Kenya: Nhiều nhân viên cứu trợ nhân đạo bị bắt cóc
Giới chức Kenya ngày 30/6 cho biết các tay súng phiến quân đã tấn công vào khu trại tỵ nạn lớn nhất thế giới Dadaab, giáp giới với Somalia, bắt cóc 4 nhân viên cứu trợ nhân đạo quốc tế, sát hại một tài xế và làm bị thương 2 người dân bản địa.
Phiến quân Hồi giáo Shebab ở Somalia. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Lực lượng an ninh đã được triển khai nhằm truy tìm nhóm bắt cóc này.
Theo người phát ngôn quân đội Kenya Cyrus Oguna, những người bị bắt cóc gồm 2 nam và 2 nữ, có quốc tịch Canada, Na Uy, Pakistan và Philippines, hiện làm việc cho Hội đồng Tỵ nạn Na Uy (NRC).
Quân đội đã triển khai trực thăng cũng như lực lượng mặt đất để tìm kiếm những người bị bắt cóc. Đại diện các quốc gia có công dân bị bắt cóc đã yêu cầu Chính phủ Kenya có những biện pháp nhanh chóng và kịp thời để giải cứu những nhân viên kể trên.
Video đang HOT
NRC đang thực hiện công tác cứu trợ đối với gần 465.000 người tỵ nạn tại khu tổ hợp Dadaab, khu vực đông dân thứ ba tại Kenya. Vụ bắt cóc nằm trong hàng loạt vụ tấn công vào Dadaab do các tay súng tiến hành. Hồi tháng Mười năm ngoái, hai công dân Tây Ban Nha làm việc cho Tổ chức Bác sĩ không biên giới cũng bị bắt cóc và hiện vẫn bị giam giữ tại Somalia.
Sau vụ việc kể trên, quân đội Kenya đã tiến sâu vào lãnh thổ Somalia tới 120 km nhằm trấn áp phiến quân Shebab tại đây. Tuy nhiên, cho đến nay, lực lượng này vẫn kiểm soát phần lớn khu vực miền Nam của Somalia./.
Theo TTXVN
Hoa Kỳ sẽ sử dụng căn cứ quân sự của Thái Lan
Hôm 16/6, Bộ ngoại giao Thái Lan cho biết nước này cùng Hoa Kỳ đã nhất trí cùng nhau thành lập một trung tâm đào tạo và cung cấp cứu trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai tại sân bay U-Tapao ở Rayong, Thái Lan. Tuy nhiên, có tin đồn Mỹ sẽ bí mật dùng căn cứ không quân này để chống Trung Quốc.
Lính thủy đánh bộ Thái Lan diễn tập tại sân bay U-Tapao năm 2010.
Thỏa thuận này đạt được tại Đối thoại chiến lược Thái Lan- Hoa Kỳ lần thứ 4 ở Washington hôm thứ Năm tuần trước, theo đó hai bên sẽ khai thác căn cứ không quân này làm cơ sở hoạt động cứu trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai.
Ý tưởng hợp tác này được đề xuất từ chính quyền trước của cựu Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva nhưng gần đây mới được đưa ra thảo luận.
Trước khi đạt được thỏa thuận tại Đối thoại chiến lược Thái Lan - Hoa Kỳ, ý tưởng này là đề tài tranh cãi sôi nổi trong chính trường Thái Lan. Đảng Dân chủ đối lập cho rằng chính phủ đang để Hoa Kỳ đem thiết bị và nhân lực đến sân bay U-Tapao vì mục đích quân sự là kiềm chế Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương, đổi lại cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra được nhận visa đến Mỹ.
Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Towichukchaikul tuyên bố vấn đề này không liên quan gì đến ông Thaksin. Thỏa thuận này chỉ đơn thuần liên quan đến vấn đề cứu trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai, giống như chính đề xuất mà các đảng viên đảng Dân chủ trước đó đã đưa ra khi họ cầm quyền.
Nhưng theo ông Thani Thongpakdi, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Thái Lan, hiện chưa rõ liệu trung tâm này sẽ là dự án hợp tác song phương hay là trung tâm hoạt động đa phương vì lợi ích của cả khu vực.
Ông Thani cho hay một nhóm hành động chung sẽ nghiên cứu và xem xét tất cả các khả năng cũng như cách thức hợp tác trước khi đưa ra thông báo trong cuộc họp chiến lược tiếp theo giữa hai nước diễn ra tại Thái Lan vào năm tới.
Tuyên bố chung giữa hai bên chưa đưa ra chi tiết về lịch trình hợp tác. Tuyên bố chỉ đơn giản cho biết "hai chính phủ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác về cứu trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai và tái khẳng định quyết tâm xây dựng trung tâm đào tạo và cung cấp cứu trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai tại Thái Lan".
Ông Thani cũng tuyên bố chưa rõ thành viên của nhóm hành động sẽ là những lực lượng nào. "Nhóm có thể bao gồm nhiều cơ quan có liên quan như Hải quân, lực lượng có cơ sở ở U-Tapao. Về cơ bản, Thái Lan muốn coi U-Tapao chỉ là nơi tiến hành các hoạt động mang tính tình thế về cứu trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai, không phải là căn cứ quân sự có tính lâu dài", ông Thani nói.
"Đây không phải là nơi Hoa Kỳ đưa binh sĩ và thiết bị đến đóng quân vĩnh viễn", ông Thani khẳng định.
Bác bỏ các nghi ngờ cho rằng hoạt động hợp tác này là nhắm đến Trung Quốc, Ngoại trưởng Thái Lan Surapong tuyên bố có thể ông sẽ mời các quốc gia khác trong đó có Trung Quốc đến tham gia hoạt động này.
"Do đây sẽ là kế hoạch hợp tác trong khu vực về cứu trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai, nên có nhiều quốc gia cùng tham gia", ông nói.
Nội các Thái Lan sẽ thảo luận về việc sử dụng sân bay U-Tapao trong tuần tới. Nhưng ông Surapong cho hay nếu các dự án đem đến gánh nặng chính trị quá lớn cho chính phủ, có thể ông sẽ từ bỏ các dự án đó.
Trước đó, khi Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ , Tướng Martin E Dempsey, đến thăm Thái Lan vào ngày 5/6, đã có tin đồn rằng Mỹ có kế hoạch bí mật dùng sân bay U- Tapao vì mục đích quân sự để chống lại Trung Quốc.
Theo Infonet
Kofi Annan: Cần thống nhất trong vấn đề Syria Trong phát biểu đầu tiên với báo giới kể từ khi được Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) giao nhiệm vụ làm Đặc phái viên quốc tế về Syria, cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan ngày 29/2 cho biết ông sẽ mang tới Damascus một thông điệp rõ ràng rằng "cần sớm chấm dứt bạo lực và đổ...