Kecak – vũ điệu lửa độc đáo dưới ánh hoàng hôn đảo Bali 

Theo dõi VGT trên

Đền Uluwatu, nằm ở phía Tây Nam của hòn đảo du lịch Bali xinh đẹp. Không chỉ để chiêm ngưỡng ánh hoàng hôn tuyệt đẹp, du khách thường đến đây vào buổi chiều tà để xem biểu diễn điệu múa Kecak nổi tiếng, hay còn gọi là “ Vũ điệu lửa Bali”.

17 giờ, khi hoàng hôn bắt đầu ghé xuống cũng là lúc du khách lấp đầy sân khấu mở có hình vòng cung, nằm trên mỏm đá nhô ra biển Bali xinh đẹp. Trước đại dịch, mỗi sân khấu biểu diễn với sức chứa 1.400 du khách luôn trong tình trạng hết vé, cho thấy sức hấp dẫn của màn trình diễn này.

Kecak - vũ điệu lửa độc đáo dưới ánh hoàng hôn đảo Bali - Hình 1
Sân khấu đặt nơi có ánh hoàng hôn tuyệt đẹp.

Ông Wyan Wijana, người quản lý khu vực đền Uluwatu cho biết: “Kể từ khi các hoạt động văn hóa được phép tổ chức trở lại với các giao thức y tế nghiêm ngặt, chúng tôi phát động chương trình Kecak Dance trong thời kỳ bình thường mới ở Bali. Hệ thống bán vé được thực hiện trực tuyến. Mỗi sân khấu chỉ được đón tối đa 400 – 500 du khách để đảm bảo giãn cách, các vũ công và khách du lịch đều phải đeo khẩu trang hoặc kính chắn giọt b.ắn và khử khuẩn trước khi vào sân khấu. Riêng các vũ công được xét nghiệm Covid-19 định kì để đảm bảo an toàn”.

Đúng 18 giờ, khi mặt trời đỏ rơi xuống gần đường chân trời phía biển, ngay trước tầm nhìn của sân khấu cũng là lúc buổi biểu diễn bắt đầu. 90 vũ công nam với làn da rám nắng cởi trần, cuốn vải sà rông caro đen trắng dài từ thắt lưng đến trên đầu gối xuất hiện lần lượt, mang lại cảm giác huyền bí.

Kecak - vũ điệu lửa độc đáo dưới ánh hoàng hôn đảo Bali - Hình 2
Các vũ công biểu diễn trên sân khấu ngoài trời.

Không có âm nhạc, toàn bộ âm thanh của buổi trình diễn đều do các vũ công thực hiện bằng cách liên tục hát các âm thanh “chắc-chắc-chắc” (trong từ “kecak”) như một bản nhạc Acappela với đủ tông cao thấp và tiếng vỗ tay phụ họa. Buổi trình diễn vũ điệu Kecak gồm 5 phần, mô phỏng sử thi Ramayana nổi tiếng nhất châu Á. Ở Bali, sử thi Ramayana đã trở thành một phần của đời sống văn hóa và các giáo lý đạo Hindu.

Khi các vũ công ngồi xếp thành các vòng tròn nhiều lớp thì nhân vật chính là vua Rama và hoàng hậu Shinta, cùng vua khỉ trắng Hanuman và người khổng lồ Ravana xuất hiện.

Vua Rama và hoàng hậu Shita mặc trang phục truyền thống xanh đỏ, đầu đội vương miện biểu diễn những động tác múa Bali đẹp mắt, sâu lắng mô tả tình yêu nồng nàn, còn Ravana khổng lồ với khuôn mặt trang điểm dữ tợn xuất hiện bắt cóc hoàng hậu Shinta. Vũ công đóng vai Vua khỉ trắng Hanuman thoăn thoắt nhảy lên các bức tường, trèo lên cả sân khấu, thậm chí trêu chọc khách du lịch đang xem buổi biểu diễn để lấy được những tiếng cười thích thú của du khách. Đây là nhân vật đã hi sinh bản thân, phá vỡ nơi giam giữ để cứu hoàng hậu Shinta.

Video đang HOT

Kecak - vũ điệu lửa độc đáo dưới ánh hoàng hôn đảo Bali - Hình 3
Nàng Shinta hòa điệu múa Bali với Vua Rama.

Chị Tú Thủy, du khách Việt Nam chia sẻ: “Thật tuyệt khi có thể xem màn biểu diễn múa Kecak với khung cảnh hoàng hôn trên biển. Gió biển lồng lộng cùng những màn trình diễn đặc sắc và có tương tác với khán giả trong hơn một tiếng đồng hồ đã trôi qua thật nhanh. Tôi hy vọng một ngày nào đó có thể trải nghiệm vũ điệu Kecak với một góc nhìn khác ở Bali”.

Mặt trời khuất dần, bầu trời được vá bằng các mảng màu đỏ, cam, xanh tím than rồi dần chuyển sang tối hẳn, cũng là lúc buổi biểu diễn đi vào hồi kết. Các vũ công thắp đuốc sáng rực cả sân khấu, tiếp tục hát “chắc-chắc-chắc” to dần, bắt đầu cảnh cuối t.hiêu s.ống Vua khỉ trắng. Cuộc chiến của đội quân khỉ và người khổng lồ Ravana để giải cứu Vua khỉ trắng cùng hoàng hậu Shinta đã tạo thành những màn múa lửa đẹp mắt. Kết màn, vua Rama và hoàng hậu Shinta múa vũ điệu đoàn tụ trong khi đội quân khỉ ăn mừng chiến thắng.

Kecak - vũ điệu lửa độc đáo dưới ánh hoàng hôn đảo Bali - Hình 4
Vũ điệu lửa Bali.

Vũ điệu Kecak xuất hiện ở Bali từ năm 1930 như một vở ca múa nhạc kịch của người Hindu. Năm 2006, hơn 5.000 vũ công trình diễn điệu Kecak ở huyện Badung, tỉnh Bali, đã được ghi vào Bảo tàng Kỷ lục Thế giới Indonesia (MURI) về giá trị văn hóa truyền thống và nghệ thuật ở Bali. Ngắm hoàng hôn biển Bali và xem buổi trình diễn văn hóa “Kecak Dance” thật sự là một trải nghiệm khó quên với các du khách.

Một số hình ảnh về buổi biểu diễn:

Kecak - vũ điệu lửa độc đáo dưới ánh hoàng hôn đảo Bali - Hình 5
Âm thanh “Chắc-chắc-chắc” liên tục vang lên trong buổi biểu diễn.

Kecak - vũ điệu lửa độc đáo dưới ánh hoàng hôn đảo Bali - Hình 6
Hoàng hậu Shinta trong trang phục truyền thống Bali.

Kecak - vũ điệu lửa độc đáo dưới ánh hoàng hôn đảo Bali - Hình 7
Người khổng lồ Ravana với khuôn mặt dữ tợn.

Kecak - vũ điệu lửa độc đáo dưới ánh hoàng hôn đảo Bali - Hình 8
Vua khỉ Hanuman trèo lên khán đài trêu chọc du khách.

Kecak - vũ điệu lửa độc đáo dưới ánh hoàng hôn đảo Bali - Hình 9
Phân cảnh vua khỉ Hanuman bị thiêu .

Kecak - vũ điệu lửa độc đáo dưới ánh hoàng hôn đảo Bali - Hình 10
Màn múa kết thúc buổi biểu diễn./.

Indonesia tính phương án trục vớt tàu ngầm đắm

Hải quân Indonesia cho biết sẽ trục vớt tàu ngầm Nanggala chở 53 thủy thủ bị đắm ngay sau khi nhận được hỗ trợ, song chưa rõ thời gian.

Tư lệnh hải quân Indonesia Yudo Margono hôm 30/4 cho biết họ đang chờ hai tàu, gồm một tàu do Trung Quốc gửi đến, được trang bị để xử lý các hoạt động cứu hộ dưới biển sâu. Nhiều phương án đang được xem xét nhưng hiện chưa rõ làm thế nào và khi nào chiếc tàu ngầm được đưa lên mặt nước.

"Chúng tôi đang xem xét kinh nghiệm của các quốc gia khác, như nâng bằng dây thừng đặc biệt hoặc sử dụng bóng khí. Chúng tôi vẫn chưa biết nên sử dụng cách tiếp cận nào", Yudo nói với phóng viên, thêm rằng 53 thủy thủ vẫn ở bên trong tàu.

Indonesia tính phương án trục vớt tàu ngầm đắm - Hình 1

Người thân thả hoa tưởng nhớ thủy thủ đoàn tại vị trí tàu ngầm gặp nạn ngoài khơi đảo Bali, Indonesia hôm 30/4. Ảnh: AFP .

"Thật khó để nói về thời gian cụ thể, nhưng tôi có thể nói rằng ngay khi có sự trợ giúp, chúng tôi sẽ bắt đầu trục vớt", ông cho hay.

Thiếu tướng Julius Widjojono, phát ngôn viên hải quân Indonesia, trước đó cho biết giới chức đang liên hệ với cơ quan năng lượng quốc gia để xem họ có thiết bị nâng vật thể nặng dưới đáy biển hay không. Các chuyên gia cho rằng trục vớt tàu ngầm là thách thức rất lớn, đòi hỏi các thiết bị trục vớt chuyên dụng.

Một phương tiện cứu hộ dưới nước do nước láng giềng Singapore cung cấp xác nhận tàu ngầm đang nằm dưới đáy biển sâu hơn 800m. Khảng 150 thành viên gia đình nạn nhân hôm qua thả hoa từ một tàu hải quân xuống vùng biển nơi tàu ngầm gặp nạn để tưởng nhớ thủy thủ đoàn.

Tàu ngầm Nanggala liên lạc lần cuối với sở chỉ huy vào 3h ngày 21/4 để xin phép lặn xuống biển, sau đó mất liên lạc hoàn toàn từ 4h30. Tín hiệu cuối cùng từ con tàu được phát hiện từ độ sâu khoảng 840 m, vượt quá giới hạn lặn của con tàu.

Hải quân Indonesia với sự hỗ trợ của tàu cứu hộ tàu ngầm MV Swift Rescue của Singapore ngày 25/4 phát hiện nhiều mảnh vỡ lớn ở độ sâu 840 m. Nanggala được cho đã vỡ làm ba phần, hải quân Indonesia xác định toàn bộ 53 người trên tàu đã t.hiệt m.ạng.

Hải quân Indonesia bác giả nhiều thuyết nguyên nhân tàu ngầm Nanggala gặp nạn, bao gồm bảo dưỡng kém hay lỗi của thủy thủ đoàn, cho biết sẽ đưa ra kết luận cuối cùng sau khi trục vớt được xác tàu.

Trong cuộc họp báo hôm 27/4, các chỉ huy hải quân Indonesia cho biết hiện tượng "sóng nội" do chênh lệch về khối lượng riêng của nước biển giữa khu vực ngoài khơi đảo Bali và eo biển Lombok gần đó có thể đã tạo ra một đợt sóng ngầm lớn đủ mạnh để kéo tàu ngầm KRI Nanggala xuống đáy biển trong vài giây.

Indonesia tính phương án trục vớt tàu ngầm đắm - Hình 2

Vị trí xác tàu ngầm KRI Nanggala. Đồ họa: Nikkei .

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Du lịch Sydney - Thành phố xinh đẹp, đáng trải nghiệm tại xứ sở chuột túi
22:39:14 02/07/2024
Khám phá bãi biển La Gi
22:44:17 02/07/2024
Bỏ túi từ A-Z kinh nghiệm du lịch thác Dambri
11:10:36 04/07/2024
Quyến rũ vịnh Xuân Đài, Phú Yên
09:56:44 04/07/2024
Sững sờ trước vẻ đẹp của non nước Tràng An (Ninh Bình)
09:38:54 04/07/2024
Những kiệt tác kỳ lạ ở ghềnh Đá Đĩa (Phú Yên)
08:33:55 04/07/2024
Khám phá vẻ đẹp núi Chân Tiên (Bà Rịa Vũng Tàu)
14:14:15 03/07/2024
Ma Thiên lãnh (Tây Ninh) - Một cao nguyên thơ mộng giữa đồng bằng
14:58:30 03/07/2024

Tin đang nóng

Clip buồn nhất hôm nay: Nine Naphat khóc nức nở sau họp báo tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok vì lý do này
19:03:03 04/07/2024
NÓNG: Nine Naphat chính thức tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok, rưng rưng suýt bật khóc tại họp báo
16:37:38 04/07/2024
Chưa Biết bị cơ quan chức năng tóm, lộ mặt thật, đăng tâm thư hẹn 2025 tái xuất?
16:08:45 04/07/2024
Dẫn con đi họp lớp, thằng bé vô tình đạp trúng cô bạn mang bầu và cái kết cay đắng
18:12:22 04/07/2024
Hé lộ trọn bộ ảnh cưới của Anh Đức và vợ kém 12 t.uổi, 1 chi tiết lạ gây chú ý
19:55:12 04/07/2024
Giá cát-xê của ca sĩ sở hữu kênh YouTube có số người đăng ký cao nhất Việt Nam
16:43:45 04/07/2024
Lý Thanh: Nữ minh tinh nợ nần chồng chất, sống cô độc, qua đời không ai hay biết
16:02:44 04/07/2024
Đây mới là nguyên nhân Nine Naphat chia tay Baifern Pimchanok?
19:38:54 04/07/2024

Tin mới nhất

Kỳ bí suối 'cá thần' ở cửa ngõ xứ Thanh

21:59:43 04/07/2024
Cùng với suối cá thần nổi tiếng ở huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa còn có thêm một suối cá thần mới, nằm ở cửa ngõ phía Bắc giáp Ninh Bình.

Kỳ thú Hòn Chồng (Nha Trang)

21:58:09 04/07/2024
Hòn Chồng là điểm tham quan khá hấp dẫn của thành phố biển Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa). Nơi đây du khách có thể di chuyển vài bước đã chạm đến sóng biển hoặc chân đồi.

Cảnh sắc hồ Xạ Hương Vĩnh Phúc

21:55:58 04/07/2024
Hồ Xạ Hương nằm trong thung lũng núi con Trâu thuộc làng Xạ Hương xã Minh Quang huyện Tam Đảo. Đây là hồ nước sâu và rộng tới 83ha với nhiều ngách lớn xuyên vào các cánh rừng

Du ngoạn A Lưới (Thừa Thiên Huế)

21:53:48 04/07/2024
A Lưới - huyện vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi đường Hồ Chí Minh men theo các triền núi hùng vĩ với chiều dài tới 100 km qua 14 xã và thị trấn, đã được chọn là một điểm trên hành trình du lịch miền trung

Núi Chơ Hơ Rông - Gia Lai

21:51:33 04/07/2024
Núi Chơ Hơ Rông nằm ở thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, cách Tp. Pleiku khoảng 10km về phía đông nam. Ngọn núi khá cao, có thể tới 1.600m, và có nguồn gốc từ ngọn núi lửa đã tắt từ lâu.

Huyền bí Pu Sam Cáp - Lai Châu

21:49:23 04/07/2024
Thiên nhiên đã ban phát cho vùng Tây Bắc những dãy núi cao hùng vĩ, những cánh rừng xanh mát trải dài, những dòng sông, con suối ngày đêm róc rách, rì rầm tuôn chảy...

Đến Côn Đảo xem loài cua cạn lớn nhất Việt Nam

21:48:54 04/07/2024
Côn Đảo không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp, những di tích lịch sử mà còn thu hút du khách bởi hệ sinh thái độc đáo và đa dạng.

Thành Nhà Hồ - Điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa

21:47:31 04/07/2024
Thành Nhà Hồ hay còn gọi là thành Tây Đô, thành Tây Giai thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Đồi Tức Dụp (An Giang): Huyền thoại và lịch sử

21:43:29 04/07/2024
Dãy núi Cô Tô (còn gọi Phụng Hoàng Sơn) thuộc vùng Bảy Núi có một ngọn đồi nổi tiếng, bom đạn giặc Mỹ muốn san phẳng trong chiến tranh, nay trở thành khu du lịch.

Khu du lịch núi Sáng - Vĩnh Phúc

21:41:04 04/07/2024
Núi Sáng thuộc địa phận hai xã Đồng Quế - Lãng Công huyện Lập Thạch. Núi có độ cao khoảng 630m. Gồm hàng chục ngọn to, nhỏ hợp thành một quần thể núi.

Đường hoa biển Đà Nẵng hút khách trước ngày khai trương

21:39:15 04/07/2024
Dù ngày mai mới chính thức khai trương nhưng đường hoa biển Đà Nẵng đã làm ấn tượng với du khách và người dân nơi đây.

Nơi đón bình minh sớm nhất Mũi Điện, Phú Yên

21:39:03 04/07/2024
Dọc khu vực miền Trung có tổng cộng 18 ngọn hải đăng. Mỗi ngọn hải đăng có một bề dày lịch sử riêng và có một tầm quan trọng của nó.

Có thể bạn quan tâm

MC Bình Minh và vợ doanh nhân đưa 2 ái nữ du lịch châu Âu

Sao việt

21:58:53 04/07/2024
Trên trang cá nhân, MC Bình Minh và bà xã doanh nhân Anh Thơ đăng ảnh đưa hai con gái đi du lịch, tận hưởng mùa hè sôi động ở châu Âu.

Ca sĩ Phạm Khánh Hưng nhập viện 2 lần, tiêm thuốc liên tục do thi 'Anh trai'

Tv show

21:56:32 04/07/2024
Ca sĩ Phạm Khánh Hưng 4 lần kiệt sức, 2 lần nhập viện, phải tiêm thuốc bất chấp để đảm bảo lịch trình tập luyện và ghi hình chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai .

Kết phim của NSND Thu Hà, Hồng Diễm có hậu vẫn bị chỉ trích, biên kịch lên tiếng

Hậu trường phim

21:53:10 04/07/2024
Kết phim Trạm cứu hộ trái tim gây tranh cãi. Khán giả không hài lòng vì nhân vật Việt vẫn sống nhơn nhơn. An Nhiên gây bao tội ác kết cục cũng chỉ mất trí nhớ là xong.

Mỹ nam Vườn Sao Băng và bạn gái tin đồn hơn 4 t.uổi đồng loạt lên tiếng về tin hẹn hò

Sao châu á

21:41:07 04/07/2024
Không để người hâm mộ đợi lâu, Win Metawin và Lingling đều đồng loạt lên tiếng phủ nhận tin hẹn hò và khẳng định họ chỉ là bạn bè

Bụng cười đời tươi

Sức khỏe

21:38:02 04/07/2024
Một chiếc bụng khỏe mạnh (bụng cười) mang lại một sức khỏe tràn đầy, từ đó giúp mỗi người tận hưởng cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc hơn (đời tươi).

Hồ Núi Cốc - Danh thắng nổi tiếng ở Thái Nguyên

21:37:05 04/07/2024
Bồng bềnh hứ bồng bềnh, tròng trành hứ tròng trành. Một vùng núi cao, nước sâu thuyền trôi, thuyền trôi, mái chèo bâng khuâng dưới chân Tam Đảo...

Cặp đôi ngôn tình "gây bão" vì ngọt từ phim đến đời, nhà gái là thánh hack t.uổi mãi chẳng chịu già

Phim châu á

21:11:47 04/07/2024
Bộ phim chỉ vừa mới lên sóng đã đạt top 1 rating, cặp đôi nam nữ chính được khen nức nở như bước ra từ tiểu thuyết.

Hoàng Yến Chibi "đốn tim" khán giả khi hát ballab trong phiên bản Duyệt (The Medley)

Nhạc việt

21:08:20 04/07/2024
Sau gần 2 tháng ra mắt EP Duyệt và thực hiện showcase hoành tráng, Hoàng Yến Chibi mới đây đã tung phiên bản Duyệt (The Medley) với 4 ca khúc: Duyệt, Sốc Nhiệt, Đào Đâu Ra Người Như Anh, Ừ Em Xin Lỗi.

Chồng làm bồ có thai quay về xin vợ 500 triệu cho nhân tình, sốc hơn cả là hành động của anh lúc này

Góc tâm tình

20:53:54 04/07/2024
Tôi cảm thấy nực cười khi chồng nói anh không muốn ly hôn với vợ, anh xin tôi 500 triệu để bồi thường cho bồ. Tôi và chồng lấy nhau đã 7 năm. Thời gian đầu lấy nhau, tôi cảm thấy mình và chồng

Lịch âm 5/7 - Âm lịch ngày 5 tháng 7 năm 2024 là ngày tốt hay xấu?

Trắc nghiệm

20:41:22 04/07/2024
Xem lịch âm ngày 5/7/2024 (Thứ 6), lịch vạn niên ngày 5/7/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Máy bay móp cánh vì đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng sân bay Tân Sơn Nhất

Tin nổi bật

20:14:33 04/07/2024
Máy bay của hãng Eva Air trong lúc lăn ra đường băng sân bay Tân Sơn Nhất để chuẩn bị cất cánh thì xảy ra sự cố đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng, khiến một phần cánh máy bay bị móp.