Kem dưỡng mắt là điều cần thiết, trừ khi bạn còn “teen”
Trong một talk-show tập hợp rất nhiều nghệ sỹ trang điểm nổi tiếng thế giới như Bobbi Brown, Laura Mercier…, tất cả đều đồng tình đưa ra quan điểm: “Eye cream is a must, unless you’re a teenager” – “Kem dưỡng mắt là điều cần thiết, trừ khi bạn còn &’teen’”. Tuy nhiên, đây gần như là loại mỹ phẩm chăm sóc da bị phụ nữ “nhớ nhớ quên quên” nhiều nhất, đồng thời, bị dùng sai nhiều nhất.
Những sai lầm quanh việc dùng kem dưỡng mắt có thể kể đến: dùng lực mát xa quá mạnh, dùng chung kem dưỡng mắt với kem dành cho mặt, không dùng thường xuyên và sớm bỏ cuộc vì nản chí khi chưa thấy công dụng tức thời…
Dưới đây là những thắc mắc thường gặp nhất về kem dưỡng mắt, được tư vấn bởi Vũ Kiều Loan – một trong hai chủ nhân của blog Love At First Shine, bằng những kinh nghiệm cô có được khi làm việc trong hệ thống mỹ phẩm Clinique tại Mỹ.
Vũ Kiều Loan và Hoàng Ngọc Diệp – 2 chủ nhân của blog làm đẹp Love At First Shine
Q: Vùng da xung quanh mắt khác biệt với các vùng da khác như thế nào?
A: Vùng da xung quanh mắt là vùng da nhạy cảm nhất trên mặt, thậm chí là trên cơ thể. Cụ thể:
- Da mắt chỉ mỏng bằng khoảng 1/10 các vùng da mặt khác, chính vì vậy, nó rất dễ bị tổn thương.
- Tuy mỏng nhưng khu vực này lại chứa nhiều mạch máu, vì thế rất dễ xuất hiện quầng thâm.
- Ít tuyến dầu và tuyến mồ hôi hơn các vùng da khác trên khuôn mặt, bởi vậy, da mắt luôn khô hơn, bộc lộ nếp nhăn nhanh hơn.
- Hàng rào bảo vệ da mắt rất mỏng và yếu, do đó dễ bị tổn thương khi ta dùng sai sản phẩm hoặc có vật thể lạ bay vào.
Q: Có thể dùng kem dưỡng ẩm thông thường để làm kem dưỡng mắt không?
Video đang HOT
A: Không nên, trừ khi bạn chắc chắn 100% nó được làm từ những nguyên liệu an toàn.
Bởi lẽ kem dưỡng mắt yêu cầu những tiêu chuẩn nhất định:
- Kem dưỡng mắt bao giờ cũng đậm đặc và cần nhiều công dụng hơn kem dưỡng ẩm thông thường: chống nhăn, làm mờ quầng thâm, giảm bọng mắt… Trong khi kem dưỡng ẩm thường chỉ có chức năng cung cấp lớp màng ẩm thiết yếu bảo vệ da.
- Kết cấu của kem dưỡng mắt phải đạt độ bám chắc chắn, không “chạy” ngược vào mắt, không gây ngứa, chảy nước mắt…
- Kem dưỡng mắt phải chứa những nguyên liệu nhẹ dịu nhất có thể và phải được kiểm định bởi các bác sỹ mắt (trong khi kem dưỡng ẩm chỉ cần được kiểm nghiệm bởi bác sĩ da liễu).
Q: Dùng kem dưỡng mắt như thế nào?
A: Với tần suất thường xuyên và trong một thời gian dài mới có tác dụng.
Cụ thể: 1 ngày 2 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng trước khi trang điểm đi làm. Buổi tối, sau khi rửa mặt sạch, bạn nên bôi kem dưỡng mắt lên cả quầng mắt dưới và mí mắt trên. Theo kinh nghiệm của tôi, ban ngày bạn chỉ nên bôi kem dưỡng mắt ở quầng mắt dưới, vừa có tác dụng dưỡng ẩm, vừa là bước đệm cho kem che khuyết điểm đánh lên mềm mịn. Bôi kem dưỡng mắt lên mí mắt trên có thể phần nào ảnh hưởng đến việc kẻ mắt hay tán màu mắt.
Q: Bôi kem dưỡng mắt bằng gì?
A: Luôn là ngón tay áp út.
Ngón áp út là ngón tay “dịu dàng” nhất, sẽ cho bạn đủ lực tác dụng lên mắt mà không làm sản sinh thêm nếp gấp. Nhẹ nhàng, từ tốn chấm kem và dậm đều tay lên vùng da nhạy cảm này. Hãy làm ấm ngón tay bằng cách cọ chúng vào nhau trước khi massage để kem thẩm thấu vào da hiệu quả.
Q: Kem dưỡng mắt nào tốt?
A: Tiền nào của nấy. Kem dưỡng mắt cần một sự đầu tư không nhỏ, nhưng đó là việc cần thiết và hợp lý. Các hãng mỹ phẩm Âu Mỹ có kem dưỡng mắt nổi tiếng có thể kể đến Estée Lauder, Lancôme, Philosophy, Origin, Benefit… Châu Á có Shiseido, Laneige, SK II… Hiện tôi đã dùng đến lọ Clinique All About Eyes thứ 2 và cảm thấy rất ưng ý về độ ẩm mượt của sản phẩm này.
Cuối cùng, tôi khuyên bạn hãy phòng vệ nếp nhăn từ tuổi 20 trước khi cuống cuồng tìm kiếm các loại kem làm mờ nếp nhăn ở tuổi tứ tuần.
Theo Đẹp
Sữa rửa mặt nào hợp với bạn?
Sữa rửa mặt dạng gel, dạng hạt hay dạng bọt mới phù hợp với làn da của bạn? Hãy cùng khám phá nhé!
Có tới 8 loại sữa rửa mặt, được phân chia theo mức độ dầu và nước có trong thành phần sản phẩm. Các sản phẩm chứa nhiều dầu thích hợp cho làn da khô và ngược lại, các sản phẩm chứa nhiều nước thích hợp cho làn da dầu.
Trong các dạng này, có thể nói sản phẩm làm sạch dạng sữa được đánh giá là loại ôn hòa nhất, có thể dùng cho cả da khô và da nhờn. Người có làn da dầu có thể lựa chọn các sản phẩm sữa rửa mặt dạng sữa, gel hay loãng hơn như foam. Ngược lại, các bạn có làn da khô có thể lựa chọn các sản phẩm dạng dầu, dạng kem hay dạng sữa. Còn nếu bạn không chắc chắn lắm về da của mình thì dạng sữa là sự lựa chọn tối ưu hơn cả. Hãy chú ý khi mua hàng, dạng sản phẩm sẽ được đề rõ trên bao bì.
Dạng dầu
Đúng như tên gọi của nó, sữa rửa mặt dạng dầu chứa nhiều dầu nhất trong tất cả các loại. Sữa rửa mặt dạng dầu không tạo bọt khi sử dụng, có thể sử dụng như một sản phẩm tẩy trang nhẹ khi trang điểm. Ưu điểm của sữa rửa mặt dạng dầu là khả năng làm sạch sâu mọi lớp bụi bẩn trên da. Nhược điểm là bạn cần rửa mặt thật kỹ để làm sạch lớp dầu còn sót lại trên da.
Dạng kem
Sữa rửa mặt dạng kem cũng có thành phần dầu, nhưng đã được pha trộn với nước. Chất liệu kem đặc, thường được bổ sung thêm nhiều dưỡng chất dành cho da khô và da lão hóa. Sản phẩm này cũng có khả năng loại bỏ lớp trang điểm nền nhờ thành phần dầu. Sữa rửa mặt dạng kem có ưu điểm khiến da căng mịn sau khi sử dụng. Sản phẩm phù hợp nhất với làn da khô.
Dạng sữa
Đây là dạng sữa rửa mặt thông dụng nhất. Sữa rửa mặt dạng sữa phù hợp với cả da dầu và da khô nhờ sự cân đối về tỷ lệ giữa thành phần dầu và nước. Sản phẩm này cũng có thể sử dụng để tẩy trang khi trang điểm nhẹ.
Dạng gel
Sữa rửa mặt dạng gel là lựa chọn lý tưởng đối với làn da nhạy cảm hay da mất nước. Tỷ lệ nước trong sản phẩm này tương đối cao nên khi sử dụng, bạn sẽ cảm thấy mát dịu, nhẹ nhàng. Sản phẩm này không thể làm sạch hết lớp trang điểm vì vậy bạn cần sử dụng thêm tẩy trang.
Dạng foam
Sữa rửa mặt dạng tạo bọt có thể dưới dạng sữa, dạng xà bông cục hoặc dưới dạng tạo bọt sẵn (foam). Loại này giúp cho bạn làm sạch sâu lỗ chân lông nhờ bọt li ti được tạo ra chui sâu vào lỗ chân lông. Một điều bạn cần lưu ý là bất kỳ sản phẩm có tạo bọt nào nhiều hay ít cũng có tính kiềm. Vì vậy sau khi sử dụng bạn cần dùng nước hoa hồng cân bằng độ pH cho làn da. Hãy lựa chọn những sản phẩm nước hoa hồng có ghi rõ trên bao bì về khả năng cân bằng độ pH cho da. Sử dụng dung dịch cân bằng pH sau khi dùng sữa rửa mặt tạo bọt là bước thiết yếu để có một làn da khỏe cũng như để hạn chế những ảnh hưởng của sản phẩm có tính kiềm lên da.
Dạng nước
Sữa rửa mặt dạng nước thường không chứa dầu, thích hợp với mọi loại da. Sản phẩm có 2 loại: loại tự tạo bọt khi xịt ra tay và loại dùng với bông cotton. Sữa rửa mặt dạng nước có thể tẩy trang khi trang điểm nhẹ.
Dạng sáp
Rửa mặt dạng sáp thích hợp cho da dầu, lỗ chân lông to giúp làm sạch lớp dầu dư thừa, lấy đi cả những mụn đầu đen nhỏ và mụn cám. Đối với da hỗn hợp và da dầu, bạn có thể sử dụng cách ngày ở vùng chữ T để giảm bớt dầu nhờn.
Dạng hạt
Sữa rửa mặt có thêm những hạt nhỏ giúp tẩy tế bào chết và làm sạch lỗ chân lông dành cho da dầu và lỗ chân lông to. Nếu da bạn thuộc loại thường/hỗn hợp và khô, bạn chỉ nên sử dụng sản phẩm này từ một đến hai lần mỗi tuần.
Theo Đẹp
Người đẹp khóc Bàn về việc khóc - một trạng thái tự nhiên của con người khi cảm xúc được đẩy lên tới đỉnh điểm, người ta nói với đàn ông: "Hãy khóc đi khóc đi đừng ngại ngùng", nhưng lại nói với đàn bà: "Đừng khóc nữa, vì lúc đó trông không xinh đâu!". Đàn ông chẳng phải khi nào cũng đủ dũng cảm để...