Kênh vốn hiệu quả
Nguồn vốn vay từ chương trình vay vốn hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp người dân của huyện Vạn Ninh ( Khánh Hòa) phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống.
Bà Nguyễn Thị Hoa (thôn Tân Phước Bắc, xã Vạn Phước) cho biết, năm 2019, gia đình bà được vay 80 triệu đồng từ chương trình vay vốn hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn để mua 2 con bò giống nuôi sinh sản. Qua 2 năm chăm sóc, đàn bò của gia đình bà đã tăng lên 6 con, hứa hẹn đem lại cuộc sống ổn định. Ông Hồ Văn Dũng (thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh) phấn khởi khi thấy đàn bò được chăm sóc khỏe mạnh. Năm 2018, gia đình ông được vay 50 triệu đồng từ chương trình tín dụng chính sách cho hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn để chăn nuôi bò. Đến nay, ông đã bán 3 lứa bò mang lại thu nhập đáng kể cho gia đình.
Gia đình ông Hồ Văn Dũng vay vốn nuôi bò hiệu quả.
Từ năm 2020 trở về trước, xã Vạn Phước là một trong những địa phương khó khăn vùng bãi ngang ven biển của huyện Vạn Ninh với tỷ lệ hộ nghèo hơn 11%. Được tiếp cận nguồn vốn chương trình tín dụng cho hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn đã giúp người dân địa phương có thêm kênh vốn để làm ăn. Người dân vay vốn chủ yếu để phát triển chăn nuôi, chuyển đổi cây trồng, xây dựng mô hình kinh tế… Hiện nay, dư nợ của chương trình trên địa bàn xã khoảng 11 tỷ đồng, với khoảng 250 lượt hộ vay. Ông Nguyễn Hùng – Chủ tịch UBND xã Vạn Phước chia sẻ, chương trình tín dụng này mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ hơn 12% thời điểm đầu năm 2016 xuống còn 2,45% vào đầu năm 2021. Địa phương đã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới năm 2020.
Ông Nguyễn Thành Long – Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Vạn Ninh cho biết, giai đoạn 2016 – 2020, chương trình tín dụng chính sách hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn tiếp tục được triển khai tại 5 xã: Vạn Phước, Vạn Khánh, Vạn Thạnh, Đại Lãnh, Vạn Long. Đây đều là những xã khó khăn của huyện với tỷ lệ hộ nghèo hơn 10%. Việc được hỗ trợ vốn vay tối đa 100 triệu đồng với thời gian vay tối đa 5 năm đã giúp nhiều hộ có điều kiện thực hiện các mô hình sản xuất, kinh doanh. Để triển khai có hiệu quả chương trình, phòng đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đoàn thể trong quản lý, sử dụng vốn vay từ khâu xét duyệt hồ sơ, thẩm định phương án sản xuất, kinh doanh đến giám sát, kiểm tra sử dụng vốn vay sau giải ngân. Từ năm 2016 đến nay, phòng giao dịch đã giải ngân gần 90 tỷ đồng với khoảng 1.990 lượt hộ vay vốn. Hiện nay, dư nợ của chương trình hơn 68 tỷ đồng với 1.763 khách hàng còn dư nợ, không có nợ quá hạn. Nguồn vốn vay đã giúp nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho lao động nông thôn.
Năm 2021, huyện Vạn Ninh còn 4 xã được thụ hưởng nguồn vốn chương trình này là: Vạn Khánh, Vạn Thạnh, Đại Lãnh và Vạn Long. Địa phương kiến nghị NHCSXH tỉnh và cấp trên quan tâm bổ sung nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân trong thời gian tới.
Gần 11,6 ngàn lượt người được vay tín dụng chính sách trong quý I
Ngày 13-4, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Bảo đã chủ trì phiên họp quý I-2021 của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh.
Cùng dự có ông Nguyễn Đức Hải, Phó tổng giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, kiêm Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh cùng các thành viên của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh.
Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Bảo phát biểu tại cuộc họp
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Bảo, trong 3 tháng đầu năm 2021, hoạt động của hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực trong thực hiện các chương trình cho vay, thu hồi vốn. Trong thời gian tới, hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, các tổ chức đoàn thể nhận vốn ủy thác cần tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận nguồn vốn vay theo quy định. Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan cần tiếp tục quán triệt và thực hiện đồng bộ các giải pháp củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là tại các địa phương tỷ lệ nợ quá hạn còn cao...
Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Bảo cũng yêu cầu Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh cùng các đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu, phối hợp tìm giải pháp bổ sung nguồn vốn cho hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thông qua nguồn quỹ ở các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, tính đến tháng 3-2021, tổng nguồn vốn của hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đạt hơn 2,9 ngàn tỷ đồng, tăng 120 tỷ đồng so với đầu năm. Doanh số cho vay của hệ thống đạt 320 tỷ đồng với gần 11,6 ngàn lượt khách hàng vay. Một số chương trình tín dụng có số lượng vay lớn là: cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; cho vay hỗ trợ tạo việc làm; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường... Doanh số thu nợ đạt 202 tỷ đồng, bằng 97,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong quý I, chất lượng hoạt động tín dụng chính sách của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh và 11 đơn vị cấp huyện đều được xếp loại tốt...
An Giang thực hiện đồng bộ các chương trình tín dụng chính sách, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo Quý I năm 2021, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang đã tập trung triển khai đồng bộ các chương trình tín dụng chính sách, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Đồng thời, củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách,...