Kẹo chứa cần sa: Hiểm họa từ ‘đồ ăn lạ’
Việc các quảng cáo bán sôcôla, kẹo mút cần sa đang xuất hiện đầy rẫy trên mạng xã hội, với giá mỗi que chỉ từ 27-35 nghìn đồng, thực sự khiến các phụ huynh lo lắng.
Kẹo chứa cần sa được rao bán trên mạng.
Hiện nay, các quảng cáo bán sôcôla, kẹo mút cần sa đang xuất hiện đầy rẫy trên mạng xã hội. Đó là mẫu kẹo que có vỏ màu xanh lá, được quảng cáo là món “đồ ăn lạ”, giá chỉ 27-35 nghìn đồng/que, sôcôla có loại đen và sữa, cũng chứa tinh dầu, hạt cần sa.
Những người bán sản phẩm này quảng cáo sản phẩm được đặt hàng từ châu Âu, mỗi tuần hàng về 2 lần. Những thông tin này khiến nhiều người lo ngại vì kẹo là món khoái khẩu của nhiều trẻ em.
Trao đổi với chúng tôi, TS Nguyễn Mạnh Hùng – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương, Hà Nội cho biết việc sử dụng kẹo có cần sa đã được nhiều nước trên thế giới báo cáo. Một số nước không cấm cần sa và nó được sử dụng cho vào kẹo, bánh.
Cần sa là loại ma túy được chế từ hoa và lá khô của cây cần sa tên latin là Cannabis Sativa. Loại ma túy này còn được biết đến với những tên khác như “cỏ”, bồ đà, tài mà…
Cần sa nhìn giống như thảo cỏ, lá chè khô và có thể còn hạt hoặc còn các cành nhỏ. Cần sa có thể màu xám, xanh lá cây hoặc màu nâu. Cần sa thường được lăn bằng tay thành thuốc cuốn để hút, hoặc được hút bằng ống điếu. Một số người còn trộn cần sa với thức ăn như bánh ngọt hoặc bánh quy để ăn. Cần sa cũng có thể được trộn lẫn để hút cùng thuốc lá. Trẻ em sử dụng cần sa có thể gây nghiện.
Video đang HOT
Các nghiên cứu chỉ ra rằng với liều dùng nhỏ, ảnh hưởng của cần sa có thể kéo dài trong vòng 5h đồng và người sử dụng có thể cảm thấy khỏe khoắn và sảng khoái một cách lạ thường, giữ thăng bằng và kiểm soát cơ thể kém, khó tập trung, nhịp tim nhanh hơn, mất tập trung vào công việc khác.
Những ảnh hưởng này thường làm người sử dụng cảm thấy mọi thứ đều chậm chạp và có cảm giác buồn ngủ.
Tiến sỹ Hùng cho rằng cần phải nghiêm cấm kẹo chứa cần sa vì tại Việt Nam, cần sa được xem là ma túy và bị cấm.
Tiến sỹ Hùng cho biết trước đó, ông đã từng điều trị cho một nam sinh là Việt kiều Canada bị nghiện cần sa do thường xuyên ăn bánh kẹo chứa cần sa. Còn tại Việt Nam, chưa có bệnh nhân nào nghiện cần sa qua ăn kẹo, bánh.
Một chuyên gia về nghiện chất của Bệnh viện Tâm thần TP.HCM cho rằng cần mang kẹo nghi chứa cần sa đi xét nghiệm mới có khuyến cáo chính xác. Tuy nhiên, về mặt chuyên môn, vị bác sĩ này cho rằng nếu thực sự kẹo có chứa cần sa sẽ rất đắt đỏ, chứ không thể có giá vài chục nghìn một cây kẹo như quảng cáo.
Hơn nữa, nếu kẹo có chứa lá cần sa thì mùi vị rất khó chịu nên người ta chỉ sử dụng được dẫn chất mà dẫn chất này cũng rất đắt.
Tuy nhiên, việc xét nghiệm cũng không hề dễ dàng. Tại TP.HCM, mới có 3 nơi có thể xét nghiệm được kẹo đó có chứa cần sa hay không, như Trung tâm giám định pháp y, Trung tâm xét nghiệm ở Hoàng Văn Thụ…
Tuy nhiên, vị bác sĩ này cũng cho biết năm 2018, Bộ Công an đã từng giám định loại kẹo này và được kết quả âm tính không chứa ma túy.
Ở Việt Nam, cũng như nhiều loại ma túy khác, việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng và tổ chức cho người khác sử dụng cần sa là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu bị phát hiện, người vi phạm sẽ bị bắt giữ, xử lý theo pháp luật hiện hành.
Theo infonet
Thuốc lá điện tử: Không độc hại và dùng để cai được thuốc lá thông thường?
Các chuyên gia khẳng định thuốc lá điện tử không có công dụng cai thuốc như quảng cáo, đồng thời tăng nguy cơ nghiện với người từng hút thuốc và chưa hút thuốc; tăng nguy cơ động kinh, mắc các bệnh về răng miệng, gây các vụ nổ, bỏng, chấn thương, gãy xương...
Theo bà Tan Yen Lian, Liên minh phòng chống tác hại thuốc lá khu vực Đông Nam Á (SEATCA) cho biết các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra nhiều tác hại khi sử dụng các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới. Các sản phẩm này được gọi biến tấu với những tên gọị thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, sản phẩm nicotine hóa hơi, nicotine thay thế, sản phẩm nicotine an toàn hơn, sản phẩm giảm hại...
Thuốc lá điện tử là một thiết bị điện sử dụng pin để làm nóng dung dịch. Thành phần chính của dung dịch này bao gồm propylene glycol, có hoặc không có glycerol, nicotine và các chất tạo hương.
Bà Tan Yen Lian cũng cho hay, theo các ngành công nghiệp thuốc lá, sản phẩm thuốc lá làm nóng này không cần đốt nhưng thực tế đều phải làm đốt và bốc hơi dung dịch có chứa nicotine.
"Không chỉ gây nghiện nicotine còn tác động tiêu cực đến sự phát triển thai nhi, các bệnh tim mạch, thần kinh, và ung thư. Tiếp xúc với nicotine ở vị thành niên làm ảnh hưởng tới phát triển não bộ dẫn rối loạn học tập và thần kinh. Đặc biệt, chất prorylene có trong thuốc lá điện tử có thể tạo thành chất gây ung thư khi đun nóng. Người ta cũng tìm thấy trong thuốc lá điện tử còn có các thành phần kim loại như chì, bạc, thủy ngân, cadmium... " - bà Tan Yen Lian nhấn mạnh.
Ảnh minh họa: Internet
Còn theo ThS Nguyễn Tuấn Lâm- đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho biết, trên thực tế, các ảnh hưởng xấu của thuốc lá điện tử gồm: Tăng nguy cơ nghiện với người từng hút thuốc và chưa hút thuốc; tăng nguy cơ động kinh, mắc các bệnh về răng miệng, gây các vụ nổ, bỏng, chấn thương, gãy xương.
Các chuyên gia cũng khẳng định thuốc lá điện tử không có công dụng cai thuốc như quảng cáo, đây không phải là giải pháp cho cai nghiện thuốc lá. Điều này dẫn tới việc người hút sử dụng đồng thời cả thuốc lá thông thường và thuốc điện tử.
Với sản phẩm thuốc lá nước (Shisha), so với 1 điếu thuốc lá, sau khoảng một giờ hút Shisha cơ thể sẽ nạp vào gấp 10 lần lượng hạt bụi mịn, 27 lần lượng formandehyde (dung dịch tẩy rửa, sát trùng), gấp 80 lần khối lượng chì... rất nguy hại cho sức khoẻ.
Các chuyên gia y tế cũng cho rằng các sản phẩm thuốc lá mới không an toàn như quảng cáo, cần cấm kinh doanh thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng vì việc cho phép kinh doanh, sử dụng sản phẩm này có thể dẫn đến nhiều hậu quả và hệ lụy về sức khỏe, kinh tế và hành vi, lối sống đặc biệt là giới trẻ, học sinh, sinh viên.
Theo TS Nguyễn Huy Quang, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, Shisha) không chịu sự quản lý của Luật phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam. Vì thế, thời gian tới, Bộ Y tế sẽ trình lên Quốc hội và Chính phủ việc cấm các sản phẩm thuốc lá điện tử tại Việt Nam để bảo vệ sức khỏe cho người dân. Đây cũng chính là thông điệp của Bộ Y tế đối với các sản phẩm gây hại cho sức khỏe con người, trong đó có thuốc lá điện tử.
THÁI HÀ
Theo Tiền phong
Thanh niên 19 tuổi suýt chết vì hút vape Ewan Fisher (19 tuổi) từng nguy kịch khi gặp tình trạng viêm phổi quá mẫn, suy hô hấp nặng do tác động từ chất có trong thuốc lá điện tử. Theo BBC, Ewan Fisher (19 tuổi) bắt đầu hút thuốc lá điện tử (vape) từ đầu năm 2017, khi mới 16 tuổi, dù chưa đủ tuổi theo quy định. Ewan hy vọng sức...