Kéo dài thời gian hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đến hết năm 2021
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg ngày 26-6-2019 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.
Người dân huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) làm đất gieo cấy vụ lúa đông xuân. Ảnh: THANH TRÚC
Theo đó, kéo dài thời gian thực hiện hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp. Cụ thể, thời gian thực hiện hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp từ ngày Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg có hiệu lực (26-6-2019) đến hết ngày 31-12-2021 (quy định cũ là 31-12-2020). Quyết định cũng sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 về mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp. Cụ thể, cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật về chuẩn nghèo đa chiều quốc gia áp dụng cho giai đoạn 2021 – 2025 được hỗ trợ 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia cho biết, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở phía tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Hôm nay 29-1, do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi rét đậm với nhiệt độ thấp nhất từ 12 đến 15 0 C, vùng núi từ 9 đến 12 0 C, vùng núi cao dưới 6 0 C. Ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế trời rét với nhiệt độ thấp nhất ở khoảng từ 15 đến 18 0 C. Trên biển, khu vực bắc và giữa Biển Đông, vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau và vùng biển phía tây khu vực nam Biển Đông gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động mạnh; sóng biển ở khu vực bắc và giữa Biển Đông cao từ 3,0 đến 5,0 m, ở vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau cao từ 2,0 đến 4,0 m. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: Cấp 1.
Cũng theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2020 – 2021 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019 – 2020; các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 2 (từ 10 đến 15-2, từ 26-2 đến 2-3), tháng 3 (từ 12-3 đến 16-3, từ 25-3 đến 29-3); riêng các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3, 4 (từ 9-4 đến 14-4, từ 24-4 đến 28-4), sau giảm dần. Các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long cần chủ động các biện pháp phòng, chống xâm nhập mặn.
Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Cà Mau cho biết, từ hôm nay đến 31-1, độ mặn trên các sông, rạch ở Cà Mau có xu hướng tăng nhẹ. Theo đó, dự báo độ mặn tại trạm TP Cà Mau là 21,5 phần nghìn và tại trạm Sông Đốc là 29,5 phần nghìn; cấp độ rủi ro thiên tai xâm nhập mặn trên các sông, rạch, ảnh hưởng của triều cường có khả năng ở cấp 1.
Ngày 28-1, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức đắp đập ngăn mặn, trữ ngọt trên kênh Nguyễn Tấn Thành (xã Song Thuận và xã Bình Đức, huyện Châu Thành) và bảy đập khác trên địa bàn tỉnh. Hiện, mặn đã xâm nhập và ảnh hưởng trực tiếp đến hai nhà máy nước sinh hoạt chủ lực của tỉnh Tiền Giang. Độ mặn đo được vào sáng 27-1 tại TP Mỹ Tho là 1,73 g/l và cống Xoài Hột là 1,03 g/l, vượt ngưỡng cho phép về nước sinh hoạt.
Video đang HOT
Để phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm nay, UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các huyện Nga Sơn, Thọ Xuân, thị xã Bỉm Sơn, thị xã Nghi Sơn, TP Thanh Hóa đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm công tác tưới thông suốt từ đầu mối đến mặt ruộng. Đồng thời, yêu cầu UBND các huyện khẩn trương hoàn thiện kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2021.
"Giải mã" nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông trên quốc lộ ven biển Hà Tĩnh
Dù mới đưa vào khai thác được hơn 1 năm, nhưng hàng loạt vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) trở thành nỗi ám ảnh với người tham gia giao thông qua khu vực này.
Vụ tai nạn giao thông xảy ra vào lúc 12 giờ 30 ngày 13/1/2020 tại giao lộ Xuân Yên - tuyến ven biển Xuân Hội - Thịnh Lộc khiến người điều khiển xe máy bị thương nặng.
19 vụ TNGT trên đoạn đường 5 km
Khoảng 14h ngày 9/7/2020, tại tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thịnh Lộc giao nhau với đường dân sinh (đoạn thuộc thôn Thành Long, xã Xuân Thành), xe ô tô mang BKS 29C-717.53 do Nguyễn Công Việt (SN 1987, trú tại Diễn Lâm, Diễn Châu, Nghệ An) điều khiển theo hướng Xuân Hội - Thịnh Lộc đã va chạm với xe mô tô BKS 38N1-243.16 do anh Lê Duy Th. (SN 1991, trú tại xã Xuân Thành) cầm lái theo hướng ngược chiều. Cú va chạm mạnh khiến anh Th. tử vong tại chỗ.
Hơn 10 ngày sau (20/7), cũng tại khu vực này, vào lúc 22h30", xe mô tô BKS 37K1-690.50 do Nguyễn Ngọc Tú (SN 1988, trú tại Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) cầm lái theo hướng Thịnh Lộc - Xuân Hội đã đâm vào xe mô tô 38X1- 6283 do Dương Văn Hưng (SN 1991, trú tại xã Xuân Thành) điều khiển chở theo anh Vi Văn Q. (SN 1993, trú tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An). Hậu quả, anh Q. bị chấn thương sọ não, tử vong sau đó 1 ngày.
Cần có cột đèn tín hiệu giao thông tại giao lộ Xuân Yên - quốc lộ ven biển để giảm thiểu tai nạn giao thông.
Mới đây, vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 16/1/2021, tại giao lộ Xuân Yên - Xuân Hội - Thịnh Lộc đã xảy ra vụ TNGT giữa 2 xe mô tô do N.X.T điều khiển theo hướng Thịnh Lộc - Xuân Hội với xe đạp điện do em H.T.H - học sinh Trường THPT Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền) cầm lái. Vụ va chạm khiến em H. văng ra xa nhưng rất may chỉ bị thương nhẹ.
Đây chỉ là 3 trong số 19 vụ TNGT, làm chết 4 người và rất nhiều người bị thương trên tuyến đường chỉ dài hơn 5 km đi qua 2 xã Xuân Yên, Xuân Thành, thuộc địa phận huyện Nghi Xuân từ khi đưa vào khai thác đến nay (cuối năm 2019).
Bà Trần Thị Hồng (thôn Yên Liễu, xã Xuân Yên) cho biết: "Từ khi tuyến đường ven biển hoàn thành, bà con nhân dân rất phấn khởi vì không chỉ đi lại thuận tiện mà việc vận chuyển hàng hóa cũng dễ dàng hơn. Thế nhưng, những vụ TNGT liên tiếp xảy ra khiến người dân trong xã cảm thấy bất an khi lưu thông trên tuyến đường này".
Theo Chủ tịch UBND xã Xuân Thành Trần Quốc Anh: "Mặc dù tuyến đường đã đưa vào khai thác nhưng hành lang hai bên khu vực chạy qua địa phận xã Xuân Thành rất chật, không có vỉa hè nên người tham gia giao thông bị che khuất tầm nhìn, khó quan sát. Trong khi đó, đây là tuyến đường mới hoàn thành, mặt đường nhựa rộng êm và thoáng nên các tài xế (chủ yếu là người dân vùng nông thôn) đã chủ quan, phóng nhanh vượt ẩu nên rất dễ xảy ra TNGT".
Quốc lộ ven biển giao nhau với rất nhiều đường ngang dân sinh tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Thêm nữa, tại khu vực giao nhau với đường liên xã Xuân Yên, Xuân Thành không có cột đèn tín hiệu giao thông cũng gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
"Đường liên xã tuy là đường phụ nhưng mặt đường rất rộng nên người tham gia giao thông dễ nhầm là tuyến chính. Hơn nữa, lúc trời mưa hoặc vào thời điểm nhá nhem tối, người tham gia giao thông rất khó quan sát vì toàn bộ khu vực không có hệ thống đèn chiếu sáng" - Đội trưởng Đội CSGT Công an huyện Nghi Xuân Đặng Quyết Thắng cho biết.
Những "lỗ hổng" cần được lấp đầy
Tuyến Xuân Hội - Thịnh Lộc có chiều dài 24,8 km chạy qua các địa phương: Xuân Hội, Đan Trường, Xuân Hải, Xuân Yên, Xuân Thành, Cổ Đạm, Xuân Liên và Cương Gián (huyện Nghi Xuân).
Được biết, tuyến đường chưa bàn giao do công tác giải phóng mặt bằng hành lang giao thông trên địa bàn huyện Nghi Xuân còn "vướng" dù đã đưa vào sử dụng hơn 1 năm lại nay.
Chỉ 1 đoạn ngắn qua địa phận xã Xuân Thành đã có hàng loạt biển báo nguy hiểm khiến người tham gia giao thông cảm thấy bất an.
Bên cạnh đó, tuyến Xuân Hội - Thịnh Lộc có hơn 60 điểm giao nhau với đường ngang dân sinh (đường phụ), nhưng đến nay, một số tuyến đường ngang dân sinh vẫn chưa có gờ giảm tốc nên các phương tiện lưu thông trên những tuyến phụ dễ gặp nguy hiểm khi chạy nhanh, gặp sự cố phanh gấp. Trong khi đó, toàn tuyến chính Xuân Hội - Thịnh Lộc không hề có bất kỳ 1 biển báo giới hạn tốc độ nên rất dễ xảy ra TNGT, nhất là tại các tuyến đường ngang dân sinh.
Ông Nguyễn Văn Tân - Phó chánh Văn phòng Ban ATGT Hà Tĩnh thông tin: "Mặc dù tuyến đường chưa bàn giao nhưng nhiều vụ TNGT xảy ra khiến nhiều người dân bức xúc. Ngoài yêu cầu các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người tham gia giao thông, Ban ATGT tỉnh còn ra nhiều văn bản yêu cầu các ngành liên quan cần vào cuộc khắc phục những tồn tại nhằm hạn chế đến mức thấp nhất TNGT tại tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thịnh Lộc".
CSGT Công an huyện tăng cường công tác tuyên truyền tại các trường học nhằm nâng cao trình độ nhận thức cho học sinh. (Trongảnh: Tuyên truyền pháp luật về giao thông tại Trường Tiểu học Xuân Giang).
Việc đưa tuyến Xuân Hội - Thịnh Lộc vào hoạt động không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông mà còn có ý nghĩa thúc đẩy quá trình phát triển KT-XH huyện Nghi Xuân nói riêng, Hà Tĩnh nói chung.
Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông là rất cần thiết. Đặc biệt là khi cầu Cửa Hội hoàn thành đi vào hoạt động, lưu lượng người tham gia giao thông sẽ tăng nhanh, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra TNGT.
Mùa cá cháo Vùng biển huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, đang vào mùa cá cháo, nhiều ngư dân đánh bắt được 20-50 kg mỗi ngày, thu tiền triệu. Cá cháo (còn gọi là cá khoai) thân mềm, sống cách bờ 3-10 hải lý, ở độ sâu 20-60 m. Trước kia, cá chỉ đánh bắt về làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. 10 năm gần...