‘Kém xa Su-34′ nhưng Ấn Độ vẫn chọn Tejas Mk1
Ấn Độ đã quyết định ký hợp đồng mua máy bay chiến đấu Tejas Mk 1A thay vì Su-34 rẻ hơn và sở hữu tính năng kỹ chiến thuật cao cấp hơn.
Mặc dù máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 của Nga được coi là một trong những chiến đấu cơ mạnh mẽ, thiết thực và hiệu quả nhất thế giới, Không quân Ấn Độ lại lựa chọn tiêm kích hạng nhẹ Tejas Mk 1A, không chỉ kém hơn trong chiến đấu trên không mà còn đắt đỏ hơn.
“Hầu hết ngân sách quốc phòng năm tới của Ấn Độ sẽ được phân bổ cho chiếc Tejas Mk 1A. Triển vọng cho năm tới cho thấy các kế hoạch trong tương lai sẽ không trải qua những thay đổi đáng kể, tiêm kích Tejas Mk 1A vẫn là ưu tiến hàng đầu của New Delhi”.
“Quyết định về đơn đặt hàng đối với Tejas Mk 1A vẫn chưa được “chốt” và chúng tôi hy vọng giao dịch sẽ được hoàn thành vào năm 2020. Điều này có thể chiếm một phần đáng kể trong phân bổ ngân sách vào năm 2020″, báo cáo của ICICI Securities cho biết.
“Phải mất bốn thập kỷ để tạo ra Tejas Mk 1A để phù hợp với khả năng thay thế MiG-21, tuy nhiên nó không thể so sánh với các máy bay chiến đấu hàng đầu khác trên thế giới”, báo cáo của Business Insider.
Tiêm kích đa năng hạng nhẹ Tejas Mk 1A của Ấn Độ
Video đang HOT
Trên thực tế, máy bay chiến đấu mới nhất của Ấn Độ rất khó đạt đến cấp độ tiêm kích thế hệ thứ hai MiG-21 của Liên Xô. Tuy nhiên giá của nó là 44 triệu USD, trong khi chi phí dành cho máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 của Nga chỉ là 34 triệu USD.
“Nói chung sản phẩm phát triển ở Ấn Độ khó có thể được gọi là máy bay chiến đấu! Trải qua 40 năm nghiên cứu phát triển, New Delhi chỉ có sự giao thoa giữa máy bay chiến đấu từ thời chiến tranh Lạnh với tiêm kích hiện đại”.
“Ngay cả thiết kế làm cho máy bay dễ dàng bị nhận biết đối với các hệ thống phòng không lỗi thời cũng là một điểm bất hợp lý khác, Tejas thực tế đã lạc hậu ngay từ khi ra mắt”, các chuyên gia lưu ý.
Ấn Độ đã quyết định bỏ qua Su-34 nhằm ưu tiên cho công nghiệp quốc phòng trong nước
Tuy nhiên ở đây phải nhìn nhận rằng Ấn Độ không thể bỏ qua dự án tiêm kích hạng nhẹ nội địa của mình khi họ đã đổ dồn quá nhiều thời gian cũng như tiền bạc cho chiếc chiến đấu cơ trên.
Chính vì lý do này, NewDelhi buộc phải lựa chọn Tejas Mk 1A thay vì mua sắm Su-34 của Nga có tính năng kỹ chiến thuật cao hơn nhiều cả trong vai trò không chiến lẫn tấn công mặt đất.
Quan trọng hơn, Ấn Độ muốn dùng hợp đồng sản xuất Tejas Mk 1A để thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng trong nước, đây là toan tính đường dài khá hợp lý của New Delhi bất chấp giai đoạn hiện tại họ phải chịu khá nhiều thiệt thòi.
Tùng Dương
Theo baodatviet.vn
Ấn Độ hối tiếc vì từ chối mua Su-57?
Bộ Quốc phòng Ấn Độ mới đây đã tuyên bố sẽ không mua tiêm kích tàng hình Su-57 do Nga chế tạo cũng như biến thể FGFA của nó.
Những chỉ trích nghiêm trọng nhất về máy bay chiến đấu Nga thế hệ thứ năm Su-57 và từ chối thực hiện dự án chung để tạo ra máy bay chiến đấu tàng hình Nga - Ấn có thể sẽ khiến Ấn Độ phải hối tiếc.
Theo công bố từ Tạp chí Quân sự, Trung tướng Lực lượng Vũ trang Ấn Độ, ông P. Katosh gọi hành động trên của Bộ Quốc phòng nước này là một động thái rất ngu ngốc bởi vì với số tiền tương đối ít, Ấn Độ có thể sở hữu một máy bay chiến đấu độc đáo và công nghệ Nga cho phép New Delhi độc lập phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của riêng mình.
Mẫu thử Sukhoi T-50 của tiêm kích tàng hình Su-57. Ảnh: RIA Novosti.
"Sẽ tốt hơn nếu các cơ quan truyền thông này đưa tin về hoạt động kém hiệu quả của Bộ Quốc phòng Ấn Độ thay vì chỉ trích Su-57. Hãy nhớ rằng, Không quân Ấn Độ trước đây đã phản đối sự phát triển chung của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 với Nga. Trên thực tế, đó là sự từ chối có chủ ý của Bộ Quốc phòng chúng tôi để cùng thực hiện một dự án lớn sử dụng các công nghệ nước ngoài".
"Có ai thực sự tin rằng Ấn Độ sẽ tự mình phát triển một máy bay chiến đấu thế hệ mới mà không cần hợp tác với các công ty nước ngoài? Tại sao không phát triển dự án với Nga khi nó đã được xây dựng và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của bạn", trích dẫn lời Trung tướng không quân Katosh.
Cần lưu ý rằng Ấn Độ không nêu rõ lý do khách quan vì sao họ lại quyết định từ bỏ máy bay chiến đấu Su-57 của Nga. Tuy nhiên rất nhiều kết luận không tán thành được đưa ra về chiếc tiêm kích tàng hình này, ví dụ như diện tích phản xạ radar quá cao, động cơ chưa hoàn thiện và Moskva không nghiêm chỉnh trong việc chuyển giao công nghệ.
Hiện tại Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã công bố dự án nghiên cứu chế tạo tiêm kích thế hệ 5 AMCA hoàn toàn độc lập và trong tương lai gần khả năng cao là họ sẽ mua tạm F-35A Lightning II của Mỹ để lấp khoảng trống.
Phong Vũ (Tổng hợp)
Theo doanhnghiepvn.vn
Dù rất hiện đại, tiêm kích Su-30MKI còn có thể được nâng cấp mức độ cao Su-30MKI được coi là tiêm kích mạnh nhất ở khu vực Nam Á và là máy bay duy nhất của Ấn Độ có thể đối chọi với các máy bay hiện đại của Không quân Trung Quốc như J-11B và J-16, nó còn có thể được nâng cấp đáng kể bằng việc tích hợp nhiều loại vũ khí và công nghệ mới. Su-30MKI...