Kể từ sau ngày 15/11/2018, các cảnh hút thuốc trên phim Việt Nam trông sẽ như thế này này
Từ ngày 15/11, cấm sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong điện ảnh và sân khấu với một số trường hợp. Khán giả có lẽ nên quen dần với Thông tư mới này để tránh bỡ ngỡ khi xem phim nhé.
Những ngày vừa qua, một trong những thông tin gây xôn xao mạng xã hội nhận được nhiều sự chú ý, nhất là từ những người yêu thích môn nghệ thuật thứ 7, đó chính là thông tin về thông tư 25 của Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch.
Cụ thể là từ ngày 15/11, thông tư 25 của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch bắt đầu có hiệu lực, qua đó cấm sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong điện ảnh và sân khấu với một số trường hợp. Nếu bạn muốn biết các trường hợp nào rơi vào luật cấm này thì có thể tham khảo thêm tại bài viết này.
Ngay khi thông tin được đưa ra đã khiến khán giả được dịp bàn tán sôi nổi. Biết rằng hút thuốc lá vô cùng có hại cho sức khoẻ và không nên được tuyên truyền, quảng bá dưới bất kì hình thức nào. Tuy nhiên, luật cấm này sẽ khiến các nhà làm phim Việt phải đau đầu khi xây dựng các nhân vật cá tính cho mà xem.
Để cho bạn dễ hình dung về các cảnh phim có diễn viên hút thuốc trong phim trông sẽ như thế nào kể từ sau ngày 15/11, dưới đây cư dân mạng đã có một vài ví dụ:
Nữ sinh Tuyết Anh (Jun Vũ) sẽ không thể tìm đến thuốc lá để giải toả stress nữa rồi, cô ấy tìm đến một thứ khác lành mạnh hơn – kẹo mút.
Thay vì phì phèo khói thuốc, chúng ta hãy cùng nhau ta thổi bong bóng phập phùng, phập phập phùng.
Một cá tính khác của các anh Đại, chị Đại giang hồ trên màn ảnh Việt kể từ sau ngày 15/11.
Video đang HOT
Những hình ảnh chân thực nhưng phản ảnh quá trần trụi về việc hút thuốc lá thật như thế này sẽ không còn có thể xuất hiện trên phim và các sân khấu tại Việt Nam nữa!
Theo Trí Thức Trẻ
Toàn cảnh khu đất vàng Thủ Thiêm, dự kiến xây quảng trường hơn 2.000 tỷ mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa kiến nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đặt tên Chủ tịch Hồ Chí Minh cho quảng trường trung tâm ở Khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2).
Theo Chủ tịch UBND TPHCM, từ sau ngày thống nhất đất nước đến nay, TPHCM chưa đầu tư xây dựng quảng trường phục vụ lợi ích xã hội mang tầm vóc lớn xứng tầm là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và giáo dục của cả nước để phục vụ nhân dân.
Hiện nay, TP.HCM đang triển khai đầu tư xây dựng Quảng trường trung tâm và Công viên bờ sông trong khu đô thị mới Thủ Thiêm với diện tích khoảng 27ha để có không gian công cộng nhằm tổ chức các sự kiện chính trị lớn, giao lưu văn hóa và tạo diện mạo mới của thành phố trong thế kỷ XXI.
Thiết kế quảng trường lớn tại trung tâm bán đảo Thủ Thiêm, đáp ứng cho 200.000 cư dân và một thành phố kinh doanh năng động. Quy hoạch bờ kè và công viên bờ sông Sài Gòn diện tích 9ha, công viên và quảng trường trung tâm, bãi đậu xe tổng diện tích 27 ha.
Theo ông Phong, quảng trường là công trình có không gian công cộng lớn tại TP.HCM, khi hoàn thành sẽ là biểu tượng trường tồn, đồng hành với sự phát triển của thành phố. Công trình với tên gọi "Quảng trường Hồ Chí Minh" sẽ mang ý nghĩa, tình cảm của Đảng bộ, nhân dân thành phố và nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu. Qua đó, sẽ giáo dục cho thế hệ trẻ về lịch sử đấu tranh, bảo vệ và xây dựng đất nước.
Quảng trường Hồ Chí Minh sẽ bao gồm các hạng mục: quảng trường, cột cờ Tổ quốc, nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà sàn và ao cá Bác Hồ, công viên lưu niệm 63 tỉnh, thành phố. Riêng tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được đặt tại công viên trước UBND TP.HCM (phố đi bộ Nguyễn Huệ) nên sẽ không xây dựng tượng Bác tại quảng trường.
TP.HCM dự kiến xây dựng Quảng trường trung tâm tại khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TPHCM) mang tên Quảng trường Hồ Chí Minh.
Đây là không gian công cộng lớn nhất Việt Nam với chiều dài 700m, rộng từ 80 - 200m, sức chứa gần nửa triệu người và kinh phí đầu tư lên tới gần 2.000 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, ngày 29/10/2012 UBND TP.HCM đã có Quyết định số 5529/QĐ-UBND phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết 1/500 Quảng trường trung tâm và Công viên bờ sông tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm do Công ty Defrain Souquet Deso (Pháp) - đơn vị đoạt giải nhất cuộc thi thiết kế quốc tế năm 2008 làm tư vấn.
Cùng với quảng trường, công viên bờ sông là công trình công cộng trải dọc theo bờ sông Sài Gòn tại khu lõi trung tâm Thủ Thiêm với quy mô 9,05ha, dài 2km từ Trung tâm triển lãm quốc tế phía Bắc đến Khu Thể thao và Giải trí tại phía Nam.
Xung quanh khu đất đã được quy hoạch xây dựng quảng trường, nhiều công trình giao thông và dự án căn hộ quy mô lớn đang rầm rộ xây dựng.
Theo đó, đơn vị này đề nghị mật độ xây dựng khu vực này tối đa 5%. Tầng hầm khu vực này phải đảm bảo diện tích đậu xe công cộng với quy mô tối thiểu 2.500 chỗ đậu ô tô và các công trình dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật phụ trợ. Quảng trường trung tâm và công viên bờ sông trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm có tổng số vốn đầu tư ước tính gần 2.000 tỷ đồng.
Hệ thống giao thông kết nối đồng bộ Thủ Thiêm với nhiều khu vực khác là cơ sở để TP.HCM đẩy nhanh quy hoạch và xây dựng Quảng trường.
Hiện nay, quận 2 đã hoàn thành đưa vào khai thác 4 tuyến đường chính từ đầu năm 2017. Bên cạnh đó, dự án cầu Thủ Thiêm 2 đang tiếp tục được đẩy nhanh tiến độ xây dựng.
Trên cơ sở nội dung Quyết định phê duyệt nêu trên, Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm đang tích cực chuẩn bị triển khai lập Quy hoạch chi tiết 1/500 Quảng trường trung tâm và Công viên bờ sông tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm trình duyệt, tiến hành mời gọi đầu tư và thực hiện quy trình quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng, làm đòn bẩy thúc đẩy nhanh tiến độ phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Nguyên Minh
Theo Trí thức trẻ
Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ có quảng trường lớn nhất Việt Nam UBND TP vừa kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận đặt tên Quảng trường Trung tâm và Công viên bờ sông trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm là "Quảng trường Hồ Chí Minh". Với diện tích khoảng 27ha, Quảng trường Hồ Chí Minh bao gồm các hạng mục: quảng trường, cột cờ Tổ quốc, nhà trưng bày...