Kênh đào Rideau
Kênh đào Rideau được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 19, dài 202 km kéo dài từ thủ đô Ottawa đến cảng Kingston phía nam hồ Ontario.
Kế hoạch đào Kênh Rideau lần đầu tiên được đề xuất khi Chiến tranh Anh-Mỹ năm 1812 kết thúc. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1826 dưới sự chỉ đạo của Trung tá John By. Các chuyên gia thời đó đã thiết kế 50 đập để kiểm soát mực nước tại các ghềnh trên sông Rideau và Cataraqui. Tổng cộng 46 (ban đầu là 49) cổng được sử dụng để dẫn nước vào kênh cho các tàu có kích thước khoảng 83 m từ sông Ottawa đến kênh chuyển tải tại làng Newboro (tỉnh Ontario) và các tàu từ 50 m đến Hồ Ontario tại Kingston.
Kênh đào Rideau – được xây dựng trong rừng nguyên sinh với tất cả các công việc được thực hiện thủ công – đã gây ra khó khăn lớn cho những người lao động Ailen, nhiều người đã chết vì sốt rét.
Hoàn thành vào năm 1832 sau 5 mùa làm việc mùa hè, có tới 2000 người đàn ông được tuyển dụng bởi các Kỹ sư Hoàng gia và các nhà thầu được chỉ định, kênh đào nằm trong số các công trình kỹ thuật dân dụng đầu tiên vĩ đại nhất của Bắc Mỹ. Trung tá By đặt trụ sở của mình tại ngã ba sông Ottawa và Rideau và bắt đầu một khu định cư nhỏ, đầu tiên được đặt tên là Bytown để vinh danh ông nhưng đổi tên thành Ottawa vào năm 1855.
Mặc dù nó vận chuyển hàng hóa và hành khách trong những chiếc tàu hơi nước nhỏ trong một thế kỷ, kênh Rideau lại không có hiệu quả kinh tế, và hiện được sử dụng hoàn toàn thủ công.
Video đang HOT
Hầu hết các khóa ban đầu và van cống vẫn đang được sử dụng, và ngoại trừ 3 khóa thủy lực, tất cả vẫn được vận hành bởi sức mạnh cơ bắp của nhân viên điều khiển các tời “cua” đặc biệt. Những bức tường đá, ao và cây cầu của nó đã giữ được một vẻ đẹp yên tĩnh dọc theo thành phố Ottawa và vào mùa đông, nó trở thành một trong những sân trượt băng nổi tiếng nhất thế giới. Năm 1926, 100 năm sau khi bắt đầu xây dựng, kênh Rideau được công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Năm 2000, nó đã trở thành một phần của Hệ thống sông di sản của Canada và năm 2007 kênh đào Rideau đã có tên trong danh sách Di sản thế giới.
Minh Châu
Theo ngaynay.vn
Xắn tay áo "lao" vào trồng nấm mọc tua tủa, thu 30 triệu/tháng
Sau khi về hưu, cô Sái Thị Sinh (SN 1962) tại thôn Bình Chương 1, xã Đình Lập, huyện Đình Lập (Lạng Sơn) đã gây dựng cơ sở trồng nấm sò đảm bảo được khách hàng tin tưởng lựa chọn. Nấm sò đã mang lại cho gia đình cô Sinh thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm.
Đối với nhiều người, về hưu là để nghỉ ngơi sau thời gian dài làm việc, cống hiến nhưng với cô Sái Thị Sinh thì đây lại là thời gian cô được thỏa sức với với đam mê.
Những bịch nấm sò chi chít mầm nấm trắng phau tại trại nấm của cô Sinh.
Phóng viên Dân Việt có dịp ghé thăm trại nấm của gia đình cô Sái Thị Sinh trong một ngày đầu thu mát mẻ khi cô đang tất bật với công việc thu hái nấm để giao cho khách. Đi sâu vào trong, PV Dân Việt thấy hàng nghìn mô nấm mọc lên chi chít búp nấm mập ú, trắng tựa như bông trông rất bắt mắt.
Gặp gỡ chúng tôi, không phải là một Bí thư Đảng ủy xã quần áo chỉnh tề, đi giày cao gót mà là bà nông dân đúng chất với đôi ủng cao ngang đầu gối, chiếc áo tối màu cùng chiếc kéo cắt nấm, bấm kêu tanh tách. Cô Sinh vui vẻ mời chúng tôi vào thăm trang trại nấm đầy tâm huyết của mình.
Cô Sinh cho biết: Trước đó, cô từng công tác tại UBND xã Đình Lập với vị trí Bí thư Đảng ủy xã. Sau thời gian dài làm việc, cống hiến hết mình thì cô cũng đến tuổi được nghỉ ngơi. Khi có quyết định "về vườn" vào năm 2016, cô cũng bắt tay ngay vào hiện thực hóa ý tưởng đã ấp ủ từ lâu trong thời gian khi còn đang công tác.
Gia đình cô Sinh đã đầu tư xây trại nấm với diện tích hơn 1.000m2, số vốn đầu tư ban đầu trên 1 tỷ đồng.
Tay vừa thoăn thoắt bấm từng chùm nấm trắng phau, cô vừa tâm sự: Cô đến với nghề trồng nấm như một cái duyên. Sau khi tham gia xong các buổi tập huấn, cô cũng mua phôi trồng thử 4 - 5 bầu thử nghiệm. Nhận thấy cây nấm sò phù hợp và khá dễ trồng nên từ đó cô đã nuôi dần ý tưởng và đợi khi được nghỉ ngơi sẽ hiện thực điều đó. Cô đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà xưởng để trồng nấm sò. Nhận thấy trồng nấm đem lại giá trị kinh tế, lúc đó gia đình cô trồng thêm hơn 200 bầu nấm sò nữa để bán.
"Sau khi nghỉ hưu, tháng 7/2016 tôi bắt đầu hiện thực hóa ý tưởng là mở 1 cơ sở trồng nấm sò đảm bảo chất lượng đưa ra thị trường phục vụ khách hàng. Tôi đã mạnh dạn phá một phần diện tích đồi vải và thông của gia đình để đầu tư xây trại nấm với diện tích hơn 1.000m2, số vốn đầu tư ban đầu trên 1 tỷ đồng", cô Sinh nói.
Nghề trồng nấm không chỉ đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm mà còn phải luôn tìm tòi, lấy uy tín, chất lượng làm đầu, nhờ vậy mà trại nấm của gia đình cô thu đến đâu đều bán hết đến đó.
Để giảm thiểu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, môi trường, cô Sinh đã xây dựng trại cố định, đảm bảo cho nấm được trồng trong nhà có tường bao quanh, mái che chắc chắn, hệ thống chiếu sáng và độ ẩm phù hợp.
"Ban đầu tôi cũng gặp không ít khó khăn bởi nấm cũng là 1 loại cũng đòi hỏi khá nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật trong các khâu, từ chuẩn bị phôi bịch, nuôi trồng cho đến thu hoạch và bảo quản. Tuy nhiên, trong quá trình công tác tại xã, tôi thường xuyên vận động bà con đồng thời tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt - trong đó có trồng nấm sò nên cũng nắm được ít nhiều kiến thức cơ bản trồng và chăm sóc loại nấm này," cô Sinh cho hay.
Tuy nhiên, khi đã trồng được nấm, sản phẩm làm ra đẹp mắt, đảm bảo chất lượng rồi thì cô lại lo tìm đầu ra. Cô Sinh kể: Những ngày đầu, cô đem biếu người quen ăn thử và mang ra chợ chào hàng với các khách buôn, dần dần khách quen và tin tưởng nên nhiều người tìm đến nhà đặt mua.
Theo cô Sinh, trồng nấm không quá khó, lại phù hợp với thị hiếu, công chăm sóc chủ yếu là tưới nước sạch để đảm bảo các bầu nấm không bị bệnh. Bên cạnh đó, để có được những cây nấm tươi ngon thì phải hiểu và nắm chắc, thường xuyên theo dõi thời tiết, thời gian sinh trưởng của cây nấm để có biện pháp chăm sóc, thu hái hợp lý. Trong quá trình thực hiện, bên cạnh kinh nghiệm trồng nấm đã có, cô còn thường xuyên lên mạng học hỏi thêm.
Sau gần 3 năm thực hiện, cô Sinh đã nâng tổng số bầu nấm của gia đình lên 34.000 bầu nấm sò.
Với kinh nghiệm 3 năm trồng nấm sò, cô Sinh cho biết: "Mỗi lần thu hoạch nấm xong, tôi phải làm vệ sinh sạch sẽ phần miệng bịch, rồi dùng nắp đậy bịt đầu bịch lại để hãm sự sinh trưởng của các tai nấm. Nếu không làm vậy, nấm sẽ tiếp tục ra đến khi hết chu kỳ của một bịch phôi nấm, mà cây nấm lại không to, năng suất thấp. Do đó, quá trình nuôi phôi, thu hoạch phụ thuộc phần lớn vào kinh nghiệm cũng như kỹ thuật của người trồng".
Nhờ đó đến nay, sau gần 3 năm thực hiện, cô Sinh đã nâng tổng số bịch nấm của gia đình lên 34.000 bịch, một năm xoay vòng 2 lần, mỗi lần 17.000 bầu. Mỗi năm, gia đình cô bán ra thị trường khoảng 7 - 8 tấn nấm, với giá bán từ 30.000 đồng - 40.000 đồng/kg, gia đình cô thu về trên 300 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Mô hình trồng nấm sò không chỉ đem lại thu nhập cao cho gia đình cô Sinh mà còn giúp tạo việc làm theo mùa vụ cho 7 - 8 lao động tại địa phương.
Chia sẻ bí quyết, kinh nghiệm để có sự thành công như ngày hôm nay, cô Sinh bộc bạch: "Đã xác định làm việc gì cũng phải có đam mê, sự tâm huyết và lòng kiên trì. Nghề trồng nấm cũng vậy, không chỉ đòi hỏi giàu kiến thức, kinh nghiệm mà còn phải luôn tìm tòi, lấy uy tín, chất lượng làm đầu, nhờ vậy mà trại nấm của gia đình tôi thu đến đâu đều bán hết đến đó".
Thành công từ mô hình trồng nấm của cô Sái Thị Sinh đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân xã Đình Lập. Năm 2018, từ nguồn vốn phát triển sản xuất của chương trình nông thôn mới, xã hỗ trợ 330 triệu đồng cho gia đình cô Sinh để tiếp tục nhân rộng mô hình trồng nấm.
Theo Danviet
Mô hình nhà màng công nghệ cao ở Hà Tĩnh cho thu nhập hàng trăm triệu đồng Nhằm hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, những năm gần đây, tại Hà Tĩnh đã nở rộ nhiều mô hình trồng các loại rau, hoa trong nhà màng. Đặc biệt, cây dưa lưới đã 'bén rễ' và được đánh giá là một cây trồng nhiều triển vọng. Hiệu quả cao, anh Nguyễn Tuấn Anh mở...