Kem chống nắng ‘home made’ có thể gây ung thư da
Kem chống nắng là một sản phẩm được sử dụng phổ biến trong mùa hè. Tuy nhiên một cảnh báo đưa ra về loại kem chống nắng “home made” có thể gây ung thư da.
Nhu cầu làm đẹp an toàn đang là một xu hướng nổi trội. Mọi người tìm kiếm những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hay hữu cơ để đảm bảo tính an toàn nhất cho cơ thể. Từ nhu cầu này, các sản phẩm như kem dưỡng da, son, phấn… “home made” – tự làm ra đời và trong đó có cả kem chống nắng. Nhiều loại kem chống nắng “home made” còn được những người nổi tiếng quảng cáo.
Kem chống nắng “home made” có thể làm tăng nguy cơ cháy nắng và ung thư da. Ảnh: The Sun
Theo một nghiên cứu mới nhất, nhiều sản phẩm kem chống nắng được quảng cáo là tự làm, làm từ hữu cơ hay tự nhiên,…nhưng lại làm tăng nguy cơ cháy nắng và ung thư da.
Matthew Gass, thuộc Hiệp hội bác sĩ da liễu Anh, cho biết: “Chúng tôi rất mong mọi người tránh tự làm kem chống nắng, vì nó không an toàn với nhiều lý do”.
Các nhà nghiên cứu Mỹ kêu gọi các bậc cha mẹ nên sử dụng cho con những sản phẩm kem chống nắng của những thương hiệu uy tín. Kem chống nắng thương mại hay của những thương hiệu được quy định cẩn thận về thành phần.
Kem chống nắng cần phải có chất bảo quản để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại và việc kiểm tra là cần thiết để đảm bảo mức độ chống tia UV đáng tin cậy. Nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng với SPF tối thiểu 30 và xếp hạng UVA bốn hoặc năm sao.
Video đang HOT
Để chọn kem chống nắng, một trong những kỹ năng cần thiết đó là nên biết qua một số thành phần quan trọng trong mỹ phẩm. Nếu sở hữu làn da nhạy cảm thì thành phần cần tránh xa đó là oxybenzone và PABA, tức là nên nói không với kem chống nắng hóa học. Thông thường các loại kem chống nắng vật lý thường rất ít khi chứa các thành phần gây kích ứng da, và đó sẽ là lựa chọn thích hợp.
Đối với da khô, việc chọn kem chống nắng có chứa chất dưỡng ẩm cho da là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, da khô dễ bị lão hóa và nhăn nheo sau khi phơi nắng nên dù có sử dụng kem chống nắng chứa chất dưỡng da thì vẫn nên thoa thêm kem dưỡng trước khi dùng kem chống nắng.
Đối với da dầu nếu sử dụng lớp kem bám dày đặc lên mặt sẽ gây nhớp nháp khó chịu, chưa kể nếu lớp kem vốn có màu trắng hơn da, lúc bị hòa vào dầu rồi loang lổ sẽ không đều màu.
Với loại da này nên chọn các loại kem chống nắng có chứa từ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc “Oil Free” (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da. Nếu không có vấn đề về mụn hoặc da quá nhạy cảm thì kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ và khả năng thấm hút nhanh là sự lựa chọn phù hợp.
Thanh Vân
Theo vietq.vn
Ứng phó thế nào với tia cực tím trong ngày nắng nóng gay gắt ?
Tia cực tím (UV) là nguyên nhân chính gây cháy nắng, ung thư da. Chống nắng đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ cho sức khỏe.
Cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng gay gắt
Theo thống kê của Bệnh viện Da liễu T.Ư (Hà Nội), mỗi năm có khoảng 300 ca ung thư da điều trị tại bệnh viện này. Ung thư da do nhiều nguyên nhân, trong đó, tia cực tím (UV) là nguyên nhân chính.
Chỉ số UV là chỉ số đo mức độ bức xạ tử ngoại từ mặt trời. Trong những ngày nắng nóng gay gắt, chỉ số UV tăng cao, tác hại cấp tính phổ biến nhất là cháy nắng do tiếp xúc quá mức trong thời gian ngắn. Nếu tiếp xúc với UV tích lũy (là tình trạng phơi nắng khi tia UV cao xảy ra thường xuyên và kéo dài), có thể dẫn đến lão hóa da sớm, đặc biệt là ung thư da.
Thời điểm trong ngày UV dễ ảnh hưởng đến da nhất dao động từ 10 - 16 giờ. Có thể xác định thời điểm chỉ số UV nguy hiểm bằng cách đứng dưới nắng và quan sát bóng của mình: nếu bóng ngắn hơn chiều cao thì tương ứng với chỉ số UV cao, cần sử dụng các biện pháp tránh nắng tốt.
"Liều" dùng kem chống nắng phù hợp
Theo Bệnh viện Da liễu T.Ư, cách chăm sóc da đơn giản và cơ bản nhất là nên rửa mặt sạch ngày 2 lần. Không cần thiết phải rửa mặt nhiều lần vì sẽ làm da mất đi lớp bảo vệ tự nhiên và gây kích ứng da nhiều hơn.
Cùng với thao tác làm sạch da, hàng ngày đều phải bôi kem chống nắng. Lượng bôi khoảng 2 mg sản phẩm cho mỗi centimet vuông da là con số tiêu chuẩn do các chuyên gia da liễu đưa ra. Nghĩa là để bôi cả mặt, trung bình cần khoảng 1,2 gram; cho cơ thể là 25 - 30 gram. Con số này tương đương với 1/3 thìa cà phê kem/sữa cho mặt, và khoảng 1 chén rượu vodka cho toàn thân.
Dùng kem chống nắng và các trang phục chắn nắng để bảo vệ da khi nắng nóng gay gắt
Với kem chống nắng dạng xịt thì cần xịt qua xịt lại sao cho trên da được trải 4 lớp kem. Khi bôi kem chống nắng, lưu ý cần kết hợp cả tán và vỗ để da được che phủ đều. Nếu kem chống nắng quá dày, bạn có thể chia thành 2 hoặc 3 lượt bôi.
Với những người phải hoạt động liên tục ngoài nắng hoặc khi đổ mồ hôi nhiều, các chuyên gia da liễu khuyên cần bôi lại kem sau mỗi 2 - 3 tiếng. Có thể xoa chồng kem chống nắng nhiều lần lên lớp trước mà không cần rửa mặt hay tẩy trang lại. Nếu môi trường quá bụi bặm, chỉ cần rửa lại mặt bằng nước thường trước khi bôi chống nắng lại lần sau.
Các chuyên gia da liễu lưu ý, việc sử dụng kem chống nắng nên duy trì ngay cả khi làm trong nhà, bởi lúc này da vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi tác nhân UV, do ánh sáng từ ánh đèn hoặc ánh sáng xuyên qua cửa kính.
Nên lựa chọn kem chống nắng có chỉ số phù hợp cho làn da của mình. Thông thường, chỉ số được các bác sĩ chuyên khoa lựa chọn là SPF 30 và PA . Tuy nhiên, để đánh giá tình trạng da, có thể thăm khám trực tiếp với bác sĩ da liễu để nhận được tư vấn sử dụng sản phẩm phù hợp với tùng loại da (da dầu, da khô hay da dễ bị mụn).
Cùng với sử dụng kem chống nắng, đeo kính, mang mũ rộng vành và trang phục kín góp phần hỗ trợ chống lại tia UV hiệu quả.
Theo thanhnien.vn
Những típ bảo vệ da trong ngày nắng đỉnh điểm bạn cần biết Bảo vệ da trong những ngay hè nắng nóng không chỉ là việc làm cần thiết giúp gìn giữ sắc đẹp mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe cho bạn. Trong những ngày hè nắng nóng như hiện nay, việc bạn phải làm việc tiếp xúc trong môi trường nóng bức khiến da chịu ảnh hưởng không nhỏ, da có thể bị...