Kenya đề nghị khất nợ Trung Quốc, muốn mượn thêm 1 tỉ USD
Kenya đang cần tiền để hoàn thiện các dự án cơ sở hạ tầng còn dang dở sau khi Trung Quốc đột ngột cắt tài trợ.
Trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng này, Tổng thống Kenya William Ruto có kế hoạch kêu gọi Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cấp thêm 1 tỉ USD (24.400 tỉ đồng) để hoàn thiện các dự án cơ sở hạ tầng đang bị đình trệ.
Ngoài ra, theo tờ South China Morning Post, ông Ruto cũng sẽ tìm cách tái cơ cấu khoản vay, và đề nghị Trung Quốc thêm thời gian để trả nợ.
Thông tin trên được đưa ra sau khi Phó Tổng thống Kenya Rigathi Gachagua hôm 6.10 nói với đài phát thanh Nairobi rằng: “Nếu nhận được 1 tỉ USD, chúng tôi sẽ có thể trả nợ [các nhà thầu] để họ quay lại thi công. Khi thanh toán được nợ, các con đường sẽ được hoàn thành”.
Một đoàn tàu chở hàng chạy dọc theo tuyến cao tốc SGR Mombasa-Nairobi do Trung Quốc xây dựng ở thủ đô Nairobi của Kenya. Ảnh TÂN HOA XÃ
Video đang HOT
Ông Ruto dự kiến sẽ có mặt tại Bắc Kinh để tham dự Diễn đàn Hợp tác Quốc tế Vành đai và Con đường (BRF) lần thứ 3 sắp tới. Cuộc gặp với ông Tập diễn ra không lâu sau khi Bộ trưởng Giao thông Kenya Kipchumba Murkomen đến Trung Quốc vào cuối tháng trước để đặt nền móng cho chuyến thăm của tổng thống.
Kenya hiện nợ khoảng 8 tỉ USD tiền vay từ Trung Quốc, phần lớn được chính quyền của người tiền nhiệm ông Ruto là ông Uhuru Kenyatta sử dụng để xây dựng Đường sắt tiêu chuẩn Mombasa-Nairobi (SGR) và đường cao tốc.
Đây là một phần trong dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường xuyên lục địa trị giá hàng tỉ USD của Bắc Kinh, và cũng là khoản đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nhất của Kenya kể từ khi độc lập khỏi Anh vào năm 1963.
Khoảng một thập niên trước, Ngân hàng Xuất nhập khẩu thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc đã ứng trước khoảng 5 tỉ USD cho dự án xây dựng tuyến đường dài 590 km, nối dài từ thành phố cảng Mombasa lớn nhất Đông Phi, qua thủ đô Nairobi đến Naivasha (cách Nairobi khoảng 80 km về phía tây bắc).
Tuy nhiên, kế hoạch mở rộng hơn nữa từ Naivasha đến Malaba, nằm sát biên giới Kenya với Uganda, đã bị đình trệ sau khi Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc từ chối cung cấp thêm vốn.
Dẫn đầu một phái đoàn đến Bắc Kinh vào cuối tháng trước, ông Murkomen nói về hy vọng hợp tác với Trung Quốc để hoàn thành các dự án đường bộ đang diễn ra, mở rộng tuyến đường sắt đến Malaba, chia đôi các đường cao tốc chính, cũng như nâng cấp hạ tầng cảng và sân bay.
Kenya chủ yếu nhận nguồn tài trợ từ Bắc Kinh thông qua mô hình hợp tác công – tư, nơi các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ xây dựng, vận hành và sau đó chuyển giao cơ sở hạ tầng. Đơn cử, đường cao tốc Nairobi dài 27 km do Trung Quốc xây dựng và tài trợ được khánh thành vào năm ngoái sẽ cho phép các nhà đầu tư thu phí cầu đường trong 27 năm trước khi chuyển quyền sở hữu cho chính phủ Kenya.
Australia công bố gói hỗ trợ nhân đạo cho Trung Đông và châu Phi
Australia sẽ đóng góp 29 triệu AUD hỗ trợ nhân đạo ở Trung Đông và châu Phi, giải quyết các nhu cầu thực phẩm, dinh dưỡng, di dời do hạn hán... của người dân nhiều quốc gia khu vực này.
Khu lều tạm dành cho những người phải rời bỏ nhà cửa do hạn hán tại Nadoto (Kenya). (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 29/5, Bộ Ngoại giao Australia thông báo chính phủ nước này sẽ đóng góp 29 triệu AUD (18,9 triệu USD) từ Quỹ Khẩn cấp Nhân đạo cho các đối tác ở Trung Đông và châu Phi.
Theo thông báo trên, hơn một nửa số tiền tài trợ (15 triệu AUD) sẽ được dùng để giải quyết các nhu cầu nhân đạo, di dời và bảo vệ của người dân tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi hạn hán ở Kenya, Ethiopia và Somalia.
Australia dành khoảng 4 triệu AUD cung cấp thực phẩm và hỗ trợ dinh dưỡng cho những người dễ bị tổn thương nhất ở Yemen.
Phần còn lại (10 triệu AUD) hỗ trợ lương thực cho Liban và Jordan.
Theo chính phủ Australia, số người trên toàn cầu có nguy cơ mất an ninh lương thực cấp tính đã tăng lên 350 triệu người kể từ đại dịch COVID-19.
Ngoại trưởng Penny Wong cho biết: "Xung đột và biến đổi khí hậu đang thúc đẩy nhu cầu nhân đạo ở mức độ chưa từng có, đặc biệt là ở châu Phi và Trung Đông. Australia đang sử dụng tất cả các yếu tố trong sức mạnh quốc gia để định hình thế giới tốt đẹp hơn, bao gồm cả việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho những người dễ bị tổn thương nhất."
Trong một diễn biến liên quan, hôm 17/5, người đứng đầu Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) ở Geneva, Giám đốc phụ trách điều phối, ông Ramesh Rajasingham cho biết kế hoạch ứng phó nhân đạo của Liên hợp quốc đang cần 2,56 tỷ USD để trợ giúp những người bị ảnh hưởng bởi cuộc giao tranh tại Sudan./.
WHO khuyến khích các nước châu Phi xin tài trợ vaccine phòng sốt rét Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã khuyến khích các nước châu Phi nộp đơn xin tài trợ theo chương trình hỗ trợ quốc tế trị giá gần 160 triệu USD từ năm 2022-2025 của Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vaccine cho trẻ em có nguy cơ cao...