Kênh Vĩnh Tế – khẳng định bờ cõi Tây Nam
Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức có ghi lại, kênh Vĩnh Tế, con kênh đào nối từ Châu Đốc đổ ra biển Tây, niềm tự hào của Nam bộ được khởi công vào mùa Xuân năm Gia Long thứ 18, tức năm Kỷ Mão (1820).
Như vậy, kênh Vĩnh Tế cho đến nay đã chính thức tồn tại hơn 200 năm, vẫn giữ nguyên vai trò là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho tất cả các vấn đề quốc phòng ở biên giới Tây Nam suốt 2 thế kỷ qua.
Dòng kênh Vĩnh Tế hiền hòa. Ảnh: Thúy Hằng
Chuỗi sử sách chép lại về vùng đất phương Nam, tất thảy đều không che giấu mục đích đào kênh, tầm quan trọng về mặt quân sự của kênh Vĩnh Tế. Việc đào kênh nối liền Châu Đốc và Hà Tiên dẫn nước Hậu Giang ra biển Tây không những đã mở mang bờ cõi, lợi nông ích thương, mà còn là việc quyết định đến quan hệ quân sự quốc phòng với Cao Miên thời bấy giờ.
Sách Gia Định thành thông chí ghi rõ, sau khi hoàn thành hệ thống đồn trú vùng Châu Đốc, vua Gia Long xem địa đồ rồi phán rằng, xứ này nếu mở đường thủy thông với Hà Tiên, nông thương đều lợi cả. Nếu mở kênh thì dân ở càng đông, đất mở càng rộng dần sẽ thành một trấn to. Như vậy, đào xong kênh Thoại Hà, thống chế Thoại Ngọc Hầu, lúc bấy giờ là Trấn thủ Trấn Vĩnh Thanh, Gia Định nhận chiếu chỉ tiếp tục đào con kênh dọc theo biên giới Tây Nam kéo từ Châu Đốc tới Hà Tiên trở thành công trình trị thủy trấn biên nổi danh trong lịch sử – kênh Vĩnh Tế.
Vua Gia Long cũng là vị vua triều Nguyễn nổi tiếng với khát vọng chinh phục đất phương Nam, mở mang bờ cõi. Kênh Vĩnh Tế nằm trong chiến lược phân định biên giới với nước láng giềng bằng cách tạo ra cuộc sống dân cư đông đúc bền vững. Người dân canh tác lúa nước sinh cơ lập nghiệp ở vùng đất vốn là sình lầy hoang vu này.
5 năm trời ròng rã với 80 nghìn binh lính, sức người và công cụ thô sơ, kênh Vĩnh Tế hoàn thành và trở thành niềm tự hào quân sự của đất phương Nam cho đến ngày nay. Công trình là tổng hòa sức mạnh quân sự, trí tuệ của triều đại và công sức của hàng vạn dân phu. Phương pháp đào kênh thời bấy giờ là cách tiếp sức, ngày đêm không nghỉ. Ban đêm, họ dùng cách cắm cọc tiêu đốt đuốc rồi cứ theo hình chiếu 3 điểm để đào. Đây là phương pháp thô sơ nhất để nối con kênh thẳng tắp từ Châu Đốc xuống Hà Tiên và chỉ gấp khúc ở một vài đoạn nương theo đường biên giới. Rõ ràng, mục đích quân sự trấn biên của con kênh là tiêu chí đầu tiên để hy sinh sức người, sức của cho công trình này.
Video đang HOT
Khi dòng nước phóng xuống biển Tây là lúc nhìn lại những lớp người đã phải nằm xuống cho con kênh khai mở. Phu nhân Châu Vĩnh Tế, người vợ trợ thủ đắc lực cho thống chế Thoại Ngọc Hầu được lấy tên đặt cho con kênh. Và cũng từ đây bóng dáng của màu sắc văn hóa có hơi hướng mẫu hệ riêng có của vùng bảy núi Châu Đốc với lễ hội Vía bà và hệ thống đền thờ thần đất, thần sông, thần núi cũng được hình thành.
Các sử gia đặc biệt chú ý đến chi tiết, phải chăng tên của con kênh là Vĩnh Tế có thực sự là lấy tên của Thoại Ngọc Hầu phu nhân đặt cho không. Có bản chép lại lịch sử cho rằng, kênh Vĩnh Tế ban đầu được đào vét theo chiếu vua ban, gọi là Vĩnh Tế hà -tức sông Vĩnh Tế. Dù dòng kênh được đào trên 200 dặm qua sông Giang Thành, nhưng nó có tên từ ban đầu là sông Vĩnh Tế theo chiếu chỉ.
Chữ Vĩnh Tế gồm chữ Vĩnh là lâu dài, mãi mãi bền vững, còn chữ Tế chỉ sự cứu giúp, ban phước huệ. Điều này hoàn toàn phù hợp với ý nghĩa của dòng kênh nông – thương cùng khai mở, còn có ý lưu giữ lại công sức của người dân hai dân tộc Việt và Miên cùng góp lại, trong đó khẳng định ý muốn an dân của triều Nguyễn.
Nhưng đối chiếu với văn hóa dân gian còn lưu truyền đến ngày nay, ở mảnh đất Châu Đốc với văn hóa thờ mẫu, vía bà, núi Vĩnh Tế được cho là mang tên của bà Châu Vĩnh Tế. Sông núi cùng được mang tên này cũng là điều dễ hiểu. Trước đó, triều đình đã từng cho phép Thoại Ngọc Hầu dùng tên mình để đặt cho con kênh Thoại Hà, và khả năng vị danh tướng có công lớn với các công trình kinh tế, quốc phòng lớn tại vùng đất phương Nam đã được triều đình cho phép lấy tên phu nhân để đặt cho dòng kênh lịch sử.
Mặt khác, với vị tướng quân sự ngoại giao toàn tài có tầm nhìn như Thoại Ngọc Hầu, việc lấy tên của phu nhân được người dân nhìn nhận là đức độ, thương dân để đặt cho dòng kênh mất nhiều sức người, sức của mới đào vét được là một lợi ích an dân không chỉ thời điểm đó mà còn mãi về sau này.
Vào lúc đào kênh, phần đất ở hữu ngạn Hậu Giang, dân cư thưa thớt, đất đai thì sình lầy chỉ có thể cấy lúa trời nơi gần các gò cao theo lối canh tác da beo. Khi kênh Vĩnh Tế còn đang khơi, triều Nguyễn đã cho dân lập làng, lập ấp ra sát biên giới. Con kênh đã mở, cho nên nhiều nơi ruộng rút nước, dễ bề làm nhà, canh tác, lại có thể đi lại bằng thuyền. Người dân lúc ấy đã có sáng kiến đào các con kênh cựa gà (kênh xiên ngang qua kênh Vĩnh Tế) để đi lại, chở lúa và thăm đồng.
Trải qua hơn 200 năm lịch sử, kênh Vĩnh Tế cho đến nay đã được ghi nhận là công trình tạo nên bằng sức người quý giá khẳng định bờ cõi và khẩn hoang cả vùng Tứ giác Long Xuyên làm nên vùng đất vựa lúa lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long. Con kênh lúc nào cũng ghe thuyền tấp nập chở hàng hóa gia dụng, chở thóc lúa vào mùa gặt lên các nhà máy xay lúa. Hai bên bờ kênh quả thật đã không còn cảnh đìu hiu, sình lầy với mênh mông nước ngập hoang vắng nhiều cá sấu, muỗi và cỏ lác như đã từng ghi chép trong sử sách.
Điều đặc biệt là hiện nay, nước từ dòng kênh Vĩnh Tế vẫn được bơm lên rồi xử lý lọc sạch, sau đó cung cấp cho hơn 200 hộ dân trong vùng làm nước sinh hoạt. Tùy theo mỗi năm, lượng nước lên xuống thất thường, các đoạn kênh Vĩnh Tế được mở khẩu, khơi dòng vào các kênh cựa gà, sang biên giới cung cấp nước tưới tiêu thủy lợi cho cánh đồng lúa của người dân Campuchia bên đó.
Như vậy, thụ hưởng dòng nước từ lịch sử không chỉ có người Việt mà là toàn bộ cư dân biên giới hai bên Việt Nam và Campuchia. Có đoạn dòng kênh cặp sát biên giới, mùa nước lớn người dân hai bên vẫn dùng dòng kênh chở lúa, thăm đồng, vận tải nhu yếu phẩm. Về kỹ thuật canh tác và giống lúa, thủy nông người dân hai bên biên giới Việt Nam – Campuchia có thói quen đời sống nông nghiệp tương tự, cũng là quy định từ một dòng kênh thủy lợi mà nên.
Dòng kênh như một chứng nhân lịch sử mà tầm ảnh hưởng của nó lên văn hóa đời sống người dân ở biên giới Tây Nam khắc sâu và bền vững. Đường biên thủy nông như dòng cương thổ ngàn đời mãi mãi phân định biên giới quốc gia, duy trì sự ổn định lâu dài bằng sức vóc con người.
Thúy Hằng
Thành phố ở Nhật thu hút du khách bằng cá Koi bơi dưới cống nước thải
Du khách bị thu hút bởi những con cá Koi bơi dưới cống nước thải tại thành phố Shimabara, Nhật Bản.
Ấn tượng đầu tiên của du khách khi tới thành phố Shimabara ở tây nam Nhật Bản là hệ thống cống dẫn nước thải lộ thiên dọc các đường phố.
Nước thải dưới cống sạch đến mức những con cá Koi có thể sống khỏe mạnh và bơi lội tung tăng. Du khách tới đây được khuyến cáo không nên cho cá ăn.
Được mệnh danh là thành phố cá Koi, Shimabara gây ấn tượng với hàng chục dòng suối tự nhiên chảy quanh thành phố. Những con cá Koi được thả xuống nước ở đây từ năm 1978.
Cho đến nay, hàng trăm con cá Koi đã được thả xuống các dòng suối và cống nước thải ở thành phố Shimabara với một số con có chiều dài lên tới 70cm.
Nằm dưới chân núi Unzen và sát biển Ariake, thành phố Shimabara có lịch sử lâu đời và từng trải qua các cuộc xung đột và thảm họa thiên nhiên, như động đất và sóng thần vào thế kỷ thứ 18 khiến 15.000 người thiệt mạng.
Cánh đồng hoa dừa cạn ở An Giang, điểm 'check-in' mới của giới trẻ Không xuất hiện trên bản đồ du lịch tỉnh An Giang, nhưng cánh đồng hoa dừa cạn ở H.Phú Tân, tỉnh An Giang, đang trở thành điểm "check-in" mới của giới trẻ. Một địa điểm du lịch mới của tỉnh An Giang - Ảnh: Diễm Trúc Để tới được đây, bạn có thể chạy theo quốc lộ 91 giữa Long Xuyên và Châu...