Kẻ xâm lăng hay người cứu rỗi?
Thứ 6 ngày 22/08, đoàn xe tải của Nga tiến vào lãnh thổ phía Đông của Ukraina. Động thái này được phía Nga giải thích là vì lý do cứu trợ nhân đạo, còn chính quyền Kiev gọi đây là hành vi “ xâm lăng” trực tiếp.
Hiện vẫn chưa có câu trả lời xác đáng về động cơ thực sự của động thái này, tuy nhiên, rõ ràng bầu không khí căng thẳng tại châu Âu lại vừa tiến đến một mức độ cao hơn, sau một loạt các biến động trong những tháng vừa qua. Diễn biến mới nhất liên quan đến cứu trợ gửi từ Nga đến Ukraina. Ukraina đã chặn đoàn xe tải của Nga ở bên kia biên giới trong nhiều ngày trời và chỉ biết rằng trong đó chứa các gói cứu hộ nhân đạo vào Chủ nhật 17/08 vừa qua.
(CNN) Nga lên án Ukraina cản trở đoàn cứu trợ nhân đạo
Thông tin này không chấm dứt được sự bất hoà và tranh cãi giữa 2 bên. Thứ 6 ngày 22/08, 227 chiếc xe tải của Nga tiến vào lãnh thổ Ukraina, theo thông báo của Tổ chức bảo an và hợp tác châu Âu. Tổ chức này có nhiệm vụ quan sát tại điểm chốt biên giới mà đoàn xe đi qua. Tất cả các phương tiện vận chuyển hàng cứu trợ phải được thành viên của Hội chữ Thập đỏ đi kèm. Tuy nhiên, Hội chữ Thập đỏ cho biết “tình hình an ninh nhiều biến động” trong vùng không cho phép họ làm điều đó, ám chỉ việc quân ly khai thân Nga và quân đội Ukraina vẫn tiếp tục giao tranh.
Chính quyền Kiev không ngừng nhắc lại cáo buộc Nga hậu thuẫn trực tiếp và gián tiếp cho phong trào phiến loạn ly khai tại Ukraina. Theo nhìn nhận của Kiev và các đồng minh, bao gồm cả liên minh quân sự NATO và thành viên chủ chốt là Mỹ, đoàn xe này là động thái rõ ràng và trắng trợn nhất từ trước đến nay của Nga. “Chúng tôi gọi đây là hành vi xâm lăng lần đầu tiên dưới vỏ bọc đáng nghi ngờ của Hội chữ Thập đỏ”, người đứng đầu cơ quan an ninh Ukraina ông Valentyn Nalyvaychenko cho biết. Cho đến thời điểm này, Ukraina vẫn không có ý định đuổi theo đoàn xe. Ông Nalyvaychenko thì giữ nguyên quan điểm động cơ chính của Nga là tiếp tế cho phiến quân và rằng ngay đến người lái xe cũng chẳng phải là thường dân.
Về phía Nga, Tổng thống Vladimir Putin cho rằng không phải chính quyền của ông, mà chính chính quyền Kiev mới đang vô trách nhiệm và “đổ thêm dầu” vào tình hình bất ổn tại miền Đông Ukraina. Ông thể hiện “mối quan ngại sâu sắc” về cộng đồng dân cư đang gặp nguy hiểm và các hệ luỵ khác của tình hình “chiến sự leo thang” tại Ukraina với Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ông cũng lên án việc “Ukraina cố tình cản trở một cách trắng trợn việc Nga vận chuyển cứu trợ nhân đạo” vào Đông Nam Ukraina, nhấn mạnh rằng ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hành động. “Không thể chấp nhận trì hoãn cứu trợ thêm nữa”, một thông cáo từ điện Kremlin cho biết.
Video đang HOT
Cộng đồng quốc tế không mấy mặn mà với những điều mà Nga tuyên bố. Đại sứ của Anh tại Liên hợp quốc Mark Lyall Grant cho biết Nga không nhận được bất kì sự đồng tình nào tại phiên họp Hội đồng bảo an vào thứ 6 vừa qua về vấn đề này. “Đây là hành vi xâm phạm trắng trợn và không thể chối cãi đến chủ quyền Ukraina, luật quốc tế và công ước Liên hợp quốc. Việc này chẳng liên quan gì đến cứu trợ nhân đạo cả”, Lyall Grant phát biểu với báo giới. Tổng thư kí NATO Anders Fogh Rasmussen cảnh báo rằng “cái được gọi là đoàn cứu trợ này…sẽ chỉ làm khủng hoảng trong khu vực do Nga gây ra trở nên nghiêm trọng hơn. Việc không tôn trọng các quy ước cứu trợ nhân đạo quốc tế đặt ra câu hỏi, liệu rằng mục đích thực sự của đoàn xe này là cứu tế cho thường dân hay tiếp tế vũ khí cho phe ly khai?”. Bà Angela Merkel thì không chỉ có cuộc đối thoại với ông Putin mà còn thể hiện sự quan ngại của mình với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Hai nhà lãnh đạo đồng tình rằng Ukraina đang “tụt dốc kể từ sau thảm kịch của máy bay Malaysia MH17″. Cả hai cũng chung quan điểm rằng động thái mới nhất của Nga là “một sự khiêu khích và xâm phạm chủ quyền Ukraina”, đồng thời kêu gọi Nga dừng ngay việc vận chuyển “người, thiết bị quân sự và xe bọc thép vào miền Đông Ukraina”. Người phát ngôn của Lầu Năm Góc John Kirby phát biểu:”Nga phải rút người và xe ra khỏi lãnh thổ Ukraina ngay lập tức. Bằng không, cái giá phải trả sẽ lớn hơn nữa”.
Không chỉ phương tiện mà quân Nga cũng đang tập trung tại biên giới Nga-Ukraina. Tính tới thứ 6 vừa qua, số lượng quân “sẵn sàng tham chiến” đã lên đến 18 000, tăng lên đáng kể so với những ước tính công khai trước đó của Lầu Năm Góc, nguồn tin từ một quan chức quốc phòng Mỹ. Một quan chức khác cho biết nhiều đơn vị đang đóng tại đường và thị trấn cách biên giới từ 2 đến 10 dặm. Người này cũng nói thêm rằng, từ nhiều tuần nay, Mỹ tin rằng một vài toán quân Nga đã tiến qua biên giới Ukraina. Đáng lo ngại hơn, có vẻ như Nga còn vận chuyển các vũ khí tầm xa và các hệ thống hiện đại, bao gồm ít nhất 2 hệ thống tên lửa đất đối không SA-22 và một số bộ phận của vũ khí hoả lực tầm xa hơn.
Đến nay, theo ước tính của Liên hợp quốc thì khủng hoảng tại Ukraina đã khiến 2000 người thiệt mạng và 5000 người bị thương kể từ giữa tháng 4 tới nay. Trong đó phải kể đến vụ bắt cóc và ám sát lãnh sự danh dự của Lithuania tại thành phố Luhansk Mykola Zelenec. Mới đây nhất, đáp trả lại các cấm vận trừng phạt của phương Tây, Nga đã chơi một nước cờ hiểm khi đánh vào chuỗi cửa hàng ăn nhanh đến từ Mỹ McDonald. Rõ ràng với việc Nga là một thị trường lớn, động thái này được dự đoán sẽ gây nhiều tổn thất gián tiếp nhưng không thể bỏ qua đối với Mỹ, người cầm trịch của phía bên kia chiến tuyến. Đáp lại, vẫn chưa thấy phương Tây có động thái đáp trả nào, ngoài việc liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) tuyên bố không công nhận bất kì trận bóng nào của Nga có liên quan đến các đội bóng của Crimea, bởi liên đoàn bóng đá quốc gia Ukraina đã kiện lên UEFA rằng Nga đã lấy đi 3 đội bóng của mình một cách “bất hợp pháp và tuỳ tiện”. Nhưng có lẽ điều này cũng không gây được khó dễ gì cho Tổng thống Putin hay khiến cho cộng đồng dân cư đang trông mong vào cứu trợ nhân đạo từ Nga lấy làm khó chịu. Thay vào đó, có vẻ như chính phương Tây đang bị dồn vào thế bí và cần tìm ra nước cờ hiệu quả hơn là chỉ buông lời hù doạ suông.
Theo Baonghean
"Nga đang giẫm lên lưỡi dao để duy trì ảnh hưởng ở Ukraine"
Quyết định đơn phương đưa đoàn xe chở hàng viện trợ vào Luhansk đã phản ánh nhu cầu cấp thiết của Nga đối với việc phải duy trì ảnh hưởng ở Ukraine.
Quyết định bỏ qua cảnh báo của Kiev và phương Tây đưa đoàn xe chở hàng viện trợ gây tranh cãi vào lãnh thổ Ukraine của Nga đã phản ánh nhu cầu cấp thiết của Điện Kremlin trong việc phải duy trì ảnh hưởng đối với thành viên Liên Xô cũ đang chia rẽ.
Tờ Channel News Asia ngày 23/8 dẫn lời các nhà phân tích cho biết, mặc dù Moscow đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động viện trợ nhân đạo đối với người dân sống ở khu vực chiến sự ở Đông Ukraine, nhưng Tổng thống Vladimir Putin còn một lý do riêng khác để thúc đẩy đoàn xe này vượt qua biên giới trước ngày diễn ra cuộc họp quan trọng với người đồng cấp Petro Poroshenko.
Đoàn xe chở hàng viện trợ nhân đạo của Nga di chuyển trong lãnh thổ Luhansk.
Alexander Konovalov, Viện trưởng Viện phân tích chiến lược cho biết Poroshenko đã hy vọng sẽ tham gia đàm phán với Tổng thống Putin với vị thế vững chắc hơn.
"Chính quyền Ukraine thực đã lên kế hoạch thông báo rằng đã trấn áp được lực lượng ly khai ở Donetsk và Luhansk trước vòng đàm phán. Nga tất nhiên muốn ngăn chặn điều này", ông Konovalov nói.
Tuy nhiên, việc đẩy nhanh hoạt động cứu trợ của Moscow cũng là dấu hiệu cho thấy quân nổi dậy đang rất cần giúp đỡ.
"Việc Nga đưa đoàn xe tải vào lãnh thổ Ukraine mà chưa có sự chấp thuận của Kiev như một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự trấn áp của lực lượng chính phủ tại Luhansk, nơi lực lượng ly khai đang thua trận", nhà phân tích Alexander Kliment tại Eurasia Group nói.
"Bất kỳ cuộc tấn công nào của quân đội Ukraine vào đoàn xe hoặc gần đoàn xe đều có nguy cơ thu hút một phản ứng quân sự của Nga, điều mà Kiev luôn cố tránh", ông nói thêm.
Konovalov cho biết, các nhà lãnh đạo Nga hiện đang thấy mình nằm giữa "một cái búa và một cái đe". Moscow không thể bỏ rơi những người ủng hộ ở Đông Ukraine vì điều này đồng nghĩa với việc sẽ sụt giảm sự ủng hộ trong nước Nga. Nhưng nếu tiếp tục, Nga sẽ còn phải hứng chịu nhiều biện pháp trừng phạt và cô lập nữa từ phương Tây.
Theo Konovalov, ông Putin không muốn thay đổi chính sách với Đông Ukraine vì sợ sụt giảm tín nhiệm ở trong nước. "Đây là một sự cân bằng nằm trên một lưỡi dao rất nguy hiểm vì nó có nguy cơ gây ra một cuộc chiến thực sự ở châu Âu", ông Konovalov nói thêm.
Nhà phân tích độc lập Maria Lipman cho rằng, quyết định đơn phương gửi viện trợ của Nga cho thấy các cuộc đàm phán sắp tới giữa Moscow, Kiev và phương Tây sẽ không có nhiều tín hiệu tốt cho điện Kremlin.
"Tình hình rất nguy hiểm", Lipman nói. "Nguy cơ xung đột trực tiếp giữa quân đội Nga và Ucraine đã tăng mạnh." Theo bà Lipman, Nga đặc biệt mong muốn Ukraine ổn định, nhưng phải nằm ngoài quỹ đạo của phương Tây. Tất cả các động thái của Nga liên quan tới cuộc xung đột Ukraine đều vì mục tiêu này.
Alexei Mukhin, Giám đốc Trung tâm Thông tin chính trị, Tư vấn có trụ sở tại Moscow, cho biết đoàn xe sẽ cung cấp một lý do đáng tin cậy rằng cuộc đàm phán nên hủy bỏ nếu cả hai nhận ra rằng họ sẽ không thể đi đến bất kỳ thỏa thuận có ý nghĩa nào nhằm kết thúc xung đột./.
Theo VNE
Đoàn xe tải Nga xâm nhập Ukraine trở về nước Ngày 23-8, một số xe tải Nga chở hàng viện trợ đã quay đầu trở lại sau khi xâm nhập lãnh thổ láng giềng mà không có sự cho phép của chính quyền Kiev. Hãng tin Reuters cho biết khoảng 10 xe tải Nga bắt đầu lăn bánh qua khu vực biên giớiDonetsk-Izvarino trở lại Nga hôm 22-8. Kéo theo sau là những...