“Kênh Truyền hình Giáo dục Quốc gia” – đưa giáo dục “đạt chuẩn” tới người dân
Ngày 25/04/2014, tại Seoul (Hàn Quốc), Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) đã ký kết hợp tác với Đài Truyền hình Giáo dục lớn nhất Châu Á – EBS.
Đây là sự kiện quan trọng, khởi đầu cho việc xây dựng một hệ thống truyền hình giáo dục tương tự tại Việt Nam nhằm tạo cơ hội giúp người dân tiếp cận với giáo dục “đạt chuẩn”, góp phần thúc đẩy “ xã hội học tập” theo chủ trương đổi mới giáo dục toàn diện.
EBS là Đài truyền hình & phát thanh giáo dục lớn nhất tại Hàn Quốc và khu vực. Thành lập từ năm 1980, EBS được đánh giá có vai trò quan trọng trong chiến lược bổ sung giáo dục trường học và thúc đẩy giáo dục suốt đời cho tất cả mọi người tại Hàn Quốc. EBS có nhiều kênh phát sóng, bao gồm: Kênh truyền hình kỹ thuật số trên mặt đất cho phim tài liệu, chương trình dành cho trẻ em mẫu giáo và chương trình thanh niên. Kênh EBS FM là kênh radio tập trung chủ yếu vào việc học ngôn ngữ. Kênh vệ tinh EBS Plus 1 tập trung rất nhiều xung quanh các chương trình ôn thi đại học và cung cấp các kiến thức bổ sung và mở rộng giáo dục trong trường học. Kênh EBS Plus 2 trọng tâm chính là “suốt đời” học tập (long life education), với các chương trình khác nhau cho khán giả mọi lứa tuổi. EBSe (vệ tinh) – Đây là kênh dạy tiếng Anh cho mọi đối tượng học sinh từ lứa tuổi mẫu giáo đến lớp 12. EBS cũng cung cấp một kênh truyền hình cáp/vệ tinh phục vụ người dân Hàn Quốc sinh sống tại Bắc Mỹ. Kênh này phát sóng các chương trình về văn hóa Hàn Quốc, giáo dục ngôn ngữ và chương trình cho trẻ em.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Chủ tịch AIC – với các đối tác Hàn Quốc
EBS cũng có một kho cơ sở dữ liệu quan trọng trong đó có các giáo viên hàng đầu của Thế giới dạy cho học sinh, sinh viên các bài học của chương trình giáo dục phổ thông và đại học. Vai trò, sự tác động của EBS đối với sự phát triển của giáo dục Hàn Quốc nói riêng, giáo dục trong khu vực và trên toàn cầu nói chung đã được khẳng định. Uỷ ban ra đề thi đại học của Hàn Quốc cho biết nhiều năm nay đề thi của các kỳ thi đại học của Hàn Quốc đều duy trì mức độ trên 70% liên quan tới giáo trình của EBS, với chương trình này đã giúp các học sinh của Hàn Quốc tiết kiệm được các chi phí để ôn thi vào Đại học sau khi tốt nghiệp PTTH đạt hiệu quả rất cao.
Bà Park Geun Hye – Tổng thống Hàn Quốc khi nhậm chức năm 2003 có người hỏi bà vì sao có thể nói giỏi được 5 thứ thứ tiếng như vậy, bà học ở đâu, Bà Tổng thống đã trả lời: “Tôi tự học trên mạng lưới truyền hình và phát thanh của Kênh EBS”.
“Chúng tôi đã ký hợp tác với Đài truyền hình Việt Nam trong việc triển khai xây dựng kênh truyền hình giáo dục Quốc gia để có thể đưa các chương trình đổi mới giáo dục đến cho từng người dân nghèo ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo và việc ký kết hợp tác với EBS và các đài truyền hình giáo dục các nước Mỹ, Anh, Úc, Nhật Bản…chính là hiện thực hóa mô hình phổ cập giáo dục trên truyền hình tới toàn dân với chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn khu vực cũng như quốc tế và thường xuyên cập nhật các kiến thức mà thế giới có thể chia sẻ cho mọi tầng lớp người dân của Việt Nam”, Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Chủ tịch HĐQT AIC chia sẻ bên lề lễ ký kết.
Khác với các chương trình phổ cập giáo dục trên truyền hình từ trước đến nay VTV đã phát sóng, Kênh Truyền hình Giáo dục Quốc gia sẽ có một format hoàn toàn khác biệt với công nghệ được chuyển giao đồng bộ từ EBS và các kênh truyền hình giáo dục hàng đầu khác như Nhật Bản, Anh, Úc… Chương trình này sẽ được đồng bộ hoá trên tất cả các thiết bị điện tử cầm tay, điện thoại thông minh… để người học có thể kết nối bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Đặc biệt, không chỉ phổ cập kiến thức phổ thông, kênh truyền hình này tiến tới việc dạy nghề trên truyền hình với các bộ tiêu chuẩn nghề đã được công nhận trong khu vực.
Buổi lễ ký kết với ĐTH Việt Nam ngày 14/1/2013.
Được biết, việc chuyển giao các tài liệu kỹ thuật số liên quan tới chương trình phổ cập giáo dục và dạy nghề nói trên sẽ “tiêu tốn” một khoản kinh phí khổng lồ. Tuy nhiên, nguồn kinh phí này không lấy từ ngân sách nhà nước mà do Công ty AIC sẽ đầu tư xây dựng toàn bộ nội dung và hệ thống trang thiết bị truyền hình của kênh giáo dục này. Toàn bộ các chương trình đào tạo chính thức theo hệ thống chương trình khung chuẩn quốc tế và được Việt Nam phê duyệt sẽ được sử dụng miễn phí với mọi đối tượng.
Người dân có cơ hội “học tập suốt đời” hoàn toàn miễn phí, trình độ nghề cũng như kiến thức học trên kênh truyền hình sẽ được xác nhận để người học có thể sử dụng để thi cử cũng như tìm kiếm việc làm.
Video đang HOT
“Kênh Truyền hình Giáo dục Quốc gia sẽ xoá khoảng cách về đào tạo giữa người có điều kiện và người không có điều kiện tiếp cận cơ hội giáo dục chất lượng cao. Mọi người đều bình đẳng khi tiếp cận giáo dục trên truyền hình và đây sẽ trở thành một xu thế tất yếu trong tương lai. Đây là chương trình hết sức có ý nghĩa với xã hội”, ông Trần Bình Minh, TGĐ Đài Truyền hình Việt Nam chia sẻ.
Được biết, trước đó, Đài Truyền hình Việt Nam đã ký kết chương trình phối hợp công tác với Bộ Giáo dục & Đào tạo, trong đó hai bên nhất trí sẽ cùng phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng đề án Kênh truyền hình giáo dục quốc gia góp phần xây dựng “Xã hội học tập” theo chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Còn công ty AIC chính là doanh nghiệp đi tiên phong và dũng cảm là doanh nghiệp đầu tiên đầu tư các chương trình lớn cho Giáo dục Việt Nam theo phương thức xã hội hóa.
Công ty AIC cũng là doanh nghiệp tiên phong đưa các giải pháp đồng bộ vào giáo dục đào tạo để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, trong đó từ việc số hóa sách giáo khoa theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu đào tạo cho toàn bộ nguồn nhân lực Việt Nam, đào tạo các giáo viên đạt chuẩn, đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục để quản lý chất lượng giáo dục đào tạo và phát triển các quan hệ quốc tế trong giáo dục.
Công ty AIC đã đưa hàng ngàn giáo viên Tiếng Anh đi đào tạo tại nước ngoài và đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào hàng ngàn trường học trong cả nước, hỗ trợ đưa các giáo viên nước ngoài vào Việt Nam đào tạo cho học sinh Việt Nam.
Hiện công ty AIC đã ký kết các hợp tác với các tập đoàn hàng đầu trên thế giới ở 19 quốc gia và vùng lãnh thổ và được Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam đồng ý để triển khai các chương trình ứng dụng khoa học công nghệ vào giáo dục với Nhà Xuất bản Giáo dục, ký hợp tác chiến lược với Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, với Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Nga, ký hợp tác chiến lược với Đại học Quốc gia Hà Nội và Đài Truyền hình Việt Nam trong việc triển khai xây dựng kênh truyền hình riêng cho giáo dục.
Phát biểu sau Lễ ký kết, ông Yongsup SHIN, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình EBS nói: “Chúng tôi sẽ hợp tác toàn diện với Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC và Đài Truyền hình Việt Nam trong các công việc từ tư vấn xây dựng đến đào tạo đội ngũ nhân lực, chuyển giao công nghệ, chuyển giao chương trình, phối hợp xây dựng phần nội dung và phát hành kênh.
Chúng tôi sẽ cùng chia sẻ toàn bộ các kinh nghiệm, những bài học mà chúng tôi có để giúp AIC và VTV nhanh chóng phát triển để theo kịp các tiến bộ của thế giới về Giáo dục. Sở dĩ chúng tôi đi đến quyết định như vậy là do chúng tôi thực sự khâm phục một người phụ nữ nhỏ nhắn, thông minh, quyết đoán và rất có tâm huyết đối với cải cách Giáo dục Việt Nam và phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đó là Viện sỹ, Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của AIC.
Hy vọng rằng sự ra đời của Kênh Truyền hình Giáo dục dự kiến bắt đầu phát sóng tháng 9.2014, Việt Nam sẽ có một kênh truyền hình như EBS hoặc các kênh truyền hình của các nước tiên tiến trên thế giới, đóng góp một phần quan trọng trong chương trình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đào tạo theo Nghị quyết TW Đảng Công sản Việt Nam tháng 10.2013, đáp ứng niềm mong mỏi của tất cả những người dân Việt Nam”.
Trần Mạnh Hà
Theo Dantri
Cảm động học sinh Hàn Quốc nhường áo phao khi phà sắp chìm
Một đoạn clip được ghi lại trên điện thoại của học sinh có mặt trên chiếc phà Hàn Quốc bị đắm đã tiết lộ khoảnh khắc cảm động, khi một em trai thiệt mạng ngay trước ngày sinh nhật thứ 17 do nhường áo phao cho bạn.
"Ồ, phà nghiêng nhiều quá. Chúng ta đang bị nghiêng hết về một phía. Không tài nào di chuyển được".
"Cậu có nghĩ bọn mình sẽ chết không?"
"Chuyện gì đang xảy ra thế?"
Hình ảnh được ghi lại trên phà Sewol những phút cuối
Trên đây là những giọng nói của ai đó trên chiếc phà Sewol khi nó bắt đầu chìm ngoài khơi bờ biển phía Tây Nam Hàn Quốc hôm 16/4. Một học sinh tuổi teen đã ghi lại được những khoảnh khắc tuyệt vọng này bằng điện thoại, kênh truyền hình Hàn Quốc JTBC cho biết.
Đoạn phim trên được cha của em gửi tới kênh truyền hình này sau khi lực lượng cứu hộ tìm thấy thi thể của con ông cùng chiếc điện thoại. Thẻ nhớ vẫn còn nguyên vẹn, JTBC khẳng định.
Đoạn ghi âm tách từ clip dài gần 3 phút này đã cho thấy phần nào những khoảnh khắc cuối cùng về không khí hoang mang bên trong phà Sewol, khi nó đang trên hành trình từ cảng Incheon tới Jeju, một hòn đảo du lịch phía Nam của Hàn Quốc.
Một giọng nói khác trong đoạn ghi âm thì hét lên: "Mẹ, bố, bố, bố! Còn em của con thì sao?"
Những người khác thì dường như không nhận ra mức độ khẩn cấp của tình hình, khi vẫn còn đùa rằng vậy là chuyến đi chơi của trường đã mất vui. Trong số hơn 470 hành khách, có tới hơn 300 người là học sinh của trường trung học Danwon.
Trong khi các hành khách đang bàn bạc về chuyện mặc áo phao, một giọng nói trên hệ thống loa của phà vang lên yêu cầu họ ở nguyên vị trí.
Một người khác thì cố trấn an các bạn mình, trong đó có giọng nói: "Mình nghĩ là nó đang ổn định trở lại".
Một người khác hỏi: "Có phải nó ổn định lại rồi không?"
Người đầu tiên trả lời: "Mình nghĩ tình hình đã tốt hơn trước".
Hai người này sau đó bàn tính việc mặc áo phao, khi một người nói: "Mình sẽ mặc áo phao đây". Người kia đáp lại: "Mình cũng sẽ mặc. Chúng ta cần phải mặc".
Một ai đó trong khoang dường như đã tìm cách giúp đỡ các bạn. Một người nói to: "Này!" sau đó gọi tên của một ai đó chưa mặc áo phao và nói "chúng ta phải lấy một cái".
Jung Cha-woong - một trong những em học sinh đã tử nạn sau khi nhường áo phao cho bạn
Trong lúc hỗn loạn, theo kênh Arirang News của Hàn Quốc, học sinh Jung Cha-woong đã đưa chiếc áo phao của mình cho bạn, và quay trở lại chiếc phà đang đắm để tìm cách cứu những người khác. Tuy nhiên em đã không thể tự cứu mình.
Cùng tử nạn khi cố tìm cách cứu những người khác còn có thành viên thủy thủ đoàn chị Park Ji-young. Hai thầy giáo Nam Yoon-chul và Choi Hae-jung cũng đã không do dự lao xuống nước lạnh để cứu các học sinh khi chiếc phà đã ngập nước.
Tin nhắn cuối cùng của trưởng nhóm thủy thủ đoàn Yang Dae-hong gửi đi từ điện thoại của mình đó là "phải đi cứu các học sinh đây". Nhưng ông không bao giờ trở lại.
Sự bối rối bên trong chiếc phà là rõ ràng khi một người được ghi âm lại hỏi những người khác thuyền trưởng đang làm gì trong khi họ ngồi chờ chỉ dẫn.
Một giọng khác nói thêm: "Họ cần phải nói cho chúng ta biết chuyện gì đang xảy ra chứ".
Hiện khoảng hơn 50.000 người Hàn Quốc đã ký tên tham gia một cuộc vận động trực tuyến, kêu gọi chính phủ truy tặng danh hiệu liệt sỹ cho những người đã quên mình để cứu người khác, như thủy thủ đoàn Yang Dae-hong, hay học sinh Choi Duk-ha, người đã thực hiện cuộc gọi khẩn cấp đầu tiên từ phà Sewol, trước cả thủy thủ đoàn. Choi được ghi nhận vì đã giúp cứu sống 174 người trên tàu.
Với danh hiệu liệt sỹ, gia đình của các nạn nhân sẽ được hưởng những ưu đãi, phục lợi từ ngân sách.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Ban Kinh tế TƯ làm việc với Bộ Tài chính và Đài Truyền hình Việt Nam Ngày 22/4, tại Hà Nội, Trưởng Ban Kinh tế TƯ Vương Đình Huệ, trưởng đoàn công tác TƯ làm việc với Bộ Tài chính và ĐTH Việt Nam về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết TƯ 6 khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tham dự chương trình sơ kết với Bộ...