện cho phương Tây tiếp cận được với MiG-29. Ba Lan đã giữ lại khoảng 20 chiếc MiG-29, vì nó đã chứng tỏ là một loại vũ khí cực nguy hiểm, các phi công phương Tây ngưỡng mộ sự cơ động và sức mạnh của MiG, nó vẫn là một loại máy bay chiến đấu có khả năng cao trong các cuộc không chiến cộng với việc tiêu thụ ít nhiên liệu, mặc dù họ biết rằng hệ thống radar và hệ thống điện tử không được hài lòng cho lắm.
Do đó một số lượng nhỏ các máy bay MiG-29 vẫn được Ba Lan nâng cấp, như khung thân và các hệ thống điện tử.
Các nhà thiết kế và các kỹ nhà thiết kế và kỹ sư Ba Lan đang sử dụng công nghệ in 3D của nhà máy sản xuất máy in 3D Zortrax làm trọng tâm để nâng cấp máy bay MiG-29. Máy in 3D đang được sử dụng để nâng cấp hoàng loạt các bộ phận của máy bay, theo các chuyên gia Ba Lan, công nghệ in 3D đã làm giảm đáng kể thời gian cần thiết trong công tác nâng cấp.
Máy in 3D giúp chế tạo các mẫu chi tiết nhanh mà không có bất kỳ lỗi hình học nào so với các chi tiết thực tế, thực tế này đã được chứng minh. Nếu chúng ta chỉ sử dụng các phương pháp thông thường, ngay cả với các máy quét hay các chương trình ứng dụng trong kỹ thuật đảo ngược, thì thời gian và chi phí vẫn lớn hơn nhiều so với chi phí của công nghệ in 3D.
Video đang HOT
Các kỹ sư của Zortax cho biết, các thành phần cụ thể được thiết kế tại nhà máy cho hai loại máy bay MiG-29 và Su-22, khung thân máy bay có thể được gia công trong vòng một vài giờ sau khi hoàn thành in 3D theo nguyên mẫu.
Khi một chi tiết thiết kế vượt qua được một loạt các cuộc thử nghiệm, các chi tiết đo sẽ được sản xuất với quy mô. Công nghệ in 3D sẽ rút ngắn thời gian giữa các giai đoạn từ thiết kế đến sản xuất hàng loạt, điều đó có nghĩa rằng quá trình hiện đại hóa cho các bộ phận sẽ hiệu quả hơn.
MiG-29 được chuyển giao cho Ba Lan trong những năm 1989-1990, và được sử dụng ở Trung đoàn không quân số 1. Sau khi Ba Lan cho dừng bay máy bay MiG-23 trong năm 1999, MiG-21 vào năm 2004, Ba Lan chỉ còn gần 20 máy bay MiG-29 là những máy bay chiến đấu duy nhất hiện đại mà họ có sẵn cho lực lượng không quân.
Tính đến năm 2008, Ba Lan là quốc gia sử dụng nhiều nhất MiG-29 trong NATO, và họ hy vọng rằng bằng cách hiện đại hóa những chiếc máy bay chiến đấu này, MiG-29 có thể có khả năng phục vụ qua năm 2025.
Zortrax cho biết, việc sử dụng công nghệ in 3D cho phép các kỹ sư để thiết kế chế tạo khung và các bộ phận liên quan cho các máy bay MiG-29 và Su-22 đủ để đáp ứng tiêu chuẩn của NATO. Họ đang in chế tạo các bộ phận chính cho bộ phận hạ cánh của máy bay và các yếu tố của cơ chế điều khiển bánh lái.
Theo Infonet
Su-22 Việt Nam đã được nâng cấp những gì tại Ukraine?
Theo báo cáo của SIPRI, trong năm 2006 Ukraine đã nâng cấp, bổ sung chức năng đánh biển cho 13 chiếc cường kích Su-22 của Việt Nam.
Trong Không quân Việt Nam, máy bay cường kích Su-22 hiện đang giữ vai trò xương sống, đảm đương tất cả các nhiệm vụ từ cường kích tấn công mặt đất như thiết kế ban đầu đến trách nhiệm nặng nề hơn là đánh biển, thậm chí là cả tiêm kích phòng không.
Tuy nhiên do Su-22 nguyên bản không được trang bị radar mà chỉ có thiết bị ngắm bắn bằng laser nên đã dẫn đến việc chúng không thể mang các loại tên lửa diệt hạm dẫn đường bằng radar như Kh-31A hay Kh-35.
Vậy nếu không mang được các loại vũ khí chuyên dùng cho đánh biển thì Su-22 sẽ phải tác chiến như thế nào, và những chiếc trải qua nâng cấp tại Ukraine đã được bổ sung tính năng gì để phù hợp với yêu cầu?
Su-22UM3K đã được nâng cấp tại Ukraine
Trước tiên phải khẳng định rằng, để mang và bắn được tên lửa đối hạm thì Su-22 bắt buộc phải có radar.
Hiện nay trong các gói nâng cấp chỉ có duy nhất biến thể Su-22M5 do liên doanh giữa Sukhoi và Sextant Avionique của Pháp thực hiện là được trang bị radar đa năng PhaThom (thay thế hệ thống Klen-54) đủ khả năng dẫn bắn tên lửa đối hạm.
Ngoài ra, Sukhoi cũng đề xuất một giải pháp khác là dùng radar gắn ngoài Komar-17, tương tự như radar Kopyo-25 lắp đặt trên Su-25TM.
Radar gắn ngoài Kopyo-25
Trên đây là 2 phương án giúp cho Su-22 có thể độc lập mang tên lửa đối hạm, nhưng chúng đều phải do Sukhoi thực hiện, ngoài 2 dự án trên hiện không có một gói nâng cấp nào khác cung cấp radar dẫn bắn cho Su-22.
Do đó có thể khẳng định rằng Su-22 của Việt Nam do Ukraine hiện đại hóa vẫn chưa được trang bị radar. Nếu muốn bắn tên lửa đối hạm thì mục tiêu phải được chỉ thị từ một nguồn khác như máy bay Su-30MK2 hoặc trạm radar cảnh giới từ đất liền.
Trong trường hợp này, Su-22 sẽ yêu cầu phải có khả năng kết nối thông tin và hệ thống truyền dữ liệu về mục tiêu giữa các máy bay hay sở chỉ huy mặt đất. Đây là yêu cầu quá phức tạp, đặc biệt là đối với loại cường kích đã cũ như Su-22.
Vậy khi không mang được tên lửa chống hạm, Su-22 sẽ đánh tàu địch bằng phương tiện gì để đạt hiệu quả cao nhất? Câu trả lời nằm ở tên lửa chống radar Kh-31P, đây là vũ khí thích hợp nhất để trang bị cho Su-22 làm nhiệm vụ đánh biển vào thời điểm hiện nay.
Tên lửa chống radar Kh-31P
Mặc dù không phải tên lửa chống hạm chuyên dụng, nhưng nếu Kh-31P phá hủy được hệ thống radar thì chiến hạm địch sẽ không khác gì một chiếc bia nổi, có thể dễ dàng bị tiêu diệt bởi các máy bay mang bom không điều khiển.
Tên lửa Kh-31P không yêu cầu phải được Su-22 dẫn bắn qua radar mà thông qua thiết bị điều khiển chuẩn hóa chuyên dụng.
Thiết bị này có nhiệm vụ thu thập dữ liệu điện từ từ radar đối phương rồi chuyển về máy tính máy bay để xử lý, sau đó nhận lại dữ liệu đã được xử lý rồi lập lệnh chuyển cho máy tính quỹ đạo quán tính và chọn chế độ đầu dò của đạn.
Su-22M4 mang tên lửa diệt radar Kh-25MP và thiết bị Vjuga-17
Các máy bay Su-22 của Việt Nam đã được trang bị tên lửa chống radar thế hệ cũ hơn là Kh-25MP, thiết bị bổ trợ để phóng loại đạn này là Vjuga-17.
Tuy nhiên do Vjuga-17 ra đời trước khi Kh-31P đi vào biên chế khá lâu, nên để phối hợp tốt với loại đạn này nó sẽ cần phải được chỉnh sửa một chút, đi kèm đó là lắp đặt các giá treo mới và phần mềm tương thích với đạn Kh-31P cho Su-22.
Các thao tác trên không quá phức tạp và có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với phương án lắp radar dẫn bắn hay bổ sung hệ thống kết nối thông tin, truyền dữ liệu đã nêu.
Vì vậy có thể tạm thời dự đoán đây là khả năng cao nhất đã được Ukraine thực hiện trên Su-22 của Việt Nam, để chiếc cường kích này đảm nhiệm được chức năng đánh biển.
Theo Đại Lộ
Gói nâng cấp giúp Su-22 Việt Nam có sức mạnh chiến đấu vượt trội Nếu được nâng cấp theo gói M5, những chiếc cường kích Su-22 đã lạc hậu của Việt Nam sẽ trở thành máy bay chiến đấu đa năng cực kỳ lợi hại. Như đã từng đề cập, hiện tại Không quân Việt Nam đang vận hành gần 70 chiếc cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22, trong đó hiện đại nhất là phiên bản...