Kẻ vượt ngục ra đầu thú để được gặp mẹ già
10 năm trốn ở nước ngoài, phạm nhân vượt ngục quyết định về Việt Nam trình diện mong có cơ hội được gặp mẹ già.
Ảnh min họa
Theo hồ sơ vụ án, Nguyễn Công Hòa lớn lên ở xã Nghi Vạn, Nghi Lộc, Nghệ An. Thất học sớm, Hòa vào Đăk Lăk mưu sinh và năm 29 tuổi đâm chết người trong một cuộc hỗn chiến.
Năm 2003 đang thụ án 9 năm tù tại trại giam Đăk Trung (Bộ Công an), Hòa vượt ngục, trốn biệt tăm trước sự truy lùng gắt gao của cảnh sát. Ban giám thị trại giam Đăk Trung sau đó có công văn đề nghị Công an tỉnh Nghệ An phối hợp truy bắt.
Nhiều năm lần tìm, trinh sát ngoại biên nắm được thông tin Hòa đã trốn ra nước ngoài mưu sinh, gần đây sống ở Nga với tên giả Trần Văn Hiệp. Năm 2013, bố Hòa chết, bà nội và mẹ già ở quê, cảnh sát biết được tâm lý Hòa rất thương mẹ nên tìm cách vận động ra đầu thú để có cơ hội gặp mẹ, nhận khoan hồng làm lại cuộc đời.
Trung tuần giữa tháng 7 vừa qua, Hòa về Việt Nam trình diện, được cảnh sát “đón” tại sân bay tại Tân Sơn Nhất. Hòa khai thấy có lỗi với bố vì chưa báo đáp công sinh thành, thương mẹ già yếu nên kết hợp với tác động của cảnh sát đã quyết tâm trở về đối diện với sự thật.
Video đang HOT
Kẻ vượt ngục nói rằng giờ đây mong mỏi lớn nhất là sớm hoàn thành thi hành án, bà và mẹ khỏe mạnh để chờ mình hoàn lương. Hiện, nghi phạm 46 tuổi đã được bàn giao cho Trại giam Đăk Trung.
Hải Bình
Theo VNE
Hành trình bỏ trốn hơn 20 năm của tên cướp 2 lần vượt ngục
Gia đình cứ ngỡ tên cướp Nguyễn Huy Cường, người hai lần vượt ngục, cướp của bằng súng AK đã chết, nên lập bàn thờ gần 20 năm qua.
Ngày 12.7, sau 21 năm theo dấu, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52) Công an tỉnh Bình Thuận đã di lý Nguyễn Huy Cường (Cường "Bảy") từ Sóc Trăng về Bình Thuận chuyển giao cho cơ quan CSĐT để điều tra, chấm dứt những năm tháng sống ngoài vòng pháp luật của tên cướp khét tiếng.
Gia đình Cường cũng ngỡ ngàng vì họ đã lập bàn thờ cho Cường 19 năm qua.
Kẻ cướp hai lần vượt ngục
Hơn 20 năm trước, tại tỉnh Thuận Hải (Bình Thuận, Ninh Thuận ngày nay), Cường "Bảy" nổi danh là tên trộm, cướp lì lợm.
Cường không tin bất kỳ ai, kể cả người thân và hoạt động đơn độc, thoắt ẩn thoắt hiện thành nỗi kinh hoàng của nhiều người.
Năm 1988, Cường bị bắt khi cướp tài sản và tòa phạt tên cướp này 13 năm tù. Thi hành án tại Trại giam Z30D, Bộ Công an (đóng ở Hàm Tân), Cường quen biết và kết thân với Nguyễn Văn Hên (quê Sóc Trăng), một tay anh chị đang thụ án về tội cướp tài sản. Thấy Hên được ra ngoài lao động tự giác, Cường xúi Hên tìm cơ hội trộm súng của cán bộ quản giáo vượt ngục trước, Cường sẽ vượt ngục ra sau và dùng súng trộm được tiếp tục đi cướp.
Nghe lời xúi của Cường, cuối năm 1992, Hên trộm khẩu AK báng xếp của cán bộ trại giam rồi trốn thoát. Một năm sau, Cường vượt ngục trốn vào rừng. Sau đó đột nhập vào nhà dân trộm quần áo, tiền rồi đón xe đò xuống Sóc Trăng hội ngộ cùng Hên như đã hẹn.
Tên cướp Nguyễn Huy Cường đang được dẫn giải, di lý về Bình Thuận. (Ảnh: Công an cung cấp)
Tại đây Hên đưa khẩu súng AK cho Cường, đồng thời mai mối em gái cho Cường sống như vợ chồng. Sợ bị phát hiện, Cường dùng súng cướp một chiếc ghe làm nơi sinh sống cho vợ chồng mình và anh vợ.
Tại Sóc Trăng, Cường đã dùng súng AK tiếp tục gây ra hàng loạt vụ trộm, cướp trên sông.
Ba tháng sau ngày vượt ngục, Cường nhớ mẹ nên giấu khẩu AK trong ba lô đón xe về Bình Thuận. Trên đường về thăm mẹ, Cường tranh thủ trộm cắp nhưng bị phát hiện. Tên cướp dùng súng đe dọa rồi bỏ trốn, dù đang cách nhà chỉ mấy bước chân.
Quay trở lại Sóc Trăng, Cường bị bắt khi thực hiện một vụ trộm cắp và bị tòa phạt bảy năm tù cho các tội trốn khỏi nơi giam, trộm cắp... Tổng hợp với bản án cũ, Cường phải thụ án 20 năm tù. Thụ án tại Bình Thuận, tháng 8.1995, Cường tiếp tục cưa cùm chân và song sắt trại giam trốn trại, nhảy tàu vào TP.HCM sống lang thang một thời gian rồi đón xe xuống Sóc Trăng.
Lập bàn thờ vì nghĩ Cường đã chết
Trở lại Sóc Trăng, Cường đổi tên thành Nguyễn Hùng rồi Nguyễn Trường Giang. Năm 1996, Cường bị bắt trong một vụ trộm tài sản và bị các cơ quan tố tụng tỉnh Sóc Trăng xét xử dưới lý lịch bị can Nguyễn Hùng. Tháng 10.1999, sau khi chấp hành án xong, Cường với tên mới là Hùng đã chung sống với một phụ nữ ở phường 3, TP.Sóc Trăng. Năm 2002, chị này sinh cho Cường một đứa con. Từ khi có con, tên cướp khét tiếng ngày nào tuyên bố "rửa tay gác kiếm", hành nghề sửa máy ghe.
Ở quê, mẹ của Cường đêm đêm cầu khấn cho đứa con trai ngỗ nghịch nhưng là đứa bà thương nhất sớm mãn hạn tù trở về với gia đình. Tuy nhiên, tháng 9.1997, gia đình Cường và địa phương nhận được thông báo của Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc truy tìm tung tích nạn nhân của một vụ án giết người. Điều trùng hợp là nạn nhân cũng có tên thường gọi là Cường, quê quán tại Bình Thuận, có những đặc điểm nhận dạng cũng giống với Cường. Do không có điều kiện đi nhận dạng, gia đình Cường cứ nghĩ nạn nhân là con, em nên phóng di ảnh, lập bàn thờ. Và gần 20 năm qua, cứ đến Tết Thanh minh, gia đình lại làm đám giỗ cho Cường...
Thế nhưng các trinh sát làm công tác truy nã không tin là Cường đã chết vì chưa có bằng chứng xác thực nào nên tiếp tục truy tìm. Đầu năm 2016, Phòng PC52 có thông tin Cường đang lẩn trốn tại Sóc Trăng nên lập chuyên án truy bắt. Sau nhiều tháng hóa thân quần nát TP.Sóc Trăng cả trên bờ lẫn dưới sông, các trinh sát ngoại tuyến phát hiện người thợ sửa máy ghe lành nghề, hiền khô và hay cười có nét giống Cường nên xác minh.
Khi các trinh sát bắt giữ, người thợ máy này đã thừa nhận chân tướng thật của mình.
Theo Danviet
Kế hoạch khoét tường trốn trại giam của tù nhân người Nga Người đàn ông quốc tịch Nga dùng muỗng, que nhựa từ chiếc quạt tay bị gãy, bàn chải đánh răng khoét thủng tường buồng giam với ý định vượt ngục nhưng chạy được 20 m thì bị phát hiện. Troian Aleka (33 tuổi) với hai đồng phạm Kotets Viacheslav và Bondarenko Yury (cùng quốc tịch Nga) bị Công an Khánh Hòa bắt hồi...