Kênh thời tiết ứng dụng công nghệ thực tế hỗn hợp mô phỏng hậu quả của siêu bão khiến ai xem qua cũng rùng mình
Việc ứng dụng công nghệ thực tế hỗn hợp (mixed-reality) giúp các bản tin thời tiết của kênh Weather Channel thêm phần sinh động, đặc biệt khi mô tả sức tàn phá của siêu bão Florence vừa hoành hành tại bờ đông nước Mỹ.
Theo The Verge, một bản tin thời tiết đặc biệt trên kênh The Weather Channel đã khiến nhiều người khi xem qua không khỏi ngạc nhiên, thậm chí pha chút sợ hãi bởi sự nguy hiểm của siêu bão Florence và những trận lụt do nó tạo ra.
Hình ảnh trên bản tin thời tiết cho thấy dòng nước cuồn cuộn dâng lên khi cơn bão nhiệt đới liên tiếp trút mưa như xối xả xuống mặt đất.
Trung tâm dự báo quốc gia Mỹ dự đoán, mực nước ngập sẽ dâng lên ít nhất từ 0,6 mét lên tới 3,3 mét khi cơn bão quét qua. Tuy nhiên, những con số thống kê hiếm khi đem lại hiệu quả nhận thức cao và làm người xem dễ hình dung.
Chính bởi vậy, các nhà dự báo đã phải xây dựng hẳn mô hình hoạt họa, kết hợp với công nghệ thực tế hỗn hợp để mô phỏng sự nguy hiểm khi nước dâng lên. Người xem có thể thấy cảnh nước bắt đầu lênh láng trên đường phố, sau đó tăng dần, làn ngập nhà cửa, cây cối và xe cộ trên đường. Mọi thứ trông thật đáng sợ.
Thậm chí khi nước dâng lên tới 2,7 mét, mọi thứ trông khủng khiếp thế này đây
Theo Wikipedia, mixed reality hay thực tế hỗn hợp là sự kết hợp giữa thế giới thực và ảo nhằm tạo ra một môi trường mới dễ hình dung hơn. Ở đó, các đối tượng vật lý và kỹ thuật số cùng tồn tại và tương tác trong thời gian thực. Hiệu quả từ việc ứng dụng thực tế hỗn hợp đã rõ, hình ảnh xảy ra chân thực hơn và sống động như thể người xem đang được ở đó.
Hình ảnh đồ họa kết hợp công nghệ thực tế hỗn hợp này là kết quả hợp tác giữa The Weather Channel và công ty sở hữu Unreal Engine, công cụ được tin dùng nhất để phát triển game trên thế giới.
Điều thú vị ở chỗ, toàn bộ hình ảnh chiếu trong bản tin thời tiết đều là hình ảnh quay trong thời gian thực và không phải là kết quả của quá trình hậu kỳ. Nhờ đó, tính chân thực của bản tin được nâng lên đáng kể.
The Weather Channel là một số ít các kênh thời tiết trên thế giới dám tiên phong áp dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường hay thực tế ảo hỗn hợp vào trong các bản tin thời tiết. Michael Potts, phó chủ tịch thiết kế tại The Weather Channel tin tưởng, kênh đang đi đúng hướng và thành công trong việc tái tạo thời tiết dưới dạng hình ảnh trực quan.
Còn về cơn bão Florence, dù đã suy yếu nhưng nó vẫn gây ra thiệt hại lớn cho các bang ở bờ đông nước Mỹ. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 70 năm qua quét qua các bang miền đông của Mỹ. Ít nhất đã có 5 người thiệt mạng sau khi cơn bão Florence đổ bộ vào bờ biển North Carolina.
Hậu quả khi nước lũ tạo ra từ cơn bão Florence
Mô phỏng hậu quả của một cơn lốc trên kênh thời tiết The Weather Channel
Theo VnReview
Ứng dụng công nghệ rô-bốt trong cách mạng công nghiệp 4.0
Công nghệ rô-bốt đang được ứng dụng vào mọi lĩnh vực đời sống, xã hội, mang lại nhiều thay đổi mạnh mẽ cho nền kinh tế. Để ứng dụng hiệu quả công nghệ rô-bốt, bắt nhịp được với cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược rõ ràng để mang lại hiệu quả trong sản xuất.
Trong CMCN 4.0 việc ứng dụng tự động hóa, trí tuệ nhân tạo vào sản xuất, kinh doanh là một xu hướng tất yếu nhằm tạo ra năng suất lao động cao. Trên thế giới đã có nhiều nhà máy sử dụng toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất tự động hóa, đưa rô-bốt vào thay thế sức lao động của con người, tạo ra các sản phẩm tốt, độ chính xác cao. Trong khi đó, tại Việt Nam hầu hết dây chuyền sản xuất vẫn chưa được tự động hóa, sử dụng công nghệ cũ, chỉ đưa công nghệ thông tin và điều khiển, tự động hóa vào một số công đoạn ở mức độ đơn giản. Vì vậy sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh được với thế giới do chất lượng kém hơn, không đồng bộ, giá thành cao và chỉ một số ít thay đổi mới nhận được những kết quả bước đầu. TS Hoàng Việt Hồng, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Viện máy và dụng cụ công nghiệp cho biết, đơn vị đã nghiên cứu, thiết kế chế tạo thành công hệ thống máy đóng bao tự động cho Công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, nhờ đó giúp giảm lượng nhân công đáng kể, và năng suất cao hơn nhiều lần. Công nghệ này đã thay thế cho hoạt động của các công nhân đóng bao bằng tay giúp tăng mỹ quan sản phẩm, giảm lượng bụi phát tán ra môi trường ở vị trí kẹp bao, gấp bao làm ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe người lao động.
Một sản phẩm rô-bốt được lập trình của Công ty cổ phần Misa. Ảnh: QUANG MINH
Mặc dù việc tự động hóa có thể giải phóng sức lao động, nhưng thực tế để ứng dụng rô-bốt tại Việt Nam, các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn về nhân sự, vốn đầu tư hệ thống công nghệ, trình độ kỹ thuật... Theo báo cáo của Bộ Công thương, hiện nay, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đầu tư, ứng dụng những công nghệ mới, công nghệ lõi vào quá trình sản xuất còn thấp. Với 97% các doanh nghiệp là vừa, nhỏ và siêu nhỏ, cho nên luôn gặp khó khăn về nguồn vốn, trình độ khoa học và công nghệ (KH và CN), nguồn nhân lực và năng lực đổi mới sáng tạo. Rất ít doanh nghiệp có mối liên kết với các tổ chức KH và CN, viện nghiên cứu, khiến họ gặp thách thức lớn khi muốn ứng dụng công nghệ rô-bốt vào quá trình sản xuất. Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng cho rằng, công nghệ rô-bốt là một trong những trụ cột của nền công nghiệp 4.0 với những nhà máy thông minh và doanh nghiệp được chuyển đổi số hóa toàn diện, đưa nhiều ứng dụng vào các lĩnh vực của đời sống. Doanh nghiệp cần có những giải pháp để bắt kịp xu thế, nhưng muốn triển khai thực hiện cần có đánh giá toàn diện, có những hướng đi cụ thể phù hợp để có thể đón nhận thành công những cơ hội mà công nghệ rô-bốt và CMCN 4.0 mang lại.
Đáng chú ý, hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam khá mơ hồ, chưa biết ứng dụng rô-bốt vào làm gì trong hoạt động sản xuất của họ, liệu có nâng cao được năng suất, chất lượng và lợi nhuận hay không, trong khi đó lại phải đầu tư một khoản khá lớn. Nhiều doanh nghiệp còn chưa biết rô-bốt mềm, cứng là gì, ứng dụng công nghệ này như thế nào để phù hợp với từng loại dịch vụ như: nông nghiệp, y tế hay các ngành công nghiệp nặng... Nhất là Việt Nam vẫn chưa có các tổ chức trung gian chuyên nghiệp để có thể tư vấn cho các doanh nghiệp, giúp họ nhận thấy việc ứng dụng rô-bốt sẽ tăng hiệu quả sản xuất. PGS, TS Hồ Anh Văn, Viện khoa học và công nghệ tiên tiến Nhật Bản - Jaist (Nhật Bản) cho biết, ngoài ứng dụng sản xuất trong công nghiệp, các rô-bốt mềm có thể ứng dụng hái rau quả, chăm sóc cây trồng, hoặc trong y tế được dùng phẫu thuật để không gây hại các cơ quan nội tạng...
Vì vậy các doanh nghiệp nhỏ cần xây dựng hệ thống tự động quy mô nhỏ, nhưng trình độ cao để có thể sản xuất các sản phẩm cung cấp cho các doanh nghiệp lớn. Nhà nước cũng cần đầu tư cho hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực tạo nền tảng phát triển, ứng dụng công nghệ, sản phẩm của CMCN 4.0. Bên cạnh đó, sớm có những dự án cụ thể giữa các bộ, ngành, doanh nghiệp với đội ngũ trí thức, chuyên gia người Việt Nam trong nước và ngoài nước làm cơ sở hình thành mạng lưới liên kết trong lĩnh vực rô-bốt. Các viện nghiên cứu, trường đại học cần phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đổi mới công nghệ sản xuất, sáng tạo và phát triển sản phẩm mới. Khi đã có nguồn nhân lực, trí tuệ và một hệ thống hạ tầng, các ngành công nghệ cao sẽ có thể phát triển ở Việt Nam, tạo đà thúc đẩy nền kinh tế thuận lợi bắt kịp con tàu CMCN 4.0.
Theo nhandan
Tinder là gì mà lại gây hot đến vậy? Tinder là gì mà lại gây hot đến vậy? 1. Tinder là gì? Trong vài thập kỷ qua, hẹn hò trực tuyến đã tạo nên một cuộc cách mạng thay đổi cách con người ta làm quen và hẹn hò với nhau. Bạn không còn phải đi vào quán bar, tìm người bạn thích, mở lời mời và bị từ chối trực tiếp....