“Kén” người làm, nghề làm mặt nạ giấy bồi đứng trước nguy cơ thất truyền
Mặt nạ chú Tễu, mặt nạ Thị Nở, mặt nạ ông Địa… được bồi từ giấy là những đồ chơi truyền thống thân thuộc trong dịp Tết Trung thu. Đằng sau nụ cười khoái chí của trẻ thơ khi vui chơi với chúng là bàn tay người nghệ nhân trút hết sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và tâm huyết níu giữ một nghề làm thủ công từ xa xưa.
Trên phố Hàng Than (Ba Đình, Hà Nội), còn duy nhất gia đình ông Nguyễn Văn Hòa (64 tuổi) và vợ Đặng Hương Lan (60 tuổi) vẫn theo nghề làm mặt nạ giấy bồi. Gần 40 năm gắn bó với công việc này, nghề làm mặt nạ giấy bồi vừa mang lại thu nhập và lưu giữ giá trị của nghề truyền thống cha ông để lại.
Ông Hòa chia sẻ: “Chúng tôi là những người lao động về hưu sớm do mất sức. Trước đây, nghề này coi như nghề phụ để kiếm thêm thu nhập. Sau khi về hưu, chúng tôi mới toàn tâm toàn ý làm công việc này”. Nguyên liệu làm mặt nạ giấy bồi cần có hồ, giấy, sơn trang trí…”. Hiện gia đình ông Hòa có 22 kiểu khuôn mặt nạ khác nhau.
Mỗi khuôn cho một mặt nạ hình dáng khác nhau. Đầu tiên phải nấu hồ, sau đó phết hồ vào những tờ giấy A4. Giấy này được bồi vào từng khuôn lần lượt từng lớp một. Khi đạt đến một độ dày nhất định, phôi mặt nạ đã hoàn thiện.
Bà Lan cho biết: “Để hoàn thiện mỗi chiếc mặt nạ đòi hỏi sự kì công, tỉ mỉ. Ai cũng có thể nắm được các bước làm, tuy nhiên, để có mặt nạ đẹp, mang đúng hồn cốt cần sự khéo tay và dành tâm huyết cho nó. Mỗi khi vẽ xong một chi tiết trên mặt nạ phải mang ra phơi ngay. Sau khi mặt nạ khô mới vẽ các phần khác”.
Gia đình ông Hòa không ngần ngại hướng dẫn cho những người có nhu cầu học nghề cách thức làm mặt nạ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa ai học được cách làm, bởi họ làm lấy số lượng, thương mại. Đây là một nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và phải thổi hồn vào mỗi nhân vật. Việc học hỏi không có tâm huyết như vậy sẽ khó duy trì và phát triển nghề này.
Video đang HOT
Trung bình mỗi ngày, gia đình ông chỉ hoàn thiện được khoảng 30 chiếc mặt nạ. Mỗi mặt nạ phải đặt lên, hạ xuống làm các bước ít nhất 7 lần mới hoàn chỉnh. Tuy nhiên, giá thành mỗi sản phẩm chỉ dao động từ 30.000-50.000 đồng/chiếc.
Gần đến Trung thu, gia đình ông Hòa phải làm việc hết công suất.
Vài năm trở lại đây, xu hướng người tiêu dùng trong nước ưa chuộng đồ chơi truyền thống. Vì vậy, nhà ông Hòa luôn nấp nập khách trong và ngoài nước tìm đến mua mặt nạ truyền thống.
Những chiếc mặt nạ giấy bồi hoàn thiện phục vụ dịp Tết Trung thu.
Theo Laodong
Người phụ nữ hơn 70 năm làm thiên nga bông ở Hà Nội
Gia đình bà Tâm là địa chỉ duy nhất còn giữ nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống của người Hà Nội.
Thiên nga bông là đồ chơi thủ công truyền thống của người Hà Nội vào dịp trung thu.
Bà Vũ Thị Thanh Tâm (88 tuổi, ở phố Hàng Lược) cho hay thời bao cấp, có giai đoạn gia đình bà làm ra và tiêu thụ cả nghìn con thiên nga bông mỗi năm. Hiện hàng năm bà Tâm chỉ làm gần trăm giỏ để bán cho những người yêu thích hoài cổ.
Bà Tâm cho biết, làm thiên nga bông là nghề truyền thống của gia đình, bà đã theo việc này hơn 70 năm.
Trong căn phòng nhỏ trên tầng ba căn nhà ở phố cổ Hàng Lược, bà Tâm cặm cụi làm những chi tiết nhỏ để ghép giỏ thiên nga bông.
"Cái khó của công việc này là tạo hình từ những chi tiết nhỏ, và đặc biệt phải phân biệt được mình đang làm con thiên nga hay con vịt", bà nói.
Các nguyên liệu để tạo ra sản phẩm đều đơn giản, chỉ gồm giấy cứng, dây thép nhỏ, bông, túi bóng màu...
Thân của thiên nga được bồi bằng giấy, bọc bông và dán lại bằng hồ sao cho không bị xù.
Những ngón tay già nua đang tạo hình thiên nga.
"Để hoàn thiện một giỏ thiên nga bông mất khoảng một giờ", bà Tâm cho biết.
Cánh thiên nga làm từ xốp dẻo để tránh bị gãy vụn.
Trước đây, để trang trí thiên nga bông, bà Tâm dùng giấy gói kẹo, giấy pơluya trắng, nhuộm thành các màu xanh, đỏ, tím, vàng,... nhưng nay các phụ kiện cần thiết đều có bán sẵn.
Bà Tâm nhớ lại, thời bao cấp, một đồ chơi bằng bông hình con gà, con vịt, thiên nga... bày bán trên phố là ước mơ của các em nhỏ.
"Nay đồ chơi Trung Quốc tràn ngập nên nghề truyền thống không còn chỗ đứng, tôi có một người con theo công việc này nhưng không biết duy trì được bao lâu", bà chia sẻ.
Ngọc Thành
Theo VNE
Tò mò cách làm đèn kéo quân đón Trung thu từ nghệ nhân ở Cao Viên, Hà Nội Mỗi dịp Trung thu về, gia đình ông Vũ Văn Sinh (Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội) lại tất bật làm đèn kéo quân bán đi khắp tỉnh thành trong cả nước với mong muốn trẻ con được chơi những đồ truyền thống của dân tộc. Hàng năm, cứ mỗi dịp Trung thu, gia đình ông Sinh lại bận rộn hơn ngày thường...